Vài nét về chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược an ninh của nhật bản đối với khu vực đông bắc á dưới thời thủ tướng shinzo abe nhiệm kỳ II (Trang 41 - 43)

6 .Nội dung

1.3. Chính phủ của Thủ tƣớng Shinzo Abe nhiệm kỳ II và những định

1.3.1. Vài nét về chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe

Ông Abe sinh ra trong một gia đình ba đời làm chính trị. Ông nội Nobusuke Kishi của ông từng là một thành viên nội các chính phủ Nhật trong Thế chiến II. Ông Kishi từng bị bắt với cáo buộc phạm tội chiến tranh nhưng không bị kết án. Sau đó, ông trở thành thủ tướng Nhật và vun vén mối quan hệ đồng minh với Mỹ [65].

Cha của ông Abe, Shintaro Abe, từng đảm nhiệm chức vụ ngoại trưởng Nhật Bản. Khi cha mất, ông Abe đang là thư ký nội các của chính phủ. Vào năm 1993, ông Abe thay thế vị trí của cha mình trong quốc hội và con đường chính trị của ông bắt đầu rộng mở.

Khi giữ chức phó thủ tướng dưới thời ông Junichiro Koizumi, ông Abe nổi tiếng là một chính trị gia có lập trường cứng rắn với Triều Tiên. Sau này, ông được chính cựu thủ tướng Koizumi chọn làm người kế nhiệm.

Vào năm 2006, ở tuổi 52, ông Shinzo Abe trở thành thủ tướng Nhật Bản trẻ nhất kể từ sau chiến tranh. Tuy nhiên, khi mới lên nắm quyền được một năm, ông Abe buộc phải rời chính trường do căn bệnh viêm loét đại tràng.

Vào năm 2012, ông Abe trở lại chính trường với tỷ lệ ủng hộ của cử tri lên tới 60% và trở thành Thủ tướng Nhật Bản có sức ảnh hưởng hơn cả các

bậc tiền bối. Tại phiên họp toàn thể quốc hội đặc biệt ngày 26/12/2012, Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) Shinzo Abe đã được bầu làm thủ tướng thứ 96 của Nhật Bản. Ông Abe là người thứ hai sau cố Thủ tướng Shigeru Yoshida với hai lần làm thủ tướng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.Thủ tướng Shinzo Abe và nội các mới của mình tập trung vào khôi phục kinh tế, tái thiết vùng Đông Bắc bị động đất, sóng thần tàn phá và chịu ảnh hưởng của sự cố hạt nhân Fukushima. Với mục tiêu này, ông Abe đã bổ nhiệm những chính trị gia giàu kinh nghiệm vào các vị trí quan trọng điều hành nền kinh tế và tài chính, như cựu Thủ tướng Taro Aso làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng phụ trách dịch vụ tài chính, hạ nghị sỹ Toshimitsu Motegi làm Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, hạ nghị sỹ Akira Amari làm Bộ trưởng phục hồi kinh tế, hạ nghị sỹ Takami Nemoto làm Bộ trưởng phụ trách tái thiết.

Trong chính sách đối ngoại, quốc phòng, ông Abe nhấn mạnh sẽ khôi phục và tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ và cải thiện quan hệ với các nước láng giềng. Ông đã bổ nhiệm hạ nghị sỹ Fumio Kishida, người đã 7 lần trúng cử hạ viện, nguyên là Chủ tịch Ủy ban quan hệ quốc hội của LDP, từng giữ chức Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề lãnh thổ phương Bắc và Okinawa trong chính phủ Abe trước đây, làm Bộ trưởng ngoại giao với hy vọng tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ và thúc đẩy đàm phán lãnh thổ với Nga.

Hạ nghị sỹ Itsunori Onodera, người từng là thư ký quốc hội về các vấn đề đối ngoại hơn 1 năm từ tháng 9/2004 dưới thời Thủ tướng Junichiro Koizumi và Thứ trưởng ngoại giao dưới thời chính phủ của các Thủ tướng Shinzo Abe và Yasuo Fukuda, làm Bộ trưởng quốc phòng. Việc bổ nhiệm những người có kinh nghiệm trong hoạt động liên quan đến quan hệ quốc hội và ngoại giao làm bộ trưởng quốc phòng cũng cho thấy sự thận trọng của ông Abe trong xử lý quan hệ với các nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản.

Ưu tiên cao nhất của ông Abe lúc đó là thực hiện những cam kết trong quá trình tranh cử được gọi với cái tên ngắn gọn là Abenomics. Abenomics cũng chính là chính sách kinh tế thành công nhất của ông Abe trong vòng 5 năm nhiệm kỳ lần thứ II. Kế hoạch này bao gồm 3 điểm chính là thúc đẩy chi tiêu công, nới lỏng tiền tệ và tăng trưởng kinh tế sâu rộng. Để thúc đẩy nền kinh tế, chính quyền Abe có kế hoạch nhanh chóng biên soạn ngân sách bổ sung cho tài khóa 2013 trị giá vài nghìn tỷ yên và nộp cho một phiên họp được thiết lập để triệu tập vào cuối tháng 1 năm 2013. Như đã cam kết trong chiến dịch bầu cử, chính quyền Abe đề ra các biện pháp nới lỏng tiền tệ táo bạo, bao gồm thiết lập mục tiêu lạm phát hàng năm và hình thành một thỏa thuận chính sách với Ngân hàng Nhật Bản.

Kết quả sau 5 năm thi hành chính sách Abenomics, tiền tệ của Nhật Bản đã mất giá khoảng 30% so với tháng 11/2012 và chỉ số Nikkei 225 đã tăng hơn 150%. Điều này đã tạo ra một số kích thích kinh tế nhất định và GDP của Nhật Bản đã tăng trưởng trong 7 quý liên tiếp, đợt tăng trưởng liên tục dài nhất trong vòng 16 năm qua

Abenomics đã rất thành công trên cả hai phương diện. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,7%, mức thấp nhất trong 23 năm qua và tỷ lệ nợ công so với GDP đã ổn định, sau khi tăng vọt ở mức nguy hiểm trong những thập kỷ gần đây. Giá cả đã tăng trong 5 năm trở lại đây, và chắc chắn tác động tích cực hơn giảm phát trước khi khởi động Abenomics, nhưng vẫn thấp hơn 2% so với mức mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, thủ tướng Shinzo còn theo đuổi ý định sửa đổi bản hiến pháp hiện hành để tăng cường sức mạnh quân sự, giảm lệ thuộc vào Mỹ và trở lại thành một nước bình thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược an ninh của nhật bản đối với khu vực đông bắc á dưới thời thủ tướng shinzo abe nhiệm kỳ II (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)