Dự báo triển vọng của chiến lƣợc an ninh của Nhật Bản đối với khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược an ninh của nhật bản đối với khu vực đông bắc á dưới thời thủ tướng shinzo abe nhiệm kỳ II (Trang 91 - 95)

6 .Nội dung

3.2. Dự báo triển vọng của chiến lƣợc an ninh của Nhật Bản đối với khu

3.2.1. Triển vọng chính trị ở khu vực Đông Bắc Á

Tính đa dạng và phức tạp tại chính trường ở khu vực Đông Bắc Á bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn là do các mối quan hệ chính trị bên trong và bên ngoài khu vực cùng đồng thời chi phối. Đó là các mối quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc, Nhật Bản - Mỹ, quan hệ đa phương sáu bên, trong đó, Mỹ đóng vai trò chi phối đối với phát triển chính trị của khu vực,

tiếp đến là vai trò của Nhật Bản và Trung Quốc. Sự phát triển chính trị hàm chứa tính cấp thiết và tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các nước trước xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đang tăng nhanh hiện nay; đồng thời cũng tác động đến đời sống quan hệ quốc tế tại khu vực Đông Bắc Á nói riêng và châu Á- Thái Bình Dương nói chung.

Những nguy cơ hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa nước lớn, vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải tại các vùng biển Đông Bắc Á, kể cả những mâu thuẫn có từ quá khứ lịch sử và trở ngại về “lòng tự hào và sự tổn thương dân tộc” luôn là những vấn đề nổi cộm mà các bên phải quan tâm giải quyết hòng duy trì quan hệ ổn định để cùng phát triển. Sự hợp tác kinh tế sẽ hóa giải những vấn đề an ninh chính trị giữa các nước Đông Bắc Á. Chủ nghĩa khu vực Đông Bắc Á mới sẽ được coi là “liều thuốc thần diệu” giúp các quốc gia này tìm ra giải pháp để “các bên đều thắng”, để khu vực Đông Bắc Á trở thành đầu tàu phát triển của Đông Á.

Với Nhật Bản, có thể thấy, quốc gia này tiếp tục duy trì vị trí là nền kinh tế thứ ba trên thế giới, là nước cung cấp ODA lớn nhất thế giới, lớn mạnh về tiềm lực tài chính, với nền công nghệ phát triển hùng hậu. Đây là một trong những quốc gia phát triển nhất ở Đông Á, nước thực hiện thành công nguyên tắc chính trị “sống hòa thuận và biết kiến tạo”. Nhật Bản chứng tỏ là một quốc gia bình ổn hóa về chính trị. Trong hợp tác quốc tế, quan hệ Nhật Bản - Mỹ là quan hệ đồng minh bền chặt, gắn bó về các lợi ích kinh tế, an ninh - chính trị. Đây là mối quan hệ trụ cột của Nhật Bản nhằm mục tiêu dựa vào Mỹ, phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc gia, từng bước khôi phục vị thế chính trị quốc tế. Chính phủ Nhật Bản nhận thức rõ rằng, sự thịnh vượng về kinh tế cùng với chính sách can dự, đóng góp tài chính nhiều hơn cho các thể chế quốc tế sẽ giúp nước Nhật khai thông và mở rộng ảnh hưởng chính trị trên trường quốc tế.

Hiện nay, Nhật Bản đang trở thành một trong hai động cơ chủ lực của con tàu kinh tế Đông Bắc Á. Nước này nhận thấy cần phải củng cố vị trí của mình ở khu vực Đông Bắc Á, nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực, có tiếng nói đối trọng trong các diễn đàn và hội nghị của khu vực, tiếp tục thể hiện vai trò chi phối tại khu vực. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, Nhật Bản phải vượt qua ít nhất hai trở ngại chính: một là, lá phiếu phủ quyết của Trung Quốc - một nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; hai là, người đứng đầu chính phủ Nhật Bản phải từ bỏ các cuộc viếng thăm đền Yasukuni.

Trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy ở Nhật Bản thì việc từ bỏ các cuộc viếng thăm đền Yasukuni thực sự khó khăn, khi mà người Nhật coi những cuộc viếng thăm này như một công cụ chính trị nhằm tăng cường ảnh hưởng hay thể hiện uy thế của một đảng cầm quyền, từ đó củng cố vị trí chính trị của đảng này trên chính trường trong nước. Như vậy, có thể thấy rằng, con đường tiến tới một “siêu cường chính trị” của Nhật Bản ở Đông Bắc Á còn nhiều trở ngại nếu cuộc cải tổ Liên hợp quốc không diễn ra như người Nhật mong muốn.

3.2.2. Những thách thức đối với Nhật Bản

Nhiệm vụ của Nhật Bản là tiếp tục duy trì trật tự quốc tế tại Đông Bắc Á, vì vậy Nhật Bản phải giải quyết vấn đề này một cách chủ động.

Đầu tiên, giúp các nước trong khu vực đạt được sự ổn định trong nước.

Sự ổn định nội bộ là cơ sở để duy trì nền dân chủ. Những động thái liên tiếp có thể nói là diễn biến rất nhanh chóng trong thời gian qua liên quan đến vấn đề lịch sử và tranh chấp lãnh hải đang đẩy mối quan hệ giữa ba nước Trung - Nhật -Hàn ở khu vực Đông Bắc Á trở nên căng thẳng hơn và có nguy cơ rạn vỡ. Thậm chí cũng không loại trừ các cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay giữa Nhật Bản với Hàn Quốc và Trung Quốc có thể dẫn tới đụng độ giữa các bên.

Tuy nhiên, căng thẳng hiện nay được cho là tạm thời và sẽ sớm hạ nhiệt, bởi cả 3 nước thực tế đều rất “cần có nhau” khi đang cùng nỗ lực xây dựng

một “tam giác thương mại” mới và Washington dường như không muốn hai đồng minh chủ chốt của mình là Nhật Bản và Hàn Quốc “đấu đá” để rồi ảnh hưởng tới chiến lược trở lại châu Á của Mỹ.

Thứ hai, mạng lưới các liên minh mà Mỹ làm trung tâm tại khu vực cần

phải được tăng cường. Phần quan trọng nhất của mạng lưới này, không nghi ngờ gì nữa là liên minh Mỹ-Nhật. Liên minh này cần phải tiếp tục đóng vai trò chủ chốt với tư cách là quốc gia có sự hiện diện mạnh nhất và ổn định của lực lượng Mỹ tại Đông Á. “Định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật” được sửa đổi hồi tháng 4/2015, cùng với luật an ninh của Nhật Bản, được ban hành với nhiệm vụ là động cơ quan trọng nhất để tăng cường quan hệ liên minh này. Các sáng kiến mới này cung cấp những công cụ hữu ích giúp cho sự hoạt động của quân đội Mỹ tại Nhật Bản được thực thi một cách thuận lợi trong các vụ xung đột, đóng góp vào các hoạt động mang tính răn đe tại khu vực. Mặc dù liên minh Mỹ-Nhật phải đủ mạnh để buộc Trung Quốc phải tuân thủ các chuẩn mực đã được thiết lập, Trung Quốc không phải là địch thủ không đội trời chung. Các quan hệ liên minh trong mạng lưới mà Mỹ đóng vai trò trung tâm cũng cần phải được siết chặt thông qua việc tăng cường hợp tác giữa các đối tác trong liên minh với Mỹ, sự liên kết của các “vệ tinh”.

Thứ ba, Quan hệ đối tác giữa Nhật Bản với Hàn Quốc cũng cần phải siết

chặt vì đây là hai quốc gia ở Đông Bắc Á hỗ trợ cho việc duy trì sự hiện diện mạnh nhất của quân đội Mỹ tại khu vực Đông Á. Hai quốc gia này có lợi ích an ninh chung không chỉ trong việc đối phó với Triều Tiên mà còn đối với nhiều thách thức khác, trong đó có an ninh biển và an ninh mạng. Hai nước cần phải phối hợp để duy trì động lực đã đạt được năm ngoái về cải thiện quan hệ song phương.

Thứ tư, Nhật Bản tiếp tục tăng cường năng lực quân đội để hoàn thành

nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, sức mạnh quốc gia không chỉ đơn giản là quân đội hoặc kinh tế. Nhật Bản cần

phải trở nên hấp dẫn đối với thế giới. Đó cũng là một sự lan truyền mang tính văn hóa. Phát triển khoa học xã hội cũng là yếu tố tạo ra môi trường trí tuệ cho người dân Nhật Bản để họ có thể thảo luận cách thức đối phó với các thách thức an ninh một cách chủ động.

Cuối cùng, Nhật Bản cần phải thông tin một cách chủ động hơn đến thế

giới về cách thức mà họ có thể đóng góp cho an ninh quốc tế. Đối với mục tiêu này, xây dựng sự nhất trí của người dân Nhật Bản về việc an ninh quốc gia là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Trên cơ sở là nền tảng của nhiệm vụ này, cần xây dựng môi trường trí tuệ cho các cuộc thảo luận dựa trên những thông tin chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược an ninh của nhật bản đối với khu vực đông bắc á dưới thời thủ tướng shinzo abe nhiệm kỳ II (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)