Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho học viên các trường Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 40 - 42)

1.2. Nội dung và phương pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong

1.2.1.2. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ

Thân ái, giúp đỡ nhau là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, là đạo lý của con người Việt Nam ta “Thương người như thể thương thân”. Ngày nay, đạo lý đó được Bác Hồ nâng lên tầm cao mới, đó là “tình đồng chí, đồng bào”, đoàn kết, gắn bó với nhau vì lợi ích chung của tập thể của xã hội.

Muốn làm tròn nhiệm vụ cách mạng, CBCS CAND phải thực sự thân ái, giúp đỡ nhau, đoàn kết hiệp đồng trong công tác, chiến đấu và xây dựng đơn vị vững mạnh.

Muốn đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau thì trước hết mỗi CBCS phải nhất trí cao với đường lối chính sách của Đảng, với nhiệm vụ, kế hoạch phấn đấu của đơn vị, hết sức tôn trọng và chấp hành tốt những quy định chung của tổ chức. Mọi người đều phải có ý thức trách nhiệm, ra sức làm tròn nhiệm vụ, chức trách của mình với ý thức tổ chức kỷ luật cao nhất. Phải xuất phát từ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn lực lượng và của đơn vị, của từng CBCS mà đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Bác đã căn dặn: “Nội bộ Công an từ cấp cao cho đến nhân viên phải đoàn kết nhất trí. Đoàn kết không phải là “chén chú chén anh” là anh A dấu lỗi cho anh B.

Trong nội bộ phải thực hành dân chủ, phải luôn luôn tự kiểm thảo để đi đến đoàn kết. Phê bình và tự phê bình phải từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Phê bình trên công tác cách mạng, phê bình để tiến bộ, không phải để xoi mói”[49, tr.270].

Đối với Công an nhân dân, do điều kiện đấu tranh gay go và phức tạp nên thân ái, giúp đỡ nhau phải biểu hiện ở ý thức hiệp đồng trong công tác và chiến đấu. Từng cấp công an, từng đơn vị cũng như toàn lực lượng bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm hiệp đồng chiến đấu cao, tạo mọi điều kiện cho nhau đấu tranh chống địch và bọn tội phạm khác đạt hiệu quả cao nhất, không được vì lợi ích cá nhân cục bộ mà làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung.

Muốn thân ái, giúp đỡ nhau thì cần hiểu biết về khả năng, trình độ, tính nết của nhau, thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu của đồng chí mình để giúp nhau phát huy chổ mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu kém, là CBCS ai cũng có chỗ mạnh, chỗ yếu nhất định. Bố trí công việc sao cho phù hợp với trình độ từng người để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu là trách nhiệm của người lãnh đạo. Song vì ý thức xây dựng đơn vị, vì sự nghiệp chung, anh em đồng chí có hiểu nhau mới thông cảm và giúp nhau một cách thiết thực hơn.

Cần trân trọng những thành tích và cố gắng của nhau, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, những thuận lợi cho bạn, lo cho khó khăn của đồng chí như của chính mình. Tránh xuê xoa, “đoàn kết” một chiều, hoặc chấp nhặt, nhỏ nhen, ganh tị, thành kiến, nói xấu đồng chí mình.

Tóm lại, để có một đơn vị thực sự trong sạch, vững mạnh thì vấn đề đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau, xây dựng tinh thần đồng đội chiến đấu phải là nghĩa vụ, là nguyện vọng, đồng thời là tình cảm thiêng liêng của mỗi chiến sĩ CA, lãnh đạo đơn vị phải là trung tâm đoàn kết, là trái tim của tập thể. Thực tế không thể có đơn vị vững mạnh nếu ở đó có những người lãnh đạo lại mất đoàn kết và không có tình thân ái, giúp đỡ và tôn trọng nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho học viên các trường Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)