Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho học viên các trường Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 83)

2.3. Vấn đề đặt ra và khuyến nghị về công tác giáo dục đạo đức ở các

2.3.1. Những vấn đề đặt ra

2.3.1.1. Mâu thuẫn giữa việc giáo dục đạo đức trong nhà trường với những tác động tiêu cực ngoài xã hội

Thứ nhất, Sự tác động của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế

trong bối cảnh toàn cầu hoá dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là giới trẻ có biểu hiện nhận thức lệch chuẩn về đạo đức.

Kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá tất yếu tác động đến những biến đổi về chuẩn mực, giá trị đạo đức. Các chuẩn mực đạo đức truyền thống đang dần thay đổi, các chuẩn mực đạo đức mới hình thành, tham gia điều chỉnh hành vi của con người. Trong lĩnh vực đạo đức xã hội đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa những cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh với lối sống thực dụng. Bên cạnh những quan niệm đúng đắn về chuẩn mực đạo đức như: mục đích sống, lẽ sống, lý tưởng sống..., đã xuất hiện lối sống trái với đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, thoái hoá, biến chất về đạo đức, đi ngược lại với những giá trị nhân văn của xã hội XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng. Những yếu tố lệch chuẩn về đạo đức này đã tác động tiêu cực đến nhận thức và hành vi đạo đức của học viên, làm giảm sút niềm

tin của họ vào kỉ cương phép nước. Đây thực sự là một lực cản đối với sự phát triển xã hội.

Hai là, môi trường xã hội có nhiều hiện tượng tiêu cực trái với những nội

dung giáo dục đạo đức trong nhà trường.

Dưới tác động của quy luật giá trị, hiệu quả kinh tế hoặc lợi nhuận là thước đo giá trị sự thành đạt của một chủ thể kinh tế. Thước đo này thâm nhập vào các lĩnh vực xã hội và tạo ra hiệu ứng có tính hai mặt; một mặt, kích thích con người hoạt động một cách có hiệu quả, năng động, sáng tạo, vươn lên tự khẳng định mình nhằm khẳng định giá trị nhân cách, làm cho hoạt động, lao động của con người có ý nghĩa thiết thực hơn; mặt khác, khi tuyệt đối hoá hiệu quả, tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân thì thước đo giá trị mang lại tính tiêu cực, là cơ sở của sự phát triển chủ nghĩa cá nhân, sự suy thoái đạo đức, đề cao giá trị tiền bạc, danh vị, xem nhẹ tình nghĩa gia đình, đồng chí, đồng đội…

Mặt khác, toàn cầu hóa diễn ra trong điều kiện thang giá trị và chuẩn giá trị ở các nước còn nhiều khác biệt, đặt ra những vấn đề cấp bách trong việc định hướng các giá trị đạo đức của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong khi đó, trước những tác động phức tạp của hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường, công tác quản lý xã hội và hệ thống pháp luật còn những kẽ hở, việc thực thi pháp luật còn hiện tượng chưa nghiêm minh dẫn đến không ít hiện tượng thiếu trách nhiệm, yếu năng lực, vun vén lợi ích cá nhân, tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ; thái độ cửa quyền, hách dịch,…

Trong LL CAND, một bộ phận không nhỏ cán bộ, chiến sĩ CAND vi phạm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; sách nhiễu, gây phiền hà nhân dân; thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm pháp luật còn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt có những vi phạm nghiêm trọng phải truy tố trước pháp luật. Những vi phạm về phẩm chất đạo đức nói trên, tuy không phải là phổ biến nhưng nó đã làm mất lòng tin đối với nhân dân, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng Công an. Vì

vậy, vấn đề đặt ra là cần phải giáo dục tư cách đạo đức của người chiến sĩ CAND theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoàn thiện nhân cách đội ngũ CBCS CAND trong giai đoạn cách mạng mới.

Học viên CA là những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, với ưu thế của tuổi trẻ, có tri thức, họ dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, có trình độ và năng lực sáng tạo, chịu khó học hỏi. Những quy tắc ứng xử của sinh viên cũng biến đổi theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp; những rào cản đạo đức nào không còn phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua. Tuy vậy, một bộ phận học viên chịu những tác động mới này đến mức lệch chuẩn, nghiêng qua khía cạnh tiêu cực, biểu hiện ở sự thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử. Những yếu tố môi trường xã hội tiêu cực này trái với những nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường và có ảnh hưởng không nhỏ tới GDĐĐ HV trong các trường CAND.

Ba là, môi trường giáo dục nhà trường còn có những hiện tượng tiêu cực

trái ngược với những nội dung giáo dục đạo đức.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, môi trường giáo dục của nhà trường cũng bị tác động mạnh mẽ bởi những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường. Các tệ nạn xã hội, quan niệm lệch lạc về lối sống đã len lỏi vào trong nhà trường làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức xã hội. Môi trường xã hội bên ngoài trên địa bàn các trường đóng quân cũng có những tác động tiêu cực nhất định tới việc giáo dục đạo đức của HV. Xung quanh các trường CA có nhiều quán ăn, quán nhâu, karaoke, nhiều hoạt động buôn bán...đã tạo điều kiện cho học sinh tụ tập ăn nhậu, gây gổ đánh nhau làm mất trật tự nơi công cộng và trong trường học. Một số trường, hiện tượng trộm cắp tài sản, tiền bạc, tư trang cá nhân trong HV vẫn diễn ra; nhiều trường hợp đánh bài ăn tiền, cá độ, cắm nợ quán với số lượng tiền lớn bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo đến buộc thôi học, thậm chí bị truy tố trước pháp luật.

2.3.1.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục đạo đức với những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức trong các trường CAND

Thứ nhất, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban Giám

hiệu, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các trường CAND chưa tương xứng với yêu cầu công tác giáo dục đức của ngành đặt ra. Mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn nặng về hình thức, chưa quan tâm đúng mức đến công tác GDĐĐ cho HV, điều này thể hiện ở việc chưa có kế hoạch chuyên đề về GDĐĐ, đặc biệt là GDĐĐ theo sáu điều Bác Hồ dạy CAND.

Thứ hai, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người Công an

cách mạng trong GDĐĐ cho HV ở các trường CAND còn có những yếu tố gây trở ngại như: công tác quản lý giáo dục HV trong các trường còn nặng về rèn luyện kỷ luật, chấp hành thời gian giờ giấc, điều lệnh một cách cứng nhắc, chưa đi sâu giáo dục tư cách người CA cách mạng, chưa làm cho HV có lối sống đẹp, có phẩm chất trong sáng của người CAND. Bên cạnh đó, nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người CA cách mạng trong GDĐĐ cho HV còn chung chung, chưa sát thực với từng đối tượng cụ thể, nên chưa thực sự thu hút được sự quan tâm, tham gia của HV.

Thứ ba, các hình thức trong GDĐĐ cho HV các trường CAND chưa

phong phú, hấp dẫn nên chưa thực sự tạo được sự lôi cuốn người học. Các hình thức tổ chức giáo dục tuy có đa dạng, nhưng nội dung còn quá nghèo nàn, rập khuôn, không đổi mới, phương pháp chưa phù hợp, vì vậy chưa uốn nắn kịp thời những hành vi sai lệch của HV. Điều này đã gây nên những hạn chế không nhỏ trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người CA cách mạng trong GDĐĐ cho HV.

Thứ tư, quy trình quản lý công tác GDĐĐ chưa rõ ràng, chưa xây dựng

được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa giáo viên chủ nhiệm, giảng viên khoa, bộ môn và các tổ chức khác trong nhà trường để thực hiện vận dụng tư tưởng Hồ

Chí Minh về tư cách người CA cách mạng trong GDĐĐ cho HV. Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường còn thiếu chủ động, chưa tập trung vào các mục tiêu GDĐĐ theo sáu điều Bác Hồ dạy. Bên cạnh đó, chưa có các biện pháp chủ động phát hiện sớm, phân công quản lý các HV cá biệt để có phương pháp giáo dục hiệu quả ngày từ khi những HV này còn ở mức độ vi phạm chưa có hệ thống hoặc ở mức độ nhẹ.

Thứ năm, kết cấu chương trình dành cho giáo dục đạo đức trong các

trường CAND chưa tương xứng với yêu cầu GDĐĐ của người CBCS CAND; đặc biệt các trường Cao đẳng, Trung cấp Công an không có môn Đạo đức học trong chương trình đào tạo.

Trong các trường CAND, việc triển khai giảng dạy môn Đạo đức học cho HV được tiến hành trong các Học viện, trường Đại học của ngành, còn các trường Cao đẳng, Trung cấp Công an thì không tổ chức giảng dạy môn học này. Các trường Cao đẳng, Trung cấp Công an GDĐĐ cho HV thông qua việc giảng dạy và học tập các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều bất cập trong việc đạo tạo ra những chiến sỹ CA vừa có đủ cả “đức” lẫn “tài”.

Trong các trường CAND, nhiều trường quan niệm môn Đạo đức học là “môn phụ”, là môn “tự chọn” nên không chú trọng đưa vào trong chương trình đào tạo, hoặc không quan tâm đúng mức đối với môn học này. Mặt khác đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học vừa thiếu, vừa yếu; chủ yếu là do các giảng viên triết học kiêm nhiệm. Do chưa có đội ngũ giảng viên chuyên sâu, được đào tạo cơ bản về chuyên ngành Đạo đức học hoặc Hồ Chí Minh học, nên chất lượng giảng dạy môn Đạo đức học còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu GDĐĐ cho HV trong các trường CAND.

Học viên CAND thuộc lực lượng vũ trang, do tính đặc thù của nó nên yêu cầu GDĐĐ là rất cần thiết. Môn Đạo đức học phải đóng vai trò “chủ công” trong việc GDĐĐ, nhưng những gì mà các trường CAND giành cho môn học này là chưa tương xứng.

2.3.2. Một số khuyến nghị về công tác giáo dục đạo đức cho học viên các trường CAND

Trên cơ sở đánh giá thực trạng về những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân GDĐĐ trong các trường CAND; từ những yêu cầu về đạo đức của người cán bộ, chiến sỹ CAND, chúng tôi có thể đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao công tác GDĐĐ trong các trường CAND trong thới gian tới.

2.3.2.1. Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học viên

Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên nói chung, cho HV trong các trường CAND nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp “trồng người” của Đảng Nhà nước ta trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn của cách mạng, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay. Công tác GDĐĐ cho HV đòi hỏi có sự tham gia của toàn bộ hệ thống từ Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu đến các đơn vị Khoa, Phòng, Bộ môn và các tổ chức đoàn thể quần chúng cùng tham gia thì mới có hiệu quả cao. Vì vậy đây cũng là một trong những biện pháp cơ bản, cần nhận thức đúng, vận dụng thường xuyên để nâng cao hiệu quả trong GDĐĐ cho HV.

- Các cấp ủy đảng, cán bộ, giảng viên cần phải nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HV trong nhà trường. Yêu cầu của việc nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho HV đòi hỏi cả một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp. Quá trình ấy phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi nơi, mọi lúc; cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, đơn vị, gia đình, nhà trường và xã hội.

- Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu các trường CAND thường xuyên quan tâm chỉ đạo, đặt nhiệm vụ GDĐĐ HV là công việc chung của tất cả các đơn vị, đoàn thể nhà trường. Trong đó, vai trò của Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu thể hiện trong việc xây dựng các Nghị quyết, Đề án, đặc biệt là Nghị quyết

chuyên đề về GDĐĐ lối sống trong đoàn viên, thanh niên; cần xác định rõ về nội dung, biện pháp GDĐĐ cho HV nhà trường để quá trình thực hiện được thuận lợi.

- Xác định đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng trung tâm, quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục đào tạo của trường, nên phải quan tâm bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và chăm lo đời sống của giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục muốn làm tốt nhiệm vụ của mình, trước hết phải tự mình tu dưỡng rèn luyện cả về chuyên môn lẫn đạo đức tác phong để làm gương cho HV noi theo. Như Bác Hồ đã từng dạy: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Ví như bảo học trò phải dậy sớm mà giáo viên thì trưa mới dậy. Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu...”[54; 270].

- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ là lực lượng nòng cốt trong GDĐĐ học viên. Cần phải kiện toàn các tổ chức này như giới thiệu những cán bộ, giảng viên, HV có năng lực, có tâm huyết bầu vào Ban chấp hành. Cán bộ Đoàn, Hội phải nâng cao phẩm chất, năng lực hoạt động của mình, phải xây dựng nội dung và hình thức sinh hoạt phong phú, đa dạng, thiết thực, tạo ra được nhiều phong trào cho HV. Đồng thời nhà trường hỗ trợ kinh phí, phương tiện cần thiết để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về phương thức giáo dục đối với Đoàn viên, hội viên trên cơ sở nguyên lý giáo dục khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành. Hình thức giáo dục HV cần phù hợp với tâm lý lứa tuổi ưa thích cái mới và sự sáng tạo; đề cao yếu tố tự giáo dục, tự rèn luyện của giới trẻ đi đôi với sự định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn của tổ chức, gắn kết giữa việc giáo dục lý tưởng cách mạng với bảo vệ, chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng.

- Phòng Quản lý học viên là đơn vị chức năng trực tiếp quản lý giáo dục HV và có ảnh hưởng lớn đến GDĐĐ học viên. Vì vậy nhà trường cần bố trí đủ giáo viên chủ nhiệm theo quy chế, nhưng phải đảm bảo là những người có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt. Gắn trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp với kết quả học tập và rèn luyện của HV, lấy đó để làm tiêu chuẩn cho bình xét thi đua hàng năm.

- Tập thể HV là lực lượng đông đảo và có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình GDĐĐ của HV. Để huy động được toàn thể HV tham gia vào công tác GDĐĐ, nhà trường cần tạo ra dư luận rộng rãi về những hành vi đạo đức tốt đẹp trong HV để mọi người noi theo, đồng thời lên án những hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức như thiếu trung thực, trộm cắp... để mỗi HV tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu giáo dục của người chiến sĩ CAND.

Thực tiễn GDĐĐ cho HV các trường CAND đòi hỏi phải chú trọng việc phối hợp đồng bộ giữa các Khoa, Bộ môn với các Phòng chức năng, các tổ chức đoàn thể để có thể lồng ghép các nội dung, hình thức, biện pháp GDĐĐ có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức cho học viên các trường Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 83)