2.3. Vấn đề đặt ra và khuyến nghị về công tác giáo dục đạo đức ở các
2.3.2.6. Đổi mới nội dung giảng dạy về đạo đức của người Công an cách
mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Học viên CAND thuộc lực lượng vũ trang, do tính đặc thù của nó nên yêu cầu GDĐĐ là rất cần thiết. Môn đạo đức học đóng vai trò “chủ công” trong việc GDĐĐ, nhưng những gì mà các trường CAND giành cho môn học này là chưa tương xứng. Bước vào giai đoạn cách mạng mới, CNH, HĐH đất nước, trước thực tiễn công tác, chiến đấu của ngành CA, đòi hỏi phải có đội ngũ CBCS CA đủ đức, đủ tài phục vụ cho Tổ quốc và nhân dân. Muốn vậy, cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đạo đức học trong nhà trường, cụ thể là:
- Về mặt nhận thức: trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của công tác GDĐĐ cho HV trong các trường CAND, coi đây là môn học bắt buộc, không được quan niệm môn học này là “môn phụ” hay “tự chọn”. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1226/GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra ngày 6/4/1995 quy định ở mục 5 là: “Nội dung giáo dục đạo đức trong tất cả các loại hình trường với tư cách môn bắt buộc”.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Đạo đức học. Đây là lực lượng trực tiếp tác động đến chất lượng học tập của HV, đòi hỏi phải có đội ngũ giảng viên vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực chuyên môn giỏi. Phải có đội ngũ giảng viên chuyên sâu, có trình độ sư phạm, được đào tào qua chuyên ngành Hồ Chí Minh học, có tâm huyết đảm nhiệm công tác giảng dạy môn Đạo đức học.
- Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy môn Đạo đức học.
Đưa môn Đạo đức học vào chương trình giảng dạy trong tất cả các cấp học, các loại hình đào tạo của ngành CA và giành một thời lượng từ 30-45 tiết trong chương trình. Đồng thời xác định môn Đạo đức học là môn bắt buộc trong chương trình đào tạo của LL CAND.
Về nội dung: Cần thiết phải biên soạn lại giáo trình Đạo đức học sử dụng riêng cho ngành CA. Cần bổ sung những nội dung thiết thực, gắn với thực tế học tập, rèn luyện và với tính chất đặc thù của ngành CA. Trong đó cần bổ sung nội dung tư cách đạo đức của người CA cách mạng theo sáu điều Bác Hồ dạy CAND. Bộ Công an cần sớm xây dựng tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ chiến sỹ CAND để đưa vào nội dung giảng dạy trong các trường CAND.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Đạo đức học.
Khi đã xác định được mục tiêu, nội dung chương trình thì phương pháp dạy học sẽ góp một phần quan trọng đến chất lượng của quá trình đào tạo. Phương pháp dạy học càng hiện đại bao nhiêu thì chất lượng của quá trình dạy và học càng hoàn thiện bấy nhiêu. Vì thế, việc tìm kiếm để áp dụng những phương pháp tốt, tối ưu, thay cho các phương pháp lạc hậu là điều cần thiết.
Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Đạo đức học trong các trường CAND hiện nay, cần kết hợp với việc đổi mới về mặt nhận thức, đổi mới nội dung, chương trình môn Đạo đức học. Là môn học mang tính đặc thù, người học lại thuộc nhóm lực lượng vũ trang. Vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy môn Đạo đức học, trước hết, đổi mới sự phân bố thời gian học của từng bài; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian thảo luận, xêmina. Giảng dạy môn Đạo đức học gắn với báo cáo thực tế, nêu những gương điển hình về công tác chiến đấu, lao động sản xuất, các tài năng cống hiến về khoa học, những gương điển hình trong LL CAND… Đây là phương pháp rất quan trọng, có sức cảm hóa và tác động rất cao đối với mỗi HV.
Ngoài việc giảng dạy trên lớp, giảng viên phải tìm chọn những địa danh có tính điển hình, tổ chức cho HV đi tham quan thực tế, thăm các khu di tích lịch sử, công trình văn hóa, hưởng ứng các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”,v,v… Thông qua đó mà giáo dục ý thức đạo đức, khơi dậy tinh thần nhân ái, tính nhân văn của HV.
Tóm lại, trong quá trình hình thành, phát triển đạo đức cho HV CAND hiện nay, phải coi trọng và phát huy tác dụng của GDĐĐ. Phải đổi mới hoạt động giáo dục theo phương hướng cơ bản: thực hiện quan điểm tổng hợp trên mọi phương diện của hoạt động giáo dục, tăng cường tính định hướng, tính chiến đấu, tính thực tiễn và tính khoa học trong thực hành giáo dục. Phương hướng đó phải được quán triệt sâu sắc trong nội dung, hình thức và phương pháp GDĐĐ cho HV CAND hiện nay.
Trên đây là những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách đạo đức của người Công an cách mạng trong công tác GDĐĐ cho HV các trường CAND giai đoạn hiện nay. Để có hiệu quả, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên với sự chung sức, đồng lòng và sự phối hợp của các cấp ủy Đảng, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, các phòng chức năng và ý thức tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của HV mới đem lại kết quả như mong muốn.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác GDĐĐ học viên các trường CAND cho thấy, những thành tựu mà nhà trường đã đạt được có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần đào tạo các thế hệ HV CAND có phẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng, có tư cách đạo đức cần, kiệm, liêm, chính; có lối sống trong sạch, lành mạnh; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong thời kỳ đổi mới, hội nhập.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một bộ phận HV không giữ vững phẩm chất chính trị, suy thoái về đạo đức lối sống, phai nhạt về lý tưởng, thiếu ý thức tự giác trong học tập rèn luyện, không ghép mình vào khuôn khổ kỷ luật; thiếu tu dưỡng trong môi trường của lực lượng Công an. Mặt khác việc GDĐĐ cho HV các trường CAND theo 6 điều Bác Hồ dạy vẫn còn
không ít những tồn tại, bất cập cả về cách chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; cả trong nhận thức của một bộ phận giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và HV. Những hình thức, biện pháp GDĐĐ tuy đã phát huy được hiệu quả nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định, đặc biệt là việc vận dụng những phương pháp giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong GDĐĐ HV.
Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng công tác GDĐĐ học viên trong các trường CAND; tìm ra nguyên nhân, để có giải pháp hữu hiệu GDĐĐ HV là vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược, lâu dài trong việc nâng cao đạo đức cho HV CAND.
Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá thực trạng GDĐĐ cho HV các trường CAND, chúng tôi đưa ra 6 khuyến nghị cơ bản, đồng thời cũng là những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho HV. Các giải pháp trên không tách rời nhau mà có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp nêu trên, đòi hỏi trong quá trình vận dụng cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, thường xuyên bổ sung, đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường nhằm nâng cao chất lượng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người Công an cách mạng trong GDĐĐ cho HV, góp phần hoàn thiện nhân cách của người chiến sỹ CAND.
KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh, là nhà văn hóa vĩ đại, lãnh tụ chính trị kiệt xuất của Đảng ta và của cách mạng Việt Nam, Người cha kính yêu của các lực lượng vũ trang. Người là biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh, tinh thần tận tụy, hiến dâng cả cuộc đời cho Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng và GDĐĐ có ý nghĩa đặc biệt đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
Đối với CAND, Người luôn chăm lo xây dựng LL CAND tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì nhân dân phục vụ, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trong đó, sáu điều Bác Hồ dạy CAND là những phẩm chất đạo đức, tư cách mà CBCS CAND cần phải có, cần phải phấn đấu, rèn luyện.
Từ khi thành lập đến nay, lực lượng CAND đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước và nhân dân giao phó. Cán bộ, chiến sĩ Công an là một lực lượng xã hội đặc thù, là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng và Nhà nước ta, thường xuyên cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và an ninh quốc gia; ngăn chặn và đẩy lùi mọi tội phạm nguy hiểm và các tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Cán bộ chiến sỹ CAND luôn giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong thực tiễn công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng, đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân anh hùng, nhiều điển hình tiên tiến trong LL CAND.
Bên cạnh đó, trong đội ngũ CBCS CA vẫn còn một bộ phận thoái hóa biến chất về tư cách đạo đức, vi phạm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ; thái độ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà nhân dân; thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm pháp luật còn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt có những vi phạm nghiêm trọng phải truy tố trước pháp luật. Do đó, việc không ngừng GDĐĐ cách mạng cho CBCS là yêu cầu cấp thiết trong CAND. Công tác giáo dục đạo đức cho CBCS là nhiệm vụ của toàn LL CAND, trong đó các trường CAND có vai trò hết sức quan trọng.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng GDĐĐ HV trong các trường CAND từ năm 2005 đến nay (2012), chúng ta thấy công tác giáo dục nói chung,
công tác GDĐĐ nói riêng trong các trường CAND đã đạt được những thành tựu đáng kể. Học viên CAND ngày càng được giáo dục một cách toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhiệm vụ chính trị của LL CAND. Bên cạnh đó, một bộ phận HV trong các trường CAND cũng đang có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống, thiếu tu dưỡng rèn luyện, vi phạm điều lệnh CAND, các Quy chế, quy định của ngành, nội quy của nhà trường. Tình hình đó đặt ra cho công tác giáo dục trong các trường CAND, yêu cầu cấp thiết là tăng cường GDĐĐ, đặc biệt là giáo dục đạo đức người CA cách mạng theo sáu điều Bác Hồ dạy để nâng cao đạo đức cho HV, tạo dựng được thế hệ những CBCS có đầy đủ tư cách, phẩm chất đạo đức cao đẹp của người chiến sĩ CAND “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, đáp ứng yêu cầu xây dựng LL CAND Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Qua nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong GDĐĐ cho HV các trường CAND. Luận văn đã nêu lên yêu cầu khách quan, sự cần thiết phải nâng cao GDĐĐ người CA cách mạng cho HV nhà trường; phân tích nguyên nhân của những thành công và hạn chế; đánh giá kết quả; đề xuất những khuyến nghị, đồng thời đó cũng là những giải pháp cơ bản, mang tính tổng hợp, khả thi, cần phải được triển khai một cách đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HV trong các trường CAND.
Gíao dục đạo đức là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong xây dựng lực lượng CAND, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo chặt chẽ từ Đảng ủy CA Trung ương đến lãnh đạo Bộ CA, các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Công an các địa phương và các trường CAND. Trong đó, các trường CAND giữa vai trò chủ đạo trong GDĐĐ HV. Cùng với sự nỗ lực và quyết tâm của Đảng bộ, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu, tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và HV, công tác GDĐĐ trong các trường CAND ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập của LL CAND giai đoạn hiện nay./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưở ng văn hóa Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tậ p và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban Tư tưở ng văn hóa Trung ương (2007), Một số lời dạy và mẩu
chuyê ̣n về tấm gương đạo đức của Chủ ti ̣ch Hồ Chí Minh , Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm , hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc , phục vụ nhân dân (Tài liệu tham khảo phục vụ cuộc vận động “Học tập và là m
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chủ đề năm 2009), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần , kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tuỵ, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc
sống riêng giản dị, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
5. Trần Thái Bình (2005), Hồ Chí Minh – Sự hình thành một nhân cách
lớn, Nxb. Trẻ.
6. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2003),
Công an nhân dân thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
7. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2007),
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công an nhân dân, Nxb. Công an nhân dân.
8. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2008),
Thanh niên Công an làm theo lời Bác, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
9. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2008),
60 năm Công an nhân dân làm theo lời Bác, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
10. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND: Giáo dục đại học
11. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND: Báo cáo tổng kết công tác giáo dục, đào tạo trong CAND các năm học từ: 2005 đến 2012
12. Bộ Công an – Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND: Báo cáo tổng kết công tác quản lý, giáo dục học viên các Học viên, trường CAND 2 năm( 2004- 2006; 2006-2008; 2008-2010; 2010-2012).
13. Bộ Công an (2005) Từ điển bách khoa CANDVN, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
14. Bộ Công an (2000) Các văn bản pháp quy về học tập, rèn luyện, quản
lý và giáo dục học viên các trường CAND, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
15. Đoàn Minh Duệ (1997), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Tình hình tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng các tỉnh phía Bắc miền Trung hiện nay”.
16. Thành Duy, (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Thành Duy - Lê Quý Đức (2007), Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
xây dựng nền văn hoá đạo đức ở nước ta hiện nay, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.
18. PGS.TS Nguyễn Bá Dương (2011), Học Thuyết Mác-Lênin Tư tưởng
Hồ Chí Minh những giá trị vĩnh hằng, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.