Liên minh Nhật-Mỹ vẫn là trụ cột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược an ninh của nhật bản đối với khu vực đông bắc á dưới thời thủ tướng shinzo abe nhiệm kỳ II (Trang 52 - 54)

6 .Nội dung

2.1. Những nội dung cơ bản của chiến lƣợc an ninh của Nhật Bản đối vớ

2.1.1. Liên minh Nhật-Mỹ vẫn là trụ cột

Ưu tiên hàng đầu nhiệm kỳ II của Thủ tướng Shinzo Abe là tăng cường mối quan hệ đồng minh với Mỹ, bởi vì đây chính là đồng minh quân sự và là đối tác kinh tế hàng đầu của Nhật Bản.

Mỹ với chính sách xoay trục và tái cân bằng lực lượng ở Châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama nhằm mục tiêu duy trì lợi ích kinh tế, quyền lực chính trị, văn hóa và sức mạnh quân sự, đặc biệt là đối phó với việc tăng cường sức mạnh quân sự của các cường quốc trong khu vực, nhất là Trung Quốc, hỗ trợ cho các đồng minh thân cận duy trì sức mạnh quân sự và răn đe tiến công các nước, trong đó có Nhật Bản.

Mối quan hệ Nhật Bản - Mỹ trải qua nhiều thập niên và được xây dựng trên cơ sở đồng thuận về hệ tư tưởng chính trị và được duy trì trên cơ sở Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ ký năm 1951. Theo hiệp ước này, các lực lượng vũ trang Mỹ được phép sử dụng các cơ sở, lãnh thổ của Nhật Bản. Thay vào đó Mỹ có trách nhiệm phải phản ứng lại trước các cuộc tấn công vào Nhật và bảo vệ Nhật dưới tấm lá chắn hạt nhân của mình. Hơn một nửa số binh sỹ trên hiện đang đồn trú ở đảo Okinawa, miền nam Nhật Bản.

Giải thích cho sự tồn tại của Liên minh Nhật – Mỹ và cả hai nước đều coi trọng mối quan hệ này chính là sự đe dọa của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Khi sự đe dọa này không còn, đã không ít lần cả hai nước xem xét lại mối quan hệ an ninh song phương. Vấn đề được bàn luận nhiều và đã nhiều lần điều chỉnh nội dung hợp tác an ninh, trong đó đặc biệt là việc đưa ra Tuyên bố chung về “An ninh Nhật - Mỹ trong thế kỷ XXI” năm 1996 và Phương châm phòng thủ mới Nhật - Mỹ vào năm 1997. Một trong những lý do điều chỉnh chính sách an ninh là thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh lạnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ xung đột và sự hiện diện của Mỹ về quân sự ở Đông Bắc Á là cần thiết để duy trì an ninh và ổn định ở khu vực này. Sự ổn định của khu vực này và lợi ích của Nhật Bản sẽ không được bảo vệ nếu thiếu nhân tố Mỹ. Lợi ích trong việc đồng hành cùng Mỹ là điều không thể bác bỏ. Liên minh Nhật - Mỹ đã tạo điều kiện cho Nhật Bản cả về an ninh quốc gia cũng như thị trường kinh tế cho các sản phẩm của Nhật Bản. Sự thịnh vượng của Nhật Bản một phần là nhờ đi theo sự lãnh đạo của cường quốc kinh tế. Bởi vậy, các Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh Nhật - Mỹ và duy trì hiện trạng quan hệ thân cận với Mỹ nhằm phục vụ lợi ích của Nhật Bản.

Trong bối cảnh phải đối mặt với “mối đe dọa an ninh” đến từ Trung Quốc và sự bất ổn trên bán đảo Triều Tiên [1]cùng với sự chuyển hướng chiến lược sang châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ thì hợp tác với Mỹ vẫn là nền tảng của chiến lược an ninh của Nhật Bản tại Đông Bắc Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược an ninh của nhật bản đối với khu vực đông bắc á dưới thời thủ tướng shinzo abe nhiệm kỳ II (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)