Đối phó với sự trỗi dậy và những thách thức an ninh từ phía Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược an ninh của nhật bản đối với khu vực đông bắc á dưới thời thủ tướng shinzo abe nhiệm kỳ II (Trang 54 - 56)

6 .Nội dung

2.1. Những nội dung cơ bản của chiến lƣợc an ninh của Nhật Bản đối vớ

2.1.2. Đối phó với sự trỗi dậy và những thách thức an ninh từ phía Trung

Trung Quốc và Triều Tiên

Trung Quốc, Triều Tiên là 2 nước láng giềng, tiềm ẩn nhiều đe dọa đến an ninh chính trị của Nhật Bản. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Nhật Bản với Trung Quốc và vấn đề hạt nhân của Triều Tiên khiến Nhật Bản phải có chiến lược an ninh đối phó lại những thách thức này.

Thứ nhất, Trung Quốc đang công khai thực hiện tham vọng độc chiếm

Biển Đông, chặn ngay lối ra thế giới của Nhật Bản. Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như tất cả các vùng biển tranh chấp và các hoạt động cải tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông đã khiến chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe phải thay đổi tư duy an ninh.

Ngay từ nhiệm kỳ đầu, ông Shinzo Abe đã phác họa chính sách ngoại giao “tự do và thịnh vượng”, trong đó nhấn mạnh việc bảo vệ các giá trị tự do, dân chủ và pháp trị, đồng thời chủ động siết chặt quan hệ với các quốc gia trong khu vực để ngăn chặn ảnh hưởng của “những thế lực đe dọa hòa bình”. Ông Abe nhấn mạnh rằng, Nhật Bản hy vọng đóng vai trò hàng đầu trong tiến trình “kìm hãm” Bắc Kinh trong bối cảnh Tokyo cũng đang đối mặt với thách thức từ yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền trên đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông lân cận.

Với sự lo ngại trước sự hiện diện ngày càng nhiều của Trung Quốc tại biển Đông, Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh 3 nguyên tắc chủ đạo về an ninh trên Biển Đông là các quốc gia đưa yêu sách chủ quyền dựa trên luật quốc tế, không được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để đạt yêu sách và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Bên cạnh đó, chính quyền Abe cũng rất tích cực thúc đẩy các cuộc đối thoại an ninh 4 bên gồm có Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ - 4 đỉnh của “tứ giác kim cương an ninh - dân chủ”.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản – Trung Quốc.

tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, còn Tokyo gọi là Senkaku.

Thập kỷ của những năm 1990 đã chứng kiến sự hồi sinh của tranh chấp quần đảo Senkaku /Điếu Ngư. Năm 1992, Trung Quốc khẳng định tuyên bố chủ quyền thông qua Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp, trong đó Điều 2 có nội dung là "quần đảo Điếu Ngư" thuộc đảo Đài Loan và là lãnh thổ của Trung Quốc. Căng thẳng tiếp tục leo thang vào năm 1996 và 1998 với sự ra đời 2 văn kiện về Luật biển và thềm lục địa của Nhật Bản và Nga, 2 văn kiện này đưa ra các yêu cầu của mỗi bên về chủ quyền lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản thực sự bùng phát khi chính phủ Nhật Bản quyết định mua 3 hòn đảo thuộc đảo Senkaku /Điếu Ngư vào tháng 4 năm 2012 [36]. Trung Quốc coi hành động mua bán này của Nhật Bản nhằm mục đích sát nhập quần đảo vào lãnh thổ Nhật Bản. Trung Quốc ngay lập tức cũng tuyên bố chủ quyền đảo Senkaku /Điếu Ngư và chính thức công bố các tọa độ địa lý của quần đảo để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền và gửi tài liệu này lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tuyên bố cứng rắn, Bắc Kinh sẽ "không lùi một tấc nào" trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với Nhật Bản. Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc lên cao với nhiều lời kêu gọi trả đũa như: trừng phạt kinh tế, giáng cấp ngoại giao, tẩy chay hàng hóa, không đi du lịch Nhật Bản, … Còn các hoạt động phản đối này đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Điển hình là việc tập đoàn điện tử Panasonic đã phải đình chỉ hoạt động của một số xưởng sản xuất do bị đập phá. Kể từ đó đến nay, quan hệ hai nước chưa từng hạ nhiệt và sức nóng lại gia tăng sau những tuyên bố và hành động của các bên liên quan đến vùng đảo này.

Kể từ khi ông Abe tái đắc cử thủ tướng, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Nhật Bản cương quyết giữ nguyên quan điểm và hiện trạng

thực tế quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lãnh thổ của Nhật Bản và do Nhật Bản quản lý nhưng khẳng định Nhật Bản không có ý định khiêu khích Trung Quốc.

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với nhóm đảo trên lâu nay vẫn luôn gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng ở khu vực Đông Bắc Á. Mặc dù trong những năm qua, các bên đã tiến hành các cuộc đối thoại nhằm xoa dịu căng thẳng. Tuy nhiên, vẫn chưa giải quyết tận gốc những nguyên nhân tranh chấp.

Thứ ba, kiên quyết bảo vệ đất nước trong quyền hạn và sẵn sàng giải

quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình. Thủ tướng Shinzo Abelên tiếng sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng đề giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trước đây và thể hiện quan điểm cứng rắn đối với chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này.

Trung Quốc và Triều Tiên là hai nước có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực, việc kiểm soát những bất đồng , thúc đẩy hợp tác đặc biệt trong kinh tế , có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự ổn định và phồn vinh của khu vực Đông Bắc Á nói chung và Nhật Bản nói riêng . Chính vì vậy, Nhật Bản cũng đang tích cực có những giải pháp để xoa dịu, giúp cho mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa ba quốc gia Nhật – Trung – Triều ấm dần lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược an ninh của nhật bản đối với khu vực đông bắc á dưới thời thủ tướng shinzo abe nhiệm kỳ II (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)