Giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ với Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược an ninh của nhật bản đối với khu vực đông bắc á dưới thời thủ tướng shinzo abe nhiệm kỳ II (Trang 56 - 58)

6 .Nội dung

2.1. Những nội dung cơ bản của chiến lƣợc an ninh của Nhật Bản đối vớ

2.1.3. Giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ với Nga

Các cuộc đàm phán để đạt được giải pháp dung hòa cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ mà Nga gọi là Nam Kuril, Nhật gọi là vùng lãnh thổ phía Bắc để góp phần xây dựng sự ổn định ở Châu Á - Thái Bình Dương gặp rất nhiều trở ngại.

Tranh chấp lãnh thổ là vấn đề gai góc nhất trong mối quan hệ song phương Nga – Nhật suốt hơn 7 thập kỷ qua. Hiện tại, cả Nga và Nhật Bản đều nhận thức rõ lợi ích mang lại cho cả hai bên thông qua hợp tác kinh tế tại vùng quần đảo tranh chấp, không những vậy còn coi đây là nền tảng tiến tới ký kết Hiệp ước hòa bình giữa hai nước.

Nhật Bản đã lựa chọn giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Nga bằng biện pháp hòa bình, Nhật Bản không còn coi giải quyết lãnh thổ là điều kiện tiên quyết cho hợp tác song phương như trước – bước đi được cho là vượt qua câu chuyện “con gà, quả trứng” vốn luôn cản trở những nỗ lực hợp tác của hai bên.

Nếu Hiệp ước hòa bình được ký kết, Nhật có lợi ích an ninh trực tiếp đối với nước Nga láng giềng, hữu nghị, ổn định và phát triển. Nước Nga với những nguồn tài nguyên thiên nhiên bất tận và một thị trường lớn sẽ tạo ra những cơ hội không thể bỏ qua cho kinh tế Nhật Bản. Dầu lửa, khí đốt thiên nhiên của vùng Viễn Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt khi tính đến sự cần thiết đa dạng hóa nguồn cung cấp nhiên liệu của Nhật. Ngoài ra, Nhật cũng rất cần sự ủng hộ của Nga đối với nỗ lực trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cải thiện quan hệ với Nga nằm trong điều chỉnh chính sách chung của Nhật theo hướng cân bằng quan hệ với các nước lớn thay vì dựa hẳn vào Mỹ như trước đây, qua đó tăng cường vai trò chính trị của mình trên thế giới.

Đối với Nga, Hiệp ước hòa bình được ký kết cũng phù hợp với lợi ích của mình. Mục tiêu của ngoại giao Nga là góp phần tạo dựng một trật tự thế giới đa cực, điều này bảo vệ vị trí nước lớn của Nga và hạn chế vai trò áp đảo của Mỹ, ngăn ngừa sự lũng đoạn các công việc quốc tế. Đối với cả Nhật và Nga, nhóm đảo này không có tầm quan trọng sống còn cả về mặt chiến lược lẫn lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, một giải pháp cho Hiệp ước hòa bình đứng trước những trở ngại nội bộ và bên ngoài không dễ vượt qua.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là cả Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Nga vẫn tỏ ra khá kiên quyết khi theo đuổi quan điểm “không đem lãnh thổ ra trao đổi”. Bởi vậy, điều có thể chờ đợi hiện nay là mỗi bên sẽ nhượng bộ ở mức độ như thế nào trong “khuôn khổ đặc biệt” mà hai bên hướng đến trong những cuộc đàm phán.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy ở khu vực, trong đó có những hành động cứng rắn hơn trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, việc tăng cường quan hệ với Nga có thể phần nào giúp Nhật Bản bớt lo âu về nguy cơ “đi đêm” giữa Nga và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược an ninh của nhật bản đối với khu vực đông bắc á dưới thời thủ tướng shinzo abe nhiệm kỳ II (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)