6 .Nội dung
3.1. Tác động của chiến lƣợc an ninh Nhật Bản dƣới thời Thủ tƣớng Shinzo
3.1.3. Chiến lượcan ninh của Nhật Bản góp phần cân bằng an ninh khu vực
Trước chiến lược trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực cùng với tình trạng bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, tình hình an ninh Đông Bắc Á trở nên đáng lo ngại. Để đảm bảo an ninh của mình, các nước và vùng lãnh thổ ở đây đã điều chỉnh chiến lược quốc phòng và hiện đại hóa quân sự nhằm gia tăng sức mạnh quốc gia, dẫn đến nguy cơ diễn ra một cuộc chạy đua vũ trang khu vực.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc về quân sự, đặc biệt là sự hiện diện ngày càng nhiều ở biển Đông, tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku và yêu sách đòi chủ quyền với đảoOkinawa của Nhật Bản đã thúc đẩy Nhật Bản càng phải có chiến lược đối phó và kiềm chế.
Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc bùng phát vào năm 2012 sau sự kiện Chính phủ Nhật Bản tuyên bố mua 3 trong số 5 hòn đảo thuộc nhóm đảo trên từ sở hữu tư nhân. Phía Trung Quốc phản ứng gay gắt cả trên phương diện chính trị và ngoại giao, coi đây là cuộc “khủng hoảng Điếu Ngư”. Kể từ đó đến nay, một loạt các diễn biến căng thẳng trong tranh chấp giữa hai nước liên tục diễn ra. Phía Trung Quốc bên cạnh việc đưa ra những lời đe dọa, cảnh báo Nhật Bản, nước này thường xuyên đưa tàu thuyền dân sự, quân sự ra uy hiếp ở khu vực tranh chấp. Đáp lại, Nhật Bản cũng tuyên bố sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự để bảo vệ Senkaku nếu quần đảo này bị Trung Quốc xâm phạm.
Với chiến lược an ninh dưới thời thủ tướng Shinzo Abe nhiệm kỳ II, Nhật Bản tích cực mối quan hệ an ninh – chính trị giữa Nhật Bản và các nước phần nào thu hẹp những bất đồng và mở ra những triển vọng mới trong quan hệ cũng như sự cân bằng về an ninh khu vực.
Nhật Bản vốn dĩ đã luôn có ảnh hưởng trong khu vực nhờ chính sách quyền lực mềm rất thành công, nhưng lần này, dưới sự trở lại của Thủ tướng
Shinzo Abe, Tokyo không chỉ có quyền lực mềm mà còn mang theo cả quyền lực cứng. Điều này có lẽ không phải quá bất ngờ, bởi sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến ở Trung Quốc đã khiến nước Nhật ý thức được sự uy hiếp nghiêm trọng đối với vị thế và lợi ích quốc gia của mình trong khu vực. Rõ ràng Nhật Bản đang trở lại với một vai trò hoàn toàn khác, chủ động hơn, tích cực hơn và đang góp tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề an ninh khu vực, so với một Nhật Bản chỉ là cường quốc kinh tế trong những thập kỉ trước đây. Và sự thay đổi của Nhật Bản đã chứng minh rõ một điều, an ninh, ổn định giờ đây không còn là vấn đề riêng lẻ giữa quốc gia này với quốc gia khác mà đã trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới.Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo nên vùng trũng về ổn định an ninh của khu vực Đông Bắc Á nói riêng và thế giới nói chung. Để kiềm chế Trung Quốc và tạo thế cân bằng cho khu vực, các nước trong khu vực cần thay đổi chiến lược an ninh. Nhật Bản, dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe đã có những định hướng đối ngoại và đặc biệt là chiến lược an ninh đối với khu vực Đông Bắc Á nhằm khẳng định vị thế cường quốc của Nhật Bản đồng thời tạo thế cân bằng an ninh của khu vực. Ngoài ra, chiến lược an ninh của Nhật Bản đối với khu vực Đông Bắc Á cũng góp phần giải quyết các bất đồng giữa Nhật Bản và các nước trong khu vực. Đây là động thái góp phần thu hẹp các bất đồng tại khu vực và mở ra triển vọng mới cho an ninh Đông Bắc Á.
3.2. Dự báo triển vọng của chiến lƣợc an ninh của Nhật Bản đối với khu vực Đông Bắc Á trong tƣơng lai