6 .Nội dung
1.3. Chính phủ của Thủ tƣớng Shinzo Abe nhiệm kỳ II và những định
1.3.2. Những định hướng đối ngoại chủ yếu
1.3.2.1. Những nội dung lớn trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Sau khi tái đắc cử, Thủ tướng Shinzo Abe cùng với chính phủ của mình đã đưa ra 3 trụ cột trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, đó là:
Tăng cường quan hệ liên minh Nhật - Mỹ
Việc tập trung vào quan hệ an ninh Nhật - Mỹ không phải là điều bất ngờ bởi đây là một thực tiễn truyền thống trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.Trong khi Chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á đang bị đe dọa thì chiến lược “Tăng cường quan hệ liên minh Nhật - Mỹ” của Thủ tướng Abe cho thấy Nhật Bản sẽ đảm nhận các vai trò hợp tác lớn hơn cùng với quân đội Mỹ để đảm bảo việc hiện thực hóa thành công chiến lược này. Sự thành công của chiến lược này là quan trọng với Đông Bắc Á, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy và Triều Tiên liên tục lặp lại các hành động gây hấn. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Shinzo Abe đã có chuyến thăm và làm việc với Mỹ, hai nhà lãnh đạo đã chia sẻ nhận thức chiến lược và mục đích về những vấn đề quan trọng và khẳng định, sự gắn bó chặt chẽ của quan hệ đồng minh Nhật Bản - Mỹ là rất cần cho hòa bình và an ninh thế giới. Do đó, từ nay về sau, hai nước nỗ lực tăng cường hơn nữa quan hệ đồng minh và thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Coi trọng quan hệ với các nước láng giềng
Nhật Bản cho rằng, nỗ lực để duy trì hòa bình và ổn định của khu vực không phải bằng sức mạnh mà bằng các chế định của pháp luật. Không phải chỉ triển khai ngoại giao trong khuôn khổ song phương mà sẽ là đa phương. Nhật Bản đang cùng với các nước liên quan như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga thúc đẩy Hội đồng bảo an LHQ sớm có nghị quyết mới đối với việc Triều Tiên phóng tên lửa và thử hạt nhân, đồng thời yêu cầu Bình Nhưỡng đình chỉ ngay việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa, kể cả hoạt động làm giàu uranium. Nhật Bản dốc toàn lực để giải quyết vấn đề người bị bắt cóc với phương châm chưa giải quyết vấn đề người bị bắt cóc thì chưa bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Ngoài ra, tại hội nghị Hội đồng nhân quyền LHQ trong tháng 3/2013, Nhật Bản hợp tác với các nước liên quan thiết lập cơ chế kiểm tra mới về tình hình nhân quyền ở Triều Tiên. Quan hệ
với Trung Quốc là một trong những quan hệ song phương quan trọng nhất do đó, Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ chiến lược cùng có lợi với Trung Quốc từ tầm nhìn đại cục. Theo quan điểm của Nhật Bản, xét từ quan điểm lịch sử và luật pháp quốc tế, nhóm đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản vì thế, không tồn tại vấn đề chủ quyền lãnh thổ cần giải quyết tại Senkaku. Nhật Bản bình tĩnh và kiên quyết bảo vệ lãnh thổ trên đất liền, trên biển và trên không của mình, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tự kiềm chế không làm tình hình leo thang. Trong quan hệ với Hàn Quốc, Nhật Bản coi Hàn Quốc là đối tác chiến lược. Xuất phát từ lợi ích chiến lược chung, Nhật Bản không để các vấn đề cá biệt làm tổn hại tới quan hệ hai nước. Nhật Bản sẽ tăng cường một bước quan hệ kinh tế trong mậu dịch và đầu tư giữa hai nước và thúc đẩy sự hợp tác giữa các xí nghiệp Nhật-Hàn tại nước thứ 3. Vấn đề tranh chấp Takeshima không thể giải quyết một sớm một chiều do đó, hai bên sẽ kiên trì giải quyết. Trong quan hệ với Nga, xuất phát từ tầm nhìn chiến lược, Nhật Bản phải xây dựng quan hệ giữa hai nước sao cho tương xứng với vị thế đối tác khu vực và nỗ lực triển khai sự hợp tác trong tất cả các lĩnh vực an ninh và kinh tế. Trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Curile, quan điểm giữa hai nước còn cách xa nhau nhưng phải kiên trì giải quyết vấn đề đưa 4 đảo trở về Nhật Bản và ký Hiệp ước hòa bình.
Tăng cường ngoại giao kinh tế
Trước hết, Nhật Bản sẽ mở rộng cơ hội xuất khẩu và tạo môi trường để các xí nghiệp Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời, để biến Nhật Bản thành cứ điểm sản xuất và nơi đầu tư hấp dẫn, Nhật Bản sẽ thúc đẩy liên kết kinh tế có tính chiến lược ở cấp độ cao với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Đông Á, châu Âu...
Về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), trên cơ sở những nội dung đề cập tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chính phủ Nhật Bản sẽ có quyết định về việc tham
gia TPP. Hơn nữa, Nhật Bản sẽ sử dụng các diễn đàn như WTO, APEC, G-8, G-20 và tham gia tích cực vào việc hoàn chỉnh và thực hiện những luật lệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế.
Ngoài ra, chiến lược an ninh của Nhật Bản cũng được điều chỉnh nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời tạo dựng lại vị thế cường quốc của Nhật Bản về cả kinh tế lần quân sự. Việc thay đổi chiến lược an ninh của Nhật Bản được thực hiện bằng việc sửa đổi Hiến pháp, ban hành sách Trắng Quốc phòng, sách Xanh ngoại giao....Dưới đây là cách tiếp cận chiến lược của Nhật Bản đối với an ninh quốc gia.
Bảng 1.2 Cách tiếp cận chiến lƣợc của Nhật Bản đối với an ninh quốc gia Nội dung chiến
lƣợc Triển khai chiến lƣợc
Tăng cường và mở rộng khả năng và
vai trò của Nhật Bản
- Tăng cường ngoại giao
- Xây dựng kiến trúc quốc phòng toàn diện
- Tăng cường nỗ lực bảo vệ tính toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản
- Đảm bảo an ninh hàng hải - Tăng cường bảo mật mạng
- Tăng cường các biện pháp chống khủng bố quốc tế - Nâng cao khả năng thông minh
- Thiết bị quốc phòng và hợp tác công nghệ
- Đảm bảo sử dụng ổn định không gian bên ngoài và thúc đẩy việc sử dụng nó cho mục đích bảo mật
- Tăng cường khả năng công nghệ Tăng cường Liên
minh Nhật-Mỹ
-Tăng cường hơn nữa sự hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Mỹ
- Đảm bảo sự hiện diện ổn định của các lực lượng Mỹ
Tăng cường ngoại giao và an ninh hợp
- Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước ROK, Australia, ASEAN và Ấn Độ
tác với các đối tác Nhật Bản. Hòa bình và ổn định trong quan hệ quốc tế
- Thiết lập “Mối quan hệ cùng có lợi dựa trên lợi ích chiến lược chung” với Trung Quốc
- Khuyến khích Bắc Triều Tiên thực hiện các hành động cụ thể để đạt được giải pháp toàn diện về các vấn đề nổi bậtquan tâm, chẳng hạn như các vụ bắt cóc, hạt nhân và tên lửa
- Hợp tác trước với Nga trong mọi lĩnh vực
- Chủ động sử dụng các khuôn khổ hợp tác đa phương và đa phương
- Hợp tác với các đối tác của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
- Hợp tác với các quốc gia ngoài khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Đóng góp chủ động cho quốc tế. Những nỗ lực cho hòa bình và ổn định của Cộng đồng quốc tế
-Tăng cường ngoại giao tại Liên hợp quốc - Tăng cường quy tắc của pháp luật
- Dẫn đầu các nỗ lực quốc tế về giải trừ vũ khí và không phổ biến
- Thúc đẩy hợp tác hòa bình quốc tế
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế chống khủng bố toàn cầu
Tăng cường hợp tác dựa trên Giá trị phổ quát để giải quyết
vấn đề toàn cầu
Chia sẻ các giá trị phổ quát; vấn đề phát triển địa chỉ và nhận ra "an ninh con người"; hợp tác với con ngườinỗ lực phát triển nguồn lực ở các nước đang phát triển; duy trì và tăng cường hệ thống thương mại tự do; trả lờicác vấn đề năng lượng và môi trường; tăng cường trao đổi người-với-người
Tăng cường nền tảng hỗ trợ quốc gia An ninh và Quảng bá trong nước và Hiểu biết toàn cầu
- Duy trì và tăng cường các cơ sở sản xuất và công nghệ quốc phòng
- Tăng cường truyền thông thông tin - Tăng cường cơ sở trí tuệ
1.3.2.2. Vị trí Đông Bắc Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Ngày nay Đông Bắc Á đã trở thành một trong những khu vực phát triển nhất của thế giới và được coi là đầu tầu tăng trưởng của Châu Á – Thái Bình Dương. Ba nền kinh tế lớn nhất Nhật bản, Trung Quốc, Hàn Quốc luôn có tầm ảnh hưởng và sức chi phối nhất định đến quá trình phát triển cũng như xu thế hợp tác ở Đông Bắc Á. Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, 1/2 tổng dự trữ ngoại hối của thế giới, 17,5% thương mại toàn cầu và 22% dân số thế giới. Từ khi tiến trình hợp tác ba bên được khởi xướng năm 1999, hợp tác giữa ba nước này bắt đầu tăng mạnh, trong đó kim ngạch thương mại ba bên đã tăng gấp 5 lần từ 130 tỷ USD trong năm 1999 lên gần 700 tỷ USD vào năm 2012.
Với quan điểm “sự ổn định và phát triển của Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn đối với sự ổn định và phát triển của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” và “thị trường khổng lồ của Trung Quốc là rất cần cho nền kinh tế dựa vào ngoại thương” của Nhật Bản và quan điểm “vốn và kĩ thuật của Nhật Bản rất cần đối với phát triển kinh tế” của Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ hai nước đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Trong vài thập niên gần đây với tốc độ phát triển kinh tế xấp xỉ trên dưới 10% liên tục kể từ sau khi mở cửa và thực hiện bốn hiện đại hóa năm 1978, đến năm 2010 Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục được duy trì thì việc Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành cường quốc số một thế giới sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa. Không chỉ là đối thủ cạnh tranh về mặt kinh tế, Trung Quốc còn được coi là mối đe dọa về an ninh ngày càng lớn đối với Nhật Bản. Có thể thấy, với việc liên tục tăng chi tiêu quốc phòng phục vụ hiện đại hóa quân đội, sau hai thập niên kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Trung Quốc đã sở hữu một lực lượng hải, lục, không quân hùng mạnh với trang thiết bị
hiện đại. Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản năm 2014 đã đề cập đến mối đe dọa từ Trung Quốc “Trung Quốc đã trở thành mối quan ngại về an ninh của các quốc gia trong khu vực, bao gồm Nhật Bản” [57]. Không chỉ e ngại về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Nhật Bản còn đặc biệt lo lắng trước một loạt các hành động của nước này. Trước hết là thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan khiến căng thẳng leo thang dẫn đến cuộc khủng hoảng hai bờ eo biển giữa thập niên 90. Thứ hai là việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, nơi có vị trí chiến lược quan trọng đối với các tuyến đường biển của Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á. Lập trường cứng rắn của Trung Quốc trong tranh chấp Trường Sa khiến Nhật Bản không thể không quan tâm đến cách thức mà nước này sẽ áp dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Thứ ba là các hoạt động tích cực của lực lượng hải quân Trung Quốc trong vùng nước xung quanh Nhật Bản. Rõ ràng, để đối phó với những hành động này của Trung Quốc, Nhật Bản không có cách nào khác là phải điều chỉnh chiến lược an ninh để gia tăng tiềm lực quốc phòng của mình.
Trong quan hệ với Hàn Quốc, Nhật Bản coi đây là mối quan hệ truyền thống, gắn kết chặt chẽ song cũng đã và đang trải qua không ít sóng gió, nhất là các vấn đề do lịch sử để lại và ăn sâu vào tiềm thức của người dân Hàn Quốc hay những tranh cãi về biên giới trên biển (Đảo Tokdo/Takeshima) giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặc dù giới chính trị hai nước đã rất cố gắng để giải quyết những vấn đề khúc mắc song đây là bài toán không dễ gì tìm lời giải đáp thỏa mãn được nhu cầu của cả hai bên. Nhưng vượt lên trên những trở ngại đó cả hai nước vẫn duy trì được mối quan hệ “đối tác tin cậy lẫn nhau”. Mối quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sẽ tiếp tục được mở rộng trong tương lai trong bối cảnh hai quốc gia đang bắt tay hợp tác nhằm đối phó với nhiều thách thức về mặt an ninh, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên. Điều này xuất phát từ nhu cầu của cả hai nước, cùng là đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông
Bắc Á. Hàn Quốc muốn phát triển kinh tế, giữ vững an ninh không cách nào khác phải hợp tác với các nước láng giềng xung quanh nhưng nước này sẽ chọn ưu tiên vào quốc gia nào Trung Quốc, Triều Tiên, hay Nhật Bản. Trung Quốc và Triêu Tiên thì ai cũng rõ sẽ không phải là lựa chọn của Hàn Quốc vậy chỉ còn Nhật Bản. Và thực tế đã chứng minh như vậy trong suốt mấy thập kỷ qua. Giữ vững và phát triển quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tạo được thế cân bằng an ninh ở Đông Bắc Á, góp phần vào việc đảm bảo hòa bình, ổn định tại khu vực có nhiều lợi ích và không ít tranh cãi ở Châu Á.
Vượt lên trên tất cả là mối quan hệ chiến lược giữa Nhật Bản và Mỹ. Quan hệ Mỹ - Nhật đã chứng minh độ bền vững cao trong hơn 7 thập kỷ qua. Khởi đầu là kẻ thù thời chiến và sau đó là việc Mỹ chiếm đóng Nhật Bản từ năm 1945 đến 1952, liên minh Mỹ - Nhật dần dần đã phát triển thành một nền tảng vững chắc bao gồm các đồng minh an ninh của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nguyên lý cốt lõi của liên minh này là “Mỹ bảo vệ an ninh lãnh thổ của Nhật Bản, đổi lại được sử dụng các cơ sở trên đất liền, vùng biển và không phận của Nhật Bản để duy trì hòa bình quốc tế ở vùng Viễn Đông” vẫn đóng vai trò quan trọng và cùng có lợi cho cả hai nước. Nhật Bản đã phục hồi, phát triển kinh tế dưới sự bảo trợ của an ninh Mỹ trong suốt mấy thập kỷ. Đối với Mỹ, các căn cứ của nước này tại Nhật Bản, bao gồm cả tàu hàng không mẫu hạm là không thể thiếu trong chiến lược triển khai tiên phong và khả năng gia tăng sức mạnh ở khu vực Thái Bình Dương. Nhờ đó, liên minh Mỹ - Nhật cho phép Mỹ trở thành cường quốc Thái Bình Dương.
Với tình hình an ninh chính trị nhiều biến động của khu vực Đông Bắc Á đã, Nhật Bản buộc phải có những điều chỉnh chiến lược an ninh mới để đảm bảo an ninh của mình.
Tiểu kết chƣơng 1
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, những thay đổi đáng kể của tình hình giới và khu vực cũng như trong chính nội bộ đất nước đã thôi thúc Nhật Bản thấy cần phải điều chỉnh lại chính sách an ninh của mình cho phù hợp với tình hình mới. Xu hướng đối thoại trong quan hệ quốc tế dường như chiếm ưu thế so với xu hướng đối đầu trước đây. Chiến tranh Lạnh kết thúc cũng làm gia tăng tiến trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, vì thế hợp tác kinh tế đã trở thành dòng chủ lưu trong quan hệ quốc tế đương đại. Trong nước đứng trước những