Khái quát về các trường CAND

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho học viên các trường Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 56 - 58)

2.1. Đặc điểm, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức trong các

2.1.1.1. Khái quát về các trường CAND

Sự nghiệp đào tạo trong CAND được hình thành và phát triển đồng thời với sự ra đời và lớn mạnh của lực lượng Công an. Bộ trưởng Bộ Công an đã có quyết định số 484 ngày 27/5/2004 về qui mô, địa điểm các học viện, trường Công an và quyết định số 187 ngày 2/3/2005 xác định hệ thống các trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của toàn lực lượng CAND.

Đến nay, hệ thống đào tạo ngành Công an có 18 trường, trong đó có 3 học viện (Học viện ANND, Học viện CSND, Học viện Quốc tế); có 04 trường đại học (Đại học CSND, Đại học ANND, Đại học phòng cháy chữa cháy, Đại học Kỹ thuật Hậu cần); có 04 trường Cao đẳng (gồm trường Cao đẳng CSNDI, Cao đẳng CSNDII, Cao đẳng ANNDI, Cao đẳng ANNDII) và 04 trường Trung cấp (gồm trường Trung cấp CSND III, Trung cấp Cảnh sát giao thông, Trung cấp Cảnh sát trại giam; Trung cấp cảnh sát Vũ trang); có 03 trường Phổ thông dân tộc nội trú (gồm trường Văn hóa I, trường Văn hóa II và trường Văn hóa III); có 64 trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc Công an các tỉnh, thành trong cả nước.

Tổng qui mô đào tạo của các trường theo Quyết định 484 là 28.100 học viên, trong đó bậc đại học là 15.000; bậc cao đẳng là 1.220 (thực hiện từ năm 2013); bậc trung học là 9.900 và các loại hình khác là 3.200 học viên; tổng qui mô bồi dưỡng là 5.700 học viên. Hàng năm Bộ Công an có điều chỉnh chỉ tiêu

tuyển sinh theo hướng tăng lên tuỳ theo yêu cầu lực lượng của từng địa phương cũng như khả năng đào tạo của từng trường trong LL CAND.

Hệ thống các trường CAND cũng nằm trong hệ thống các trường đào tạo của Quốc gia, tuân thủ những qui chế, quy định về quản lý giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Tuy nhiên, do đặc thù của lực lượng Công an là lực lượng vũ trang nên các trường CAND có những đặc điểm khác với trường khác trong hệ thống các trường của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Đối với các trường CAND, việc xây dựng nề nếp kỷ luật, kỷ cương là một yêu cầu giáo dục bắt buộc đối với nhà trường. Các trường CAND phải là nơi mẫu mực thực hiện điều lệnh nội vụ của lực lượng CAND. Đó là cơ sở cho công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhà trường; là điều kiện quan trọng và là một trong những nội dung giáo dục nhằm hình thành, rèn luyện, phát triển nhân cách người CBCS CAND trong quá trình đào tạo.

Chính vì đặc điểm của các trường CAND khác với các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nên công tác giáo dục đào tạo HV ở các trường CAND có những đặc thù riêng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhiều văn bản pháp qui chỉ đạo việc học tập, rèn luyện, quản lý giáo dục học sinh - sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Bộ Công an đã vận dụng các văn bản của Nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời căn cứ vào đặc thù của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CAND đã ban hành các văn bản pháp qui áp dụng cho các trường CAND. Chính vì vậy, đặc điểm của công tác GDĐĐ HV ở các trường CAND có những đặc điểm riêng so với công tác giáo dục học sinh, sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp không thuộc lực lượng vũ trang.

Công tác giáo dục HV trong các trường CAND thực chất vừa là công tác quản lý CBCS CA vừa là công tác quản lý, giáo dục HV trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường; là một khâu quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện quá

trình hình thành nhân cách người cán bộ CAND theo mục tiêu đào tạo, đồng thời đưa các hoạt động của nhà trường vào nề nếp, chính qui theo điều lệnh nội vụ của lực lượng CAND. Động viên, giáo dục HV nâng cao ý thức tự giác, tự quản trong học tập và rèn luyện, tổ chức quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng trường CAND là trường của lực lượng vũ trang vừa là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, vừa là đơn vị vũ trang dự bị thường trực chiến đấu của Bộ Công an. Việc chấp hành nghiêm túc điều lệnh nội vụ và xây dựng nề nếp kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường được đặc biệt coi trọng và là nhiệm vụ bắt buộc của mọi người, tạo môi trường giáo dục lành mạnh giúp HV rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống chính qui theo điều lệnh nội vụ của CAND. Chính vì lẻ đó, nên đặc điểm của công tác quản lý giáo dục HV nói chung, GDĐĐ nói riêng trong các trường CAND đã mang những đặc điểm riêng biệt khác với các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp ngành ngoài. Nhận thức được sự khác nhau này mới thấy được ý nghĩa quan trọng của việc GDĐĐ HV trong các trường CAND.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho học viên các trường Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 56 - 58)