6 .Nội dung
3.3. Một số đề xuất trong hợp tác quốc phòng an ninh của Việt Nam vớ
3.3.2. Khuyến nghị các biện pháp đối với Việt Nam trong hợp tác an ninh quốc
ninh quốc phòng với Nhật Bản
Trong nhiệm kỳ II, Thủ tướng Shinzo Abe cũng có những điều chỉnh chính sách đối với Khu vực Đông Nam Á, việc Nhật Bản có những điều chỉnh bước ngoặt trong chính sách an ninh về cả khía cạnh đối nội và đối ngoại cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Nhật Bản và khu vực. Việt Nam là nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, lại có mối quan hệ sâu sắc với các quốc gia của khu Đông Bắc Á. Chính vì vậy mà sự thay đổi chính sách, thực hiện các chiến lược an ninh của Nhật Bản phần nào ảnh hưởng đến Việt Nam. Vì vậy, để có thể tận dụng được thời cơ và tránh những tác động tiêu cực từ chiến lược của Nhật Bản, Việt Nam cần có những thay đổi trong quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng với các quốc gia trong khu vực đặc biệt là Nhật Bản.
Thứ nhất, tăng cường hợp tác an ninh – quốc phòng với Nhật Bản, thúc
đẩy trao đổi đoàn, hợp tác chuyển giao trang thiết bị quốc phòng, công nghệ quốc phòng. Từng là quốc gia có nền khoa học và công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, nhưng do giới hạn của Hiến pháp hòa bình, nền công nghiệp
quốc phòng của Nhật Bản gần như đóng cửa với thế giới trong gần 70 năm qua. Những năm gần đây, xuất phát từ tình hình căng thẳng và các mối đe dọa an ninh ở khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản đã thông qua hàng loạt quyết sách lớn về quốc phòng, an ninh, như: chiến lược xây dựng cơ sở sản xuất kỹ thuật quốc phòng, tăng ngân sách quốc phòng để hiện đại hóa vũ khí, thành lập cơ quan chuyên trách về nghiên cứu, phát triển, sản xuất và trang bị vũ khí, xây dựng 3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, v.v. Thông qua những chính sách đó, Nhật Bản mong muốn “cởi trói” cho công nghiệp quốc phòng phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ và cạnh tranh với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. Tokyo cũng muốn thông qua con đường phát triển công nghiệp quốc phòng để hiện đại hóa và xuất khẩu vũ khí, nâng cao vị thế, tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới.Theo đó, chiến lược xây dựng hạ tầng cơ sở sản xuất kỹ thuật quốc phòng hướng tới tăng cường hỗ trợ cho sức mạnh quốc phòng và chủ nghĩa hòa bình tích cực (công bố tháng 6-2014), nhằm xây dựng tiềm lực toàn diện cho công nghiệp quốc phòng Nhật Bản trong những năm tới. Chiến lược gồm ba trọng tâm, đó là: tạo dựng cơ cấu bền vững trong công nghiệp lưỡng dụng; tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất quốc phòng và các sản phẩm quốc phòng Nhật Bản; nâng cao hiệu quả và chất lượng các sản phẩm quốc phòng. Nhật Bản cũng đổi mới quan điểm về sản xuất quốc phòng, khi cho rằng, việc duy trì các doanh nghiệp quốc phòng và sản xuất quốc phòng là nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế hiện nay. Việt Nam cần tích cực trao đổi đoàn để học tập kinh nghiệm cũng như công nghệ kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm quốc phòng đặc biệt là hạ tầng cơ sở sản xuất kỹ thuật quốc phòng. Đặc biệt, Việt Nam cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong việc chuyển giao trang thiết bị quốc phòng, công nghệ quốc phòng với Nhật Bản, vì Nhật Bản là quốc gia có trình độ khoa học công nghệ cao.
Thứ hai, Tăng cường hợp tác với Nhật Bản để nâng cao năng lực của lực
đào tạo nhân lực…). Việc can dự của Nhật Bản vào các vấn đề quốc phòng của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển đông tạo điều kiện củng cố quốc phòng và tạo thế đối trọng sự bành trướng của Trung Quốc. Việc này phần nào giải thích lý do tại sao việc củng cố các mối quan hệ quốc phòng song phương đã bắt đầu vào khoảng năm 2011 khi xu hướng Trung Quốc quyết đoán trên biển trở nên rõ ràng.
Trong năm 2012, Việt Nam đã ký với Nhật Bản thỏa thuận về hợp tác quốc phòng trên các lĩnh vực trao đổi đoàn, đào tạo nhân sự, công nghiệp quốc phòng, cứu hộ cứu nạn trên biển và an ninh hàng hải. Đối với Việt Nam, Nhật Bản cam kết cung cấp 6 tàu tuần tra biển với trị giá khoảng 4,5 triệu USD trong năm 2014.
Hợp tác quốc phòng trên biển song phương là kết quả tự nhiên của lợi ích an ninh được chia sẻ của hai nước. Sức mạnh hải quân ngày càng áp đảo của Trung Quốc và những động thái quyết đoán của nước này trong các tranh chấp trên biển với Việt Nam và Nhật Bản, như việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông và việc nước này xây dựng 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, đã đe dọa làm thay đổi hiện trạng khu vực, điều mà cả hai nước phản đối. Hợp tác chiến lược để đối phó với Bắc Kinh do đó đã trở thành cần thiết đối với cả hai bên. Đòi hỏi này được phản ánh rõ trong những cam kết của ông Abe trong chuyến thăm đến Việt Nam vào tháng 1/2017. Quan hệ song phương nhìn chung là không có rắc rối, dựa trên nền tảng kinh tế vững chắc, sự tin tưởng lẫn nhau mạnh mẽ, và các lợi ích chiến lược hội tụ cao, đặc biệt là về vấn đề Trung Quốc. Đối với Việt Nam, Nhật Bản quan trọng hơn nhiều so với bất cứ cường quốc nào khác bởi vì Tokyo không chỉ có khả năng kinh tế và quân sự, mà nước này còn sẵn sàng giúp củng cố Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác để duy trì cán cân sức mạnh khu vực.
Các yếu tố này biến Nhật Bản trở thành một đối tác an ninh đương nhiên của Việt Nam, và khiến các cam kết an ninh của Nhật Bản đáng tin hơn nhiều.
Mong muốn của Việt Nam ăn khớp chặt chẽ với những ý định của Nhật Bản dưới chính sách quốc phòng và an ninh của Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe, đó là tìm cách “bình thường hóa” tư thế quốc phòng của Nhật Bản và giảm sự dễ bị tổn thương của Nhật Bản do sự phụ thuộc về an ninh của nước này vào Mỹ.
Thứ ba, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực bảo đảm hòa bình,
an ninh, an toàn, tự do hàng hải.
Với các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, Việt Nam thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, kiềm chế và tránh mọi hành động làm tổn hại lòng tin, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tuy nhiên, do các tranh chấp trên Biển Đông rất phức tạp nên cần phải thông qua đàm phán cả song phương và đa phương để giải quyết. Đối với tranh chấp trên biển chỉ liên quan đến hai bên, cần thực hiện đàm phán song phương để giải quyết. Đối với tranh chấp liên quan đến nhiều bên thì các bên liên quan phải ngồi lại với nhau để cùng giải quyết. Đối với các vấn đề liên quan đến tự do hàng hải và quyền lợi của các bên cả ở trong và ngoài khu vực thì cần có sự tham gia rộng rãi của các quốc gia có liên quan.
Nhật Bản không phải là quốc gia liên quan trực tiếp nhưng Biển Đông có vai trò quan trọng trong tuyến hàng hải huyết mạch trên biển từ Trung Đông đến lãnh hải Nhật Bản. Do vậy, Nhật Bản liên tục thể hiện quan điểm kiên quyết, nhất quán về vấn đề Biển Đông và tạo ra những thách thức mới cho Trung Quốc. Đặc biệt, Nhật Bản còn hỗ trợ cho việc tăng cường khả năng khu vực Đông Nam Á vì nhiều lực lượng quân sự trong số các nước này hết sức hạn chế và không theo kịp những khả năng của Trung Quốc. Bởi vậy, rõ ràng là Nhật Bản có thể giúp cải thiện những khả năng biển của các nước này, với
ưu tiên cao nhất là xây dựng thúc đẩy năng lực hoạt động trên biển, trong đó tăng cường năng lực hải quân và bảo vệ bờ biển đang là ưu tiên cao nhất. Nhật Bản đã khởi xướng và năm 2015 đã bắt đầu thực hiện, một số chương trình xây dựng khả năng cho các quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Các hoạt động bao gồm chuyển giao các tàu tuần tra phi quân sự và đào tạo nhân viên thực thi pháp luật biển.
Việt Nam cần nắm bắt cơ hội để hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông. Hơn nữa, Việt Nam cũng là một trong số không nhiều nước ở châu Á lên tiếng ủng hộ “chủ nghĩa hòa bình tích cực” của Nhật bản được Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất cho thấy những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Nhật, thể hiện mong muốn can dự sâu hơn vào các vấn đề quốc tế của Nhật Bản.
Trong năm 2012, Việt Nam đã ký với Nhật Bản thỏa thuận về hợp tác quốc phòng trên các lĩnh vực trao đổi đoàn, đào tạo nhân sự, công nghiệp quốc phòng, cứu hộ cứu nạn trên biển và an ninh hàng hải. Đối với Việt Nam, Nhật Bản cam kết cung cấp 6 tàu tuần tra biển với trị giá khoảng 4,5 triệu USD trong năm 2014. Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Tokyo vào tháng 9/2015, hai bên đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải tại khu vực. Lực lượng quân đội hai nước đã bắt đầu tham gia các cuộc diễn tập hàng hải chung. Tháng 4/2016, hai tàu chiến và một tàu ngầm của lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản đã cập cảng Cam Ranh sau khi đã dừng chân tại Vịnh Subic, Philippin..
Hồi cuối tháng 12 năm 2016, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Kunio Umeda cũng đưa ra đề nghị với phía Việt Nam để cho phép Nhật Bản mở lãnh sự quán tại Đà Nẵng. Lãnh đạo Đà Nẵng cũng cho biết họ hoàn toàn ủng hộ việc lập lãnh sự quán Nhật tại thành phố ven biển này và sẽ xúc tiến triển khai trong thời gian tới.
Sự hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản đã tăng cường trong những năm gần đây do nỗ lực phối hợp của hai nước trong việc phản ứng những thách thức an ninh chung, đặc biệt là trong lĩnh vực biển. Mặc dù mối quan hệ hợp tác đầy hứa hẹn, hai bên vẫn đối mặt với những hạn chế nhất định. Trong khi Việt Nam mong muốn duy trì chính sách không liên kết và bước đi một cách thận trọng trên con đường ở giữa Trung Quốc và các cường quốc khác, Nhật Bản đối mặt với những hạn chế trong hiến pháp, điều khiến cho khó có thể hoàn toàn cam kết về các mối quan hệ quân sự có ý nghĩa với các nước ngoài, bao gồm cả Việt Nam.
Thứ tư, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ hơn với Nhật bản trên các lĩnh vực chống khủng bố, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh phi truyền thống. Hiện nay chống khủng bố và hợp tác an ninh phi truyền thống là nội dung quan trọng của hợp tác an ninh song phương và đa phương giữa các quốc gia. An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện và là mối quan tâm lớn của các quốc gia dân tộc trên thế giới, là một trong những chủ đề quan trọng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, được bàn luận trên nhiều diễn đàn quốc tế, cũng như trong nhiều nội dung của các quan hệ song phương và đa phương. Tình hình an ninh khu vực Châu Á với nhiều điểm nóng chính trị và hơn nữa, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng gây ra nhiều thách thức an ninh phi truyền thống đối với mỗi quốc gia, nhất là với Việt Nam - một nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ.
Việt Nam - Nhật Bản hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh phi truyền thống bằng việc chú trọng đào tạo, huấn luyện, diễn tập, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, hỗ trợ nhân đạo; đối phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp,… góp phần giảm thiểu tác động của các thách thức an ninh phi truyền thống từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Có thể nói an ninh của Việt Nam đã được đảm bảo hơn trong một môi trường an ninh thế giới và khu vực ổn định nhờ việc Nhật Bản điều chỉnh chính sách an ninh của mình với những đóng góp tích cực trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Nhờ đó, Việt Nam có điều kiện củng cố và phát triển kinh tế cũng như mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế và khu vực. Đặc biệt trong bối cảnh các vụ khủng bố gia tăng tại khu vực và trên thế giới sau sự kiện 11/9, Nhật Bản đã chủ trương thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực chống khủng bố, cả về mặt song phương lẫn đa phương trong khuôn khổ ASEAN như đề nghị diễn tập chung về chống không tặc và hải tặc tại khu vực Biển Đông.
Tiểu kết chƣơng 3
Có thể thấy, chiến lược an ninh của Nhật Bản đối với khu vực Đông Bắc Á dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe nhiệm kỳ II có tác động đối với tình hình an ninh khu vực và Việt Nam.
Với khu vực, chiến lược an ninh của Nhật Bản đã góp phần làm chuyển dịch cán cân quân sự về khu vực Đông Bắc Á. Nhật Bản không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự của mình qua việc tăng ngân sách quốc phòng, đầu tư sản xuất các thiết bị quân sự hiện đại. Các quốc gia Đông Bắc Á đang tăng cường sức mạnh quân sự ở mỗi nước, để đối trọng và kiềm chế lẫn nhau. Bằng chứng cho việc chuyển dịch cán cân quân sự về khu vực Đông Bắc Á là trong khi các quốc gia châu Âu cắt giảm ngân sách quốc phòng để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì chi tiêu quốc phòng của Châu Á lại liên tục gia tăng, trong đó có sự góp phần không nhỏ của Nhật Bản.
Chiến lược an ninh của Nhật Bản góp phần thu hẹp bất đồng tại khu vực Đông Bắc Á. Với chiến lược giải quyết khéo léo, vừa nhu vừa cương các vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Đông Bắc đã làm thu hẹp dần và làm hòa dịu các bất đồng lịch sử tại khu vực này.
Tuy nhiên, Nhật Bản còn nhiều thách thức và khó khăn đối với khu vực Đông Bắc Á đòi hỏi Thủ tướng Shinzo Abe tiếp tục hoạch định và triển khai các chiến lược mới để giải quyết tận gốc các vấn đề nóng tại khu vực này tạo môi trường an ninh hòa bình giữa các nước.Qua việc nghiên cứu, phân tích chiến lược an ninh của Nhật Bản đối với khu vực Đông Bắc Á, đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam trong hợp tác quốc phòng an ninh đối với Nhật Bản.
KẾT LUẬN
Những thay đổi đáng kể của tình hình giới và khu vực cũng như trong chính nội bộ đất nước đã thôi thúc Nhật Bản thấy cần phải điều chỉnh lại chính sách an ninh của mình cho phù hợp với tình hình mới. Xu hướng đối thoại trong quan hệ quốc tế dường như chiếm ưu thế so với xu hướng đối đầu trước đây. Chiến tranh Lạnh kết thúc cũng làm gia tăng tiến trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, vì thế hợp tác kinh tế đã trở thành dòng chủ lưu trong quan hệ quốc tế đương đại. Trong nước đứng trước những khó khăn về kinh tế suy