Vận dụng phương pháp của Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho học viên các trường Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 47)

1.2. Nội dung và phương pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong

1.2.2. Vận dụng phương pháp của Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức

cho học viên các trường CAND

Công tác giáo dục đạo đức cho HV các trường CAND trong thời gian qua, đã vận dụng nhiều phương pháp, cách thức GDĐĐ của Chủ tịch Hồ Chí Minh để biến tư tưởng của Người thành hành động cụ thể cho mỗi CBCS trong lực lượng CAND. Mỗi trường, mỗi đơn vị có cách thức vận dụng riêng phù hợp với đặc thù của trường nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HV. Nhưng trong đó tập trung vào một số phương pháp sau đây:

1.2.2.1. Vận dụng phương pháp nêu gương của Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi

trọng phương pháp “nêu gương”. Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (nghĩa là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói). Người quan niệm, GDĐĐ là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của GDĐĐ. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức.

Nêu gương đạo đức trước hết là một yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên và những người đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc nêu gương đạo đức của cán bộ, đảng viên có tác dụng giáo dục quần chúng rất cao. Người thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính”[48, tr.130]. Ngược lại, sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng, đặc biệt là sự thoái hóa, biến chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi đạo đức, lối sống, ý thức kỷ luật, pháp luật của quần chúng. Người chỉ rõ, người Việt Nam cũng như các dân tộc phương Đông khác vốn rất “giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[43, tr.284].

Để phát huy phương pháp nêu gương trong GDĐĐ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động và tạo ra cả một phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng trong toàn xã hội - phong trào “Người tốt, việc tốt”. Việc nêu gương “Người tốt, việc tốt” đã có tác dụng rất lớn trong GDĐĐ. Qua đó, mỗi người đều tự nhận thấy mình có thể noi theo gương tốt và làm việc tốt để trở thành người có ích cho xã hội. Ai cũng có thể nêu gương về đạo đức cho người khác học tập. Và, ai cũng cần học tập những gương “Người tốt, việc tốt”. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”[57, tr.672].

Trong các trường CAND việc GDĐĐ cho HV được thực hiện dưới nhiều hình thức, biện pháp khác nhau: giáo dục thông qua các môn học, các hoạt động xã hội, giáo dục truyền thống, hoạt động đoàn thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục cá biệt… Song giáo dục bằng nêu gương là phương pháp giáo dục rất đáng chú ý. Bởi lẽ thầy giáo, cô giáo nhất cử nhất động đều ảnh hưởng trực tiếp đến HV. Từ lời ăn tiếng nói, tác phong đi đứng, ăn mặc, thái độ cư xử với HV, với đồng nghiệp, với mọi đối tượng trong xã hội cho đến lối sống hàng ngày của người thầy đều tác động trực tiếp đến HV. Hồ Chí Minh từng nói: “Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu”[54, tr.269]. Vì vậy để nêu gương đạo đức cho người học đòi hỏi trước hết các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý nhà trường phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, phải gương mẫu trong lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để tăng tính thuyết phục trong tuyên truyền GDĐĐ cho HV. Đó chính là yếu tố có tính quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục, rèn luyện đạo đức cho HV.

Thực tiễn vận dụng phương pháp nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một số trường, một số thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các trường CAND thực hiện chưa tốt, chưa có hiệu quả. Một số trường chưa thực hiện nghiêm chỉnh chế độ, chính sách cho HV, giữa nói và làm chưa có sự thống nhất. Về phía giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, bên cạnh số đông họ biết trọng đạo lý, biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội cũng còn một bộ phận không nhỏ chỉ biết chạy theo lợi ích cá nhân, nặng về thị trường hóa giáo dục dẫn đến suy thoái về đạo đức, gây bất bình trong dư luận xã hội, làm tổn thương uy tín nhà giáo và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vai trò nêu gương trong GDĐĐ cho HV.

Muốn phát huy ưu thế của phương pháp giáo dục bằng nêu gương theo tư tưởng Hồ Chí Minh, các trường CAND trước hết phải củng cố, sàng lọc, bồi dưỡng đội ngũ thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục để xây dựng cho được

một đội ngũ “thầy ra thầy” và đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua “dạy tốt”, “học tốt” và cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo”.

1.2.2.2. Vận dụng phương pháp cảm hoá của Hồ Chí Minh

Cảm hóa chính là dùng cái hay, cái đẹp, cái lẽ phải để truyền thụ và làm biến đổi con người theo mục đích, lý tưởng đã định.

Ở Hồ Chí Minh, Người không những có sức cảm hoá, thu phục được những người cùng chí hướng, những tầng lớp, giai cấp cách mạng và những người có cảm tình với cách mạng mà còn cả những người không cùng chính kiến, quan điểm, thậm chí cả kẻ thù của mình. Sở dĩ như vậy là bởi vì, ở Người luôn toát lên sự thẳng thắn, trung thực, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng con người và luôn đối xử phân minh, luôn luôn giải quyết công việc ''có lý, có tình'', xuất phát từ đời sống hiện thực.

Hồ Chí Minh chỉ ra kinh nghiệm, muốn giáo dục người học thành công thì đầu tiên đối với người thầy, người quản lý giáo dục là phải có tâm, có yêu thương quý mến học sinh, có trách nhiệm đối với con người mình giáo dục, tạo được mối quan hệ thân ái, chân tình giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, giữa thầy và trò. Để có được mối quan hệ đó, các thầy cô phải yêu thương HV như những người ruột thịt của mình. Bên cạnh đó cần phát huy đầy đủ dân chủ XHCN, xây dựng mối quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò…

Phương pháp giáo dục bằng tình cảm ở Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở kỷ năng hiểu biết, nắm vững đặc điểm tâm lý của đối tượng giáo dục, đồng thời thể hiện phương châm dân chủ trong giáo dục. Đây là một phương pháp giáo dục hiệu quả, bởi phương pháp giáo dục bằng tình cảm phát huy được tính tự nguyện, tự giác, bàn bạc thuyết phục chứ không gò bó cho cả người dạy với người học.

Dưới góc độ của một thầy giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho chúng ta tâm gương sáng về hình ảnh của người thầy mẫu mực. Người không chỉ là một nhà lý luận sư phạm tài năng, mà còn là mẫu mực về thực hành phương pháp sư phạm thông qua cảm hóa bằng lòng trung thực và tình cảm trong sáng của mình. Nhờ tình yêu thương, Người đã cảm hóa được nhiêu nhân tài; làm cho họ tin và theo để quyết tâm một lòng, một dạ đi theo cách mạng, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

Nhận thức được tầm quan trọng phương pháp giáo dục bằng cảm hóa của Hồ Chí Minh, các trường CAND rất coi trọng và xem đây là phương pháp giáo dục đạo đức hiệu quả. Bởi vì, nếu GDĐĐ cho HV bằng các biện pháp tăng cường kỹ luật thì hiệu quả không cao, mà thông qua cảm hóa sẽ phát huy được tính tự nguyện, tự giác trong GDĐĐ HV. Đối với nhà giáo dục, không chỉ đơn thuần là truyền đạt tri thức cho người học, mà còn có trọng trách to lớn là xây dựng nhân cách cho họ. Vì vậy, người thầy phải biết thương yêu quý trọng học trò, tôn trọng nhân cách người học, lấy nhân cách của mình để cảm hóa người học.

Thực tiễn các trường CAND đã xây dựng được đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục vừa có tâm, vừa có tầm, biết yêu thương quý trọng HV; họ là những nhà giáo mẫu mực được mọi người kính trọng, được HV quí mến bởi nhân cách và tấm lòng bao dung, hết lòng vì HV thân yêu; kết hợp dạy “chữ” đi đôi với dạy “người”. Bên cạnh những thành công vẫn còn một số ít giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các trường CAND chưa thực sự là tấm gương sáng, mẫu mực về đạo đức, cũng như chưa cảm hoá người học bằng những tình cảm chân thực của mình trong giáo dục.

Đây là một phương pháp GDĐĐ rất hiệu quả mà các trường CAND cần quan tâm đúng mức. Trong các phương pháp giáo dục thì phương pháp giáo dục bằng tình yêu thương con người là nền tảng hỗ trợ sự thành công của các phương pháp khác. Các phương pháp giáo dục khác chỉ phát huy cao độ khả năng của mình khi kết hợp cùng phương pháp này.

1.2.2.3. Vận dụng phương pháp phê bình và tự phê bình của Hồ Chí Minh

Phương pháp này được Hồ Chí Minh xem là một trong những biện pháp cơ bản trong công tác GDĐĐ. Đặc biệt đối với tổ chức Đảng, đối với cán bộ đảng viên thì phê bình và tự phê bình vừa là phương pháp giáo dục vừa là nguyên tắc tồn tại và phát triển của Đảng. Phương pháp này không khó, nhưng dễ sa vào hình thức chủ nghĩa, hoặc dễ bị lợi dụng để thanh trừng nội bộ với các tính toán mưu đồ riêng thiếu tính đúng đắn và sự trong sáng. Mục đích của phương pháp là để học cái hay, tránh cái dỡ, chứ không phải nói xấu lẫn nhau. Khi làm tốt việc phê bình và tự phê bình sẽ phát huy được tính dân chủ và kỷ luật. Học thôi chưa đủ, phải có tinh thần phê bình và tự phê bình, tin tưởng, quan tâm, trách nhiệm nữa. Phương pháp này cũng nhằm xây dựng được khối đoàn kết trong lớp, trong trường, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Người thầy muốn làm tốt nhiệm vụ chăm lo dạy dỗ HV thành người công dân tốt, chiến sĩ tốt, cán bộ tốt thì phải phối hợp với nhau trong công tác, luôn thi đua và học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ nhiều hơn.

Tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén, là động lực bên trong giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, không ngừng vươn lên hoàn thiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu được Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn vận dụng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Vì vậy, lúc sinh thời, Người thường xuyên đặt ra yêu cầu bức thiết đối với Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội là phải rất coi trọng thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình. Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình phải từ trên xuống; các cấp ủy, cấp lãnh đạo, quản lý phải thường xuyên nêu gương tự phê bình và phê bình cho cấp dưới và quần chúng noi theo; phải trân trọng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của cấp dưới, kể cả những ý kiến trái ngược nhau, ý kiến của những người ngoài Đảng, của các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân.

Trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình, mỗi thành viên của tổ chức cần phải giữ đúng thái độ trung thực, mực thước, luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Muốn làm cho người ta bắt chước thì tự mình phải “chính” trước đã; phải khắc phục triệt để các căn bệnh hình thức, thành tích, địa phương chủ nghĩa, cục bộ, bè phái... Phải hết sức tránh những biểu hiện dễ mắc phải trong sinh hoạt là: khi tiến hành tự phê bình và phê bình thì “không nói trước mặt”, nhanh chóng “nhất trí theo chủ tọa”, nhưng lại luôn “hục hặc sau lưng”, dẫn đến nội bộ xảy ra tình trạng “bằng mặt không bằng lòng”, hiềm khích, nghi kỵ nhau, ngày càng trở nên mất đoàn kết.

Trong các trường CAND, GDĐĐ bằng phương pháp tự phê bình và phê bình là cách thức, biện pháp thường xuyên của mỗi trường, của mỗi lớp, mỗi tiểu đội; nó thực sự là phương pháp giáo dục có hiệu quả trong GDĐĐ cho HV. Thông qua tự phê bình và phê bình để mọi người biết rõ những ưu điểm, nhược điểm của nhau, và giúp nhau sửa chữa nhược điểm, phát huy ưu điểm; không ngừng xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong mỗi đơn vị từ tiểu đội, lớp học, đến toàn trường.

Tuy nhiên trên thực tế, một số ít trường CAND vận dụng phương pháp này chưa triệt để, chưa thường xuyên, liên tục. Trong tự phê bình và phê bình thường dung túng cho mình, quá nghiêm khắc với người khác. Không hiếm trường hợp lợi dụng phê bình, tự phê bình để làm mất uy tín, danh dự của nhau, mục đích của phê bình “không phải vì tiến bộ, không phải vì công việc”[47, tr.298], không hướng vào việc xây dựng khối đoàn kết mà vì trả thù cá nhân. Vì vậy, việc học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi CBCS CAND bất kỳ vị trí công tác nào cũng phải nêu cao tính chiến đấu tự phê bình và phê bình.

Tóm lại, trên đây là một số phương pháp cơ bản về GDĐĐ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó vừa là cách thức, vừa là biện pháp đã được vận dụng trong

GDĐĐ ở các trường CAND. Ngoài những phương pháp nêu trên còn có những phương pháp GDĐĐ khác được Hồ Chí Minh thực hiện giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tuy vậy, việc vận dụng sáng tạo các phương pháp GDĐĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường là điều vô cùng quan trọng và thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho HV.

Tiểu kết chƣơng 1

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình với tính cách là lực lượng xã hội đặc thù, ngoài việc rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn thì vấn đề giáo dục đạo đức và nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an có tầm quan trọng đặc biệt.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm, giáo dục Công an nhân dân, xây dựng LL CAND trong sạch, vững mạnh. Người luôn căn dặn người Công an cách mạng phải luôn luôn rèn luyện giữ gìn tư cách đạo đức cho đúng là CAND, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc. Điều đó được thể hiện trong nhiều bài nói, bài viết cùa Bác đối với CAND. Các thế hệ trong LL CAND đời sau tiếp nối đời trước luôn lấy lời dạy của Bác làm phương hướng, mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng, đặc biệt là HV trong các trường CAND.

Trong chương này, chúng tôi đã làm rõ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; đặc biệt đã đi sâu phân tích nội dung khoa học, giá trị thực tiễn và ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho học viên các trường Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)