2.1. Đặc điểm, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức trong các
2.1.1.2. Đặc điểm học viên các trường CAND
Với mục tiêu đào tạo ra những thế hệ cán bộ, chiến sĩ CA có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tư cách tốt nhằm đáp ứng yêu cầu XDLL CAND chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong tình hình mới. Do đó, đối tượng HV tuyển vào trường CAND phải thông qua một quy trình tuyển lựa kỹ càng theo đúng quy định của Bộ Công an, có sự sàng lọc, qua vòng sơ tuyển tại Công an các địa phương trước khi tuyển sinh vào trường. Vì vậy, ngoài các đặc điểm chung, vốn có của một học sinh, sinh viên các trường nói chung, HV các trường CAND có một số đặc điểm mang tính đặc thù của ngành Công an.
- Đối tượng tuyển sinh: Đối tượng HV được tuyển sinh vào học tại trường CAND phần lớn là học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, thông qua kì thi tuyển sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Công an; bên cạnh đó, còn có một số đối tượng là những hạ sĩ quan, sĩ quan đang công tác tại Công an các tỉnh, thành phố được cử đi học; ngoài ra còn có một số đối tượng HV là con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cử đi học theo diện chính sách hệ cử tuyển, khi ra trường trở về công tác phục vụ tại địa phương.
- Về độ tuổi: Tuổi của HV dao động trong khoảng từ 18 - 20 đối với diện
học viên vừa mới tốt nghiệp trung học phổ thông; khoảng từ 20 - 25 đối với diện HV là hạ sĩ quan, sĩ quan và đối tượng HV là người đồng bào dân tộc thiểu số.
- Về giới tính: số lượng HV nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với số
lượng HV nữ (Tỷ lệ HV nam chiếm: 90-95%, nữ: 5-10%), đây là điểm mang tính đặc thù của HV các trường CAND.
- Về trình độ nhận thức của học viên: Đối với HV các trường CAND, do
được tuyển chọn khá kỹ ở các địa phương về học lực từ loại trung bình khá trở lên mới được dự thi, số lượng dự thi đông nên khi trúng tuyển vào học trong các trường CAND thường là những HV có trình độ nhận thức khá, đồng đều, am hiểu về mặt xã hội.
- Về ý thức tổ chức, kỷ luật, học tập và rèn luyện: Do HV các trường
CAND được tuyển chọn khá kỹ về lịch sử nhân thân và gia đình. Hơn nữa ngay từ khi mới đến trường, các trường đều tập trung tổ chức nhiều hoạt động nhằm duy trì và củng cố sự thống nhất, kỷ cương và ý thức sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong HV; tổ chức cho HV học tập quy chế quản lý, giáo dục học viên do Bộ Công an ban hành, triển khai nghiêm túc các hoạt động ngoại khóa, quản lý HV theo hoạt động của lực lượng vũ trang… Các trường đã thường xuyên tổ chức cho HV học tập và thực hiện các chỉ thị, quy định của Bộ CA như: Điều lệnh nội vụ CAND; Quy chế quản lý giáo dục HV các trường CAND; Quy định về phân
loại, xếp hạng HV và các quy định khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người HV nhằm giáo dục, rèn luyện cho HV có nếp sống kỷ cương, kỷ luật, trật tự ngăn nắp theo đúng điều lệnh nội vụ, thích ứng với hoạt động công tác, chiến đấu của LL CAND. Đồng thời trong quá trình học tập và rèn luyện, duy trì phong trào tự quản, phát huy vai trò làm chủ và tính tích cực của HV, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chính trị tư tưởng với thường xuyên kiểm tra uốn nắn, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm nề nếp kỷ cương, kỷ luật đối với HV. Vì vậy nhìn chung HV ở các trường CAND là có ý thức tổ chức kỷ luật cao, luôn ghép mình vào khuôn khổ kỷ luật, tích cực tham gia các phong trào do nhà trường tổ chức.
- Tình hình tư tưởng: học viên các trường CAND luôn xác định lập trường
tư tưởng vững vàng, yêu ngành, yêu nghề, có nhiều gương người tốt việc tốt trong học tập và rèn luyện là hạt nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua của các trường, có hàng ngàn HV được công nhận “Đoàn viên ưu tú”, được kết nạp vào Đảng…
Điểm khác biệt so với HV ở các trường ngoài lực lượng Công an là HV trường CAND có điều kiện sinh hoạt, học tập tập trung, sinh hoạt tập thể, học tập đi đôi với rèn luyện theo nội quy, quy chế và điều lệnh nội vụ CAND. Đây vừa là điều kiện thuận lợi để tạo cho HV môi trường sống, học tập, sinh hoạt lành mạnh; tạo cho họ ý thức tự lập, có tinh thần tập thể, tương thân tương ái, đoàn kết biết tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, môi trường học tập nghiêm khắc, tính kỷ luật cao, rèn luyện vất vả cũng sẽ là trở ngại đối với những ai quen sống tự do, vô kỷ luật sẽ cảm thấy có sự gò bó, do đó cũng sẽ dễ dàng nảy sinh những ý thức và hành vi tiêu cực.
Những đặc điểm tình hình trên có tác động rất lớn trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi HV. Đòi hỏi công tác quản lý, giáo dục phải biết nắm bắt tình hình HV, sự phát triển tư tưởng, tâm lý trong từng giai đoạn của quá trình đào tạo để có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao GDĐĐ cho HV tại các trường CAND đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường là tạo ra đội
ngũ CBCS CAND có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống trong sạch, lành mạnh; nắm vững pháp luật, tinh thông nghiệp vụ để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
2.1.2.Tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức trong các trường CAND
2.1.2.1. Tính đặc thù của lực lượng CAND
Theo từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, do nhà xuất bản CAND, xuất bản năm 2005 đã định nghĩa: “Công an nhân dân Việt Nam một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân Việt Nam có chức năng: tham mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự; quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong phạm vi cả nước; tiến hành các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây tổn hại đến an ninh, trật tự, nhằm bảo vệ chế độ XHCN và cuộc sống tự do, hạnh phúc, lao động hòa bình của nhân dân” [13, tr.268]. Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nêu rõ: Bộ Công an là cơ quan của Chính phủ, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà trực tiếp là Đảng ủy Công an Trung ương và sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và điều hành của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, CAND là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cán bộ, chiến sĩ CAND là những người hiện đang làm việc trong LL CAND được biên chế trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, chịu sự quản lý tập trung, thống nhất chuyên sâu theo điều lệnh CAND; kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo vùng và theo lãnh thổ.
Nghề nghiệp của người chiến sĩ CA mang tính đặc thù, tính đặc thù ấy được biểu hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, đặc thù do chức năng, nhiệm vụ công tác Công an. Từ khi lực
lượng CAND được thành lập (19/08/1945) đến nay, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều kịp thời ban hành, bổ sung và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của CAND.
Nghị định số 132/CP ngày 29/09/1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công an:
- Bộ Công an là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản lý công tác Công an theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động... của bọn phản cách mạng và tội phạm hình sự, giữ vững trật tự an ninh xã hội.
- Bộ Công an có nhiệm vụ: nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ công tác; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ công tác Công an đã được ban hành.
Trong hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, LL CAND đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho. Hiện nay, thực hiện sự nghiệp đổi mới theo đường lối của Đảng, với cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển nhanh hơn, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp khi các thế lực thù địch tăng cường thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", tìm mọi cách chống phá chế độ ta với những thủ đoạn vừa tinh vi, xảo quyệt, vừa trắng trợn độc ác.
Trong điều kiện hiện nay, Bộ Công an phải thực hiện đồng thời ba chức năng: Tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; quản lý nhà nước về an ninh chính trị và trật tự, an
toàn xã hội trên phạm vi cả nước; trực tiếp đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở ba chức năng đó để cụ thể hóa thành những nhiệm vụ công tác Công an trong tình hình mới.
Như vậy có thể khẳng định, CBCS CA là lực lượng xã hội đặc biệt thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân giao phó. Đó là nhiệm vụ vô cùng vẻ vang nhưng cũng hết sức nặng nề, khó khăn gian khổ đòi hỏi mỗi CBCS CA phải có quyết tâm rèn luyện, phấn đấu về năng lực, trình độ, nghiệp vụ công tác và đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Thứ hai, đặc thù do lĩnh vực công tác Công an. Lĩnh vực công tác Công
an trải ra trên phạm vi rất rộng lớn, bao trùm toàn xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Với chức năng là công cụ chuyên chính của Nhà nước, lực lượng CAND phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, muốn “bảo vệ” tốt thì phải “đấu tranh phòng, chống tội phạm” tốt và “đấu tranh phòng, chống tội phạm” tốt, chính là tiền đề khách quan, là điều kiện để thực hiện “bảo vệ” tốt.
Đấu tranh với các thế lực thù địch, đấu tranh với những kẻ chống phá chế độ ta, phá hoại an ninh trật tự, an toàn xã hội, điều đó đòi hỏi người công an phải thể hiện rõ ràng, dứt khoát lập trường, không được mơ hồ, mất cảnh giác. Vì các thế lực thù địch chống phá chúng ta từ nhiều phía, trên nhiều lĩnh vực, với nhiều thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt, từ âm mưu “diễn biến hòa bình” đến gây rối, bạo loạn chính trị, bạo động vũ trang hòng lật đổ chế độ ta. Chúng chống chế độ ta bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi: dùng bàn tay nhung lụa, dùng đôla, đầu
tư nước ngoài, dùng chiêu bài “nhân quyền, tôn giáo”, dùng công nghệ hiện đại, kiến thức quản lý mới để bắt ta phải phụ thuộc ý đồ của chúng. Ngoài ra, các thế lực thù địch còn dùng các phương tiện thông tin hiện đại để phổ biến, truyền bá những tư tưởng văn hóa đồi bại, phản động, độc hại làm “ô nhiễm” môi trường văn hóa, làm lung lạc tinh thần của nhân dân ta, kích động, gây chia rẽ các tôn giáo, dân tộc, chia rẽ Đảng với dân; vô hiệu hóa, “trung lập hóa” các lực lượng vũ trang, làm ta mất “vũ khí” chống lại chúng. Cán bộ, chiến sĩ CA là người trực tiếp đấu tranh với bọn tội phạm nên phải giữ vững lập trường tư tưởng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thì mới hoàn thành được nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.
Thứ ba, đặc thù do môi trường công tác, chiến đấu. Môi trường hoạt động,
công tác, chiến đấu của lực lượng CAND diễn ra trên những phạm vi rộng lớn liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mà trước hết là liên quan đến luật pháp, đến phòng, chống tội phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Nhiều lĩnh vực công tác của CAND rất nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ như: đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, truy bắt tội phạm có vũ khí nóng; đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; công tác liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS. v.v... Đây là cuộc đấu tranh một mất một còn với bọn tội phạm nguy hiểm, liều lĩnh, manh động, mất hết tính người, cố tình trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật.
Đất nước đổi mới, cải cách, mở cửa, nền KTTT phát triển đa dạng, khởi sắc, khuyến khích công dân làm giàu chân chính đúng pháp luật. Lợi dụng cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội còn thiếu kinh nghiệm, thậm chí là yếu kém; lợi dụng hệ thống luật pháp của chúng ta chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, còn nhiều kẽ hở... bọn tội phạm ra sức hoạt động nhằm thu lợi bất chính. Để che giấu hành vi phạm tội, chúng thường xuyên, liên tục tấn công, lôi kéo, tác động, khống chế, mua chuộc CBCS CA bằng những thủ đoạn nham hiểm, tinh vi như: “tình cảm”, “quan hệ”, chúng
dùng “viên đạn bọc đường”... hoặc liều lĩnh, trắng trợn như: đe dọa, bắt cóc, bôi nhọ, nói xấu... Nếu CBCS CA không tỉnh táo, không “liêm, chính, chí công vô tư” thì sẽ bị vô hiệu hóa, bán mình cho quỷ dữ lúc nào không biết.
Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm cần phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các yêu cầu, nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự trong từng giai đoạn; xác định đúng mục tiêu, đúng trọng điểm, đúng đối tượng để kiên quyết tấn công, tấn công liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi với bọn tội phạm. Việc xác định, phát hiện đâu là địch trong các đối tác đầu tư, thực hiện dự án, du lịch, thăm thân, đoàn ra, đoàn vào, viện trợ nhân đạo... không phải là điều dễ dàng, làm sao để vừa “tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi” lại vừa giữ được chủ quyền an ninh quốc gia, không để lộ, lọt bí mật nhà nước... đòi hỏi CBCS CA phải không ngừng nâng cao kiến thức khoa học, bản lĩnh chính trị, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện đại, trí thông minh, óc sáng tạo thì mới hoàn thành được nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ngoài môi trường phức tạp, đa dạng, nguy hiểm, đầy cám dỗ vật chất nói trên, nhiều khi CBCS CA còn phải công tác, chiến đấu trong môi trường “đơn tuyến”, mang tính độc lập cao, “đơn thương, độc mã” đối mặt với tội phạm. Trong trường hợp ấy nếu tự cho phép mình “chùn bước”, “bỏ qua”, “làm ngơ”,