6 .Nội dung
3.1. Tác động của chiến lƣợc an ninh Nhật Bản dƣới thời Thủ tƣớng Shinzo
3.1.1. Chiến lượcan ninh của Nhật Bản làm chuyển dịch cán cân quân sự về
Cán cân quân sự trên thế giới đang ngày càng có chiều hướng chuyển dịch từ Châu Âu về Châu Á với việc các quốc gia Đông Bắc Á, nhất là Nhật Bản, không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Bằng chứng là trong khi các quốc gia châu Âu cắt giảm ngân sách quốc phòng để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì chi tiêu quốc phòng của Châu Á lại liên tục gia tăng, trong đó có sự góp phần không nhỏ của Nhật Bản.Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), năm 2012 lần đầu tiên chi tiêu quốc phòng của Châu Á đã vượt Châu Âu: “Việc Châu Á gia tăng chi phí quân sự nhanh chóng còn Châu Âu thì thắt chặt chi phí này đã dẫn đến kết quả là năm 2012 chi tiêu quốc phòng của Châu Á (287,4 tỷ USD) đã vượt tổng chi tiêu quốc phòng chính thức không chỉ của các nước thành viên NATO mà còn của tất cả các nước Châu Âu” [54].
Những phân tích thống kê của HIS Janes cho thấy các nước trên thế giới chi phí mạnh mẽ cho quốc phòng trong năm 2016 và tiếp tục có xu hướng gia tăng trong những năm tới. Năm 2016, chi tiêu cho vũ khí, trang thiết bị quân sự… trên toàn cầu tăng 1% lên 1,57 nghìn tỉ USD. Dự báo chi tiêu quân sự hàng năm của các nước châu Á – Thái Bình Dương sẽ chạm mốc 533 tỉ USD vào năm 2020. Đây là hệ quả của tăng trưởng kinh tế và căng thẳng gia tăng xung quanh vấn đề trên biển. Các dấu hiệu cho thấy các quốc gia tăng chi tiêu quân sự khi chuyển chiến lược từ bảo vệ lãnh thổ sang phô trương sức mạnh
quân sự. Mỹ giữ vị trí số 1 với chi phí quốc phòng năm 2016 là 622,03 tỷ USD chiếm 40% tổng chí phí quốc phòng toàn thế giới. Trung Quốc đứng vị trí thứ 2 và dự đoán sẽ tiếp tục chi tiêu mạnh trong những năm tới và là nhân tố khiến các quốc gia trong khu vực gia tăng chi phí quốc phòng [77].
Hình 3.1. 10 quốc gia chi tiêu quốc phòng nhiều nhất năm 2016
Đơn vị: tỷ USD
(Nguồn: https://news.ihsmarkit.com/press-release/2016s-15-trillion- global-defence-spend-kick-decade-growth-ihs-markit-says)
Báo cáo năm 2016 của SIPRI cho thấy Nhật Bản đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng các quốc gia có chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới, và đây là năm thứ 6 liên tiếp Nhật tiếp tục đẩy cao chi tiêu quốc phòng lên tới 5,19 nghìn tỷ yên (45,76 tỷ USD).
Không chỉ có vậy, Nhật Bản còn cùng các nước trong khu vực phát triển và mua sắm các loại vũ khí tiên tiến vốn trước đây là độc quyền của phương Tây và Nga như tàu khu trục, máy bay tiêm kích, máy bay chiến đấu đời mới và nhiều công nghệ quân sự tối tân khác. Trong khi đó, ở Châu Âu, với tổng chi tiêu quốc phòng liên tục giảm trung bình 2,5% mỗi năm kể từ 2010 [62]. Cụ thể, hạm đội máy bay chiến đấu đã thu nhỏ lại trong hơn 30 năm qua. Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ châu Âu không có một chương trình chống máy bay có người lái sau khi các loại hiện tại như Typhoon và Rafale
kết thúc sản xuất. Các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu cũng đang chịu áp lực từ sự giảm sút của các đơn đặt hàng trong nước và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty nước ngoài.
Khu vực Đông Bắc Á là nơi tập trung cao độ của các lực lượng răn đe chiến lược và cũng là nơi di sản của đối đầu trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 vẫn còn rõ rệt. Tất cả các quốc gia có mặt ở khu vực này, Mĩ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc đều có năng lực quốc phòng ở mức độ rất cao và hiện nay, tất cả các bên đều có năng lực về vũ khí hạt nhân. Nga, Trung Quốc và Triều Tiên có năng lực hạt nhân riêng. Nhật Bản và Hàn Quốc cùng với Mĩ chia sẻ “ô hạt nhân” dưới hình thức liên minh. Về mặt kĩ thuật, Nga và Nhật Bản chưa kí hiệp định hòa bình nào sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Vì vậy, việc Triều Tiên, vốn là nước có xung đột với Hàn Quốc, Mĩ và Nhật Bản và cũng được cho là đang tìm kiếm một vị thế độc lập hơn với Trung Quốc và Nga, sở hữu vũ khí răn đe chiến lược cho thấy sự cân bằng hơn của khu vực trong thế đối đầu. Sự chuyển dịch cân bằng này sẽ ảnh hưởng đến tính toán chiến lược của tất cả các bên liên quan.
Như vậy, rõ ràng có thể thấy cán cân quân sự thế giới đã và đang tiếp tục dịch chuyển về khu vực Đông Bắc Á với sự đóng góp không nhỏ của việc Nhật Bản nâng cao sức mạnh quân sự, thực hiện chiến lược an ninh của mình tại Đông Bắc Á.
3.1.2. Chiến lược an ninh của Nhật Bản góp phần đẩy căng thẳng khu vực Đông Bắc Á lên cao
Nhật Bản từ lâu đã có tranh chấp chủ quyền biển đảo với một số quốc gia trong khu vực, đó là các tranh chấp giữa Nhật với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, giữa Nhật với Hàn Quốc về quần đảo Takeshima/Dokdo và giữa Nhật với Nga về Lãnh thổ phương Bắc hay quần đảo Nam Kuril trên Thái Bình Dương. Các tranh chấp này suốt nhiều thập kỷ qua lúc căng thẳng, lúc lắng dịu, kéo dài âm ỉ trở thành những điểm nóng tiềm
tàng trong khu vực. Tuy nhiên, có thể thấy chiến lược an ninh của Nhật Bản với những động thái gia tăng sức mạnh quân sự và thể hiện thái độ cương quyết hơn, đã khiến các tranh chấp ngày càng trở nên nóng bỏng, thậm chí đứng bên bờ của các cuộc xung đột quân sự.
Ví dụ, Ngày 23/11/2013, Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông bao trùm lên quần đảo Senkaku và bao chiếm 2.300 km2 vùng biển của Hàn Quốc. Với hành động này, một lần nữa, Trung Quốc lại vi phạm hệ thống luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế, đi ngược lại những điểm mà Trung Quốc đã hứa hẹn, cam kết. Trong tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, việc Nhật Bản tỏ rõ thái độ khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo này đồng thời tăng cường các tàu tuần tra, tuần tiễu xung quanh vùng biển Senkaku đã khiến tranh chấp ngày một căng thẳng. Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản công bố ngày 2/8/2016 đã đề cập: “Trung Quốc đã gia tăng hoạt động gần quần đảo Senkaku, như cho máy bay quân sự bay gần các đảo”. Tính đến cuối tháng 6/2016, phi cơ không quân Nhật Bản xuất kích khoảng 200 lần trong vòng 3 tháng, cao hơn 86 lần so với cùng kỳ năm 2015. Theo ông Katsutoshi Kawano, người đứng đầu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF), "dường như các hoạt động của Trung Quốc đang leo thang cả trên không lẫn trên biển". Và nhận định đó không chỉ còn là “dường như” khi thực tiễn trong hai ngày 6-7/8/2016 đã có tổng cộng 13 tàu của Trung Quốc bao gồm cả tàu của các ngư dân Trung Quốc, xâm nhập vào khu vực được coi là lãnh hải của Nhật Bản. Căng thẳng về tranh chấp trên vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư luôn là nhân tố gây bất ổn và căng thẳng trong quan hệ Trung - Nhật mặc dù hai bên đã tiến hành các cuộc đối thoại để xoa dịu căng thẳng. Tuy nhiên, cả hai nước vẫn chưa giải quyết "tận gốc" những nguyên nhân tranh chấp. Trung Quốc vốn không hài lòng với những "nước cờ" của Nhật Bản trên Biển Đông khi Tokyo quan tâm và tích cực can dự vào các sự việc liên quan đến tranh chấp
trên vùng biển này. Điển hình như, Nhật Bản không ngừng đưa hệ thống liên minh Nhật - Mỹ đi vào chiều sâu thông qua việc tích cực phối hợp với quân đội Mỹ tăng cường bố trí quân sự ở khu vực biển Đông. Bên cạnh đó, Tokyo tiến hành sửa đổi Hiến pháp, tăng cường tính hợp pháp và năng động trong việc điều động lực lượng quân đội đến Biển Đông. Nước này cũng nhiều lần đề cập tới vấn đề Biển Đông ở các hội nghị quốc tế nhằm quốc tế hóa việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng trở nên căng thẳng không kém kể từ khi Nhật Bản kiên quyết khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Takeshima/Dokdo và tiến hành các cuộc tập trận quân sự tại vùng biển quanh nhóm đảo này. Sau đó, tình hình càng nghiêm trọng hơn trước một loạt các hành động của Nhật như xuất bản sách giáo khoa lịch sử tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo tranh chấp, tổ chức “ngày Takeshima”, cử các tàu thuyền hải quân vào khu vực tranh chấp… đã gây ra những đáp trả quyết liệt từ phía Hàn Quốc.
Cùng với đó, vấn đề chấp quần đảo Nam Kuril hay Lãnh thổ phương Bắc giữa Nhật Bản và Nga cũng liên tục dậy sóng với việc Nhật Bản đòi chủ quyền đối với quần đảo này và các hành động đáp trả lại Nga như triệu Đại sứ Nga để phản đối, dùng máy bay thị sát quần đảo tranh chấp, tổ chức kỷ niệm “Ngày Lãnh thổ phương Bắc”… Tuy nhiên, cả Nhật Bản và Nga đang tích cực tìm kiếm cơ hội cũng như lý do để hợp tác và tiến đến ký Hiệp ước hòa bình. Hai nhà lãnh đạo của hai nước đã gặp và trao đổi với nhau tiếp tục tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật và Nga.
Có thể thấy, việc triển khai các chiến lược an ninh của Nhật Bản tại khu vực Đông Bắc Á đã góp phần đẩy các căng thẳng lên cao, các mâu thuẫn trở nên sâu sắc hơn. Tuy nhiên, chiến lược an ninh của Nhật Bản cũng góp phần thu hẹp bất đồng và mở ra những cơ hội cho viêc giải quyết các mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực.
3.1.3. Chiến lược an ninh của Nhật Bản góp phần cân bằng an ninh khu vực Đông Bắc Á