Quan niệm về nghệ thuật của Thanh Thảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những cảm hứng chính trong thơ thanh thảo luận văn ths văn học 60 22 34 (Trang 26 - 32)

5 Cấu trúc luận văn

1.3 Quan niệm về nghệ thuật của Thanh Thảo

Với gia tài khá đồ sộ là những tập thơ, trường ca và tiểu luận phê bình của Thanh Thảo, có thể kết luận rằng: nghệ thuật là một chủ đề tư tưởng lớn trong

sáng tác của anh sau năm 1975. Là nhà thơ có ý thức sâu sắc về nghệ thuật, về sứ mạng của người nghệ sĩ và luôn khát khao mở đường, Thanh Thảo bày tỏ quan niệm nghệ thuật thơ rõ nét trên ba phương diện thẩm mỹ, bản chất và hình thức. Về mặt thẩm mỹ, Thanh Thảo tìm đến cái đẹp “thô sơ và hực sáng” trong vô vàn vẻ đẹp khác vốn có của cuộc sống này. “Thô sơ” trước hết là vẻ đẹp tiềm

ẩn trong những gì giản dị nhất, mộc mạc nhất và đời thường nhất. Có khi đó chỉ là “tiếng gà bất chợt” vang lên “bên bờ kinh hoang tàn” để khẳng định sự sống, là “ánh sáng bí ẩn” của “búp xà lách” xanh non như một sự khởi đầu, là “hoa nhài tinh khiết, thơm một cách của trẻ thơ để lại cho cuộc đời những dư vị nguyên

sơ, thuần phác và trong trẻo. Cái đẹp thô sơ là cái đẹp từ bản chất, không giả dối và chân thành. Phẩm chất thứ hai trong quan niệm thẩm mỹ của Thanh Thảo đó chính là sự “hực sáng” – vẻ đẹp của ánh sáng có sức nóng, bất ngờ, bùng nổ và quyết liệt. Có thể coi đó là khoảnh khắc huy hoàng nhưng có sức soi chiếu và lan tỏa khôn cùng. “Thô sơ và hực sáng” vừa tương phản vừa bao hàm, hòa hợp như vẻ đẹp của hoa cúc đã được tôn vinh trong thơ Thanh Thảo: “đầy dáng vẻ tầm thường đến tuyệt vời tinh tế/ kiêu hãnh vì đạm bạc”. Bên cạnh đó, cái đẹp trong thơ Thanh Thảo còn “lấp lánh chất người”, đó là một vẻ đẹp sáng và thẳng:

Trải qua rét buốt lửa hồng Gia tài còn lại tấm lòng ấy thôi Những người mọc thẳng giữa đời Như rừng dương chắn ngang trời cát”

(Những ngọn sóng mặt trời)

Những con người trong thơ Thanh Thảo đều ít nhiều có phẩm chất của một người nghĩa sĩ, đặc biệt những nhà thơ mà Thanh Thảo cảm phục đều là những nhà thơ rạng ngời vẻ đẹp nghĩa khí, vẻ đẹp của sự xả thân hy sinh vì tự do, vì cái

đẹp, như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, L.Aragon, F.G.Lorca… Và bản thân Thanh Thảo cũng là một nhà thơ nghĩa khí bởi khát vọng được cống hiến với cuộc đời và nghệ thuật của anh. Có thể thấy, cái đẹp thơ Thanh Thảo là những vẻ đẹp bình thường nhưng cao cả, lặng lẽ mà âm vang. Nó đánh thức cảm xúc, khơi gợi suy nghĩ của người đọc, mở ra đa tầng suy nghĩa của cuộc sống… Nó là

“những vệt bùn làm vinh hạnh cho thơ”.

Thanh Thảo quan niệm bản chất của thơ “mãi mãi là bí mật”. Có thể ta “mãi mãi dò tìm” nhưng “mãi mãi không thể nào chạm đáy” [49, tr. 83-85]. Ông khẳng định thơ là sự đối lập căng thẳng giữa tâm hồn và không có tâm hồn: “Có những tâm hồn cao cả. Có những tâm hồn dằn vặt. Có những tâm hồn vị tha. Có những tâm hồn đớn đau. Nhưng dứt khoát không có thơ cho những kẻ không có tâm hồn” [49, tr. 83-85]. Nhưng tâm hồn thơ phải mang bản chất chân thành. Đó là sự thành thực của cảm xúc thơ:

Sẵn sàng gặp gió, gặp bão, gặp em

Riêng sự hững hờ là tôi không chờ gặp (Trăm mảnh gỗ vuông)

Đó là cái thành thực lặng lẽ “Ta như cọng bàng vươn lên chầm chậm/ Như hoa móng bò làm dịu mát đường đi”. Thậm chí “anh có thể dối em, nhưng thơ không thể dối” ( Sanparp) . Đó còn là tính chất vô tư lợi của thơ: “sinh ra từ lao động, thơ là kẻ thù của lười nhác. Sống thật thà vô tư, thơ không sao chịu nổi thói giả dối và vụ lợi” (Trò chuyện với nhân vật của mình). Thơ còn sống bởi những điều giản dị, kì lạ của cảm xúc và sự khám phá bản chất chiều sâu của sự vật hiện tượng. Đối với Thanh Thảo, điều đó là cả một khát vọng trong thơ:

Những khoảng rừng nguyên sinh trong tâm hồn bạn

Nơi cành lá um tùm dây leo chằng chịt

Lớp lớp rễ ngầm ứa những giọt nước đầu tiên (Thơ bốn câu)

Có khi thơ chỉ cần cho một khoảnh khắc nhưng nó có thể đồng cảm, an ủi và nâng đỡ con người trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Hơn thế, thơ còn lay động và thức tỉnh tâm hồn… Có thể thấy, Thanh Thảo đã thể hiện một cái nhìn vừa khách quan, vừa trân trọng, vừa tự hào về bản chất, chức năng và vai trò của thơ để từ đó, thơ là người giữ ngọn lửa niềm tin để Thanh Thảo và những người làm thơ tiếp tục sáng tạo và cống hiến.

Yếu tố thứ ba trong quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo đó là hình thức thơ. Không có hình thức thì cũng chẳng bao giờ có nghệ thuật. Cách nhìn, cách cảm về thế giới và con người cần có một hình thức tương ứng để biểu hiện. Thanh Thảo đã đưa ra nhiều quan niệm nghệ thuật mới về thẩm mĩ và bản chất thơ… nhưng cách tân mạnh mẽ nhất của thơ Thanh Thảo là trên phương diện hình thức. Ông quan niệm: “Rubíc – đó là cấu trúc thơ” bởi: “Tôi xoay những ô vuông. Những sắc màu chưa đồng nhất. Rubíc là trò chơi kỳ lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp những ý nghĩ. Có hàng tỷ cách sắp xếp” [50, tr. 28]. Phải chăng thơ cũng là một trò chơi đầy bí ẩn mà mỗi lần thay đổi, diện mạo thơ lại xuất hiện đầy bất ngờ? Nhưng điều quan trọng là thơ phải có một trục quay vô hình, đó là điểm tựa để thơ khởi phát và sinh tồn. Vì vậy, cấu trúc, quan niệm về ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, thể loại thơ mang đậm cá tính của một cái đầu tỉnh táo và trái tim lửa cháy, đã làm nên một gương mặt thơ Thanh Thảo không thể trộn lẫn.

Cách phát biểu quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo khá đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung và tự giác qua ba dạng chính. Thứ nhất, thông qua những sáng tác, Thanh Thảo dùng thơ như là phương tiện, như là đối tượng suy cảm để phát biểu quan niệm nghệ thuật của mình:

“Những tráng ca thuở trước

Còn hát trong sách thôi Những thanh gươm yên ngựa

Giờ đã cũ mèm rồi Bài ca của chúng tôi

Là bài ca ống cóng…”

(Bài ca ống cóng)

Lời thơ Thanh Thảo cũng là tuyên ngôn nghệ thuật không chỉ của riêng mình mà còn dành cho cả một thế hệ đương thời. Con đường thơ mà những nhà thơ trẻ theo đuổi, nằm ở thế đối lập và tương phản với thơ ca của những thời kỳ trước. Đối với Thanh Thảo, thơ như một đối tượng thẩm mỹ xuất hiện theo cấp số cộng trong sáng tác của anh. Nhưng nàng thơ đỏng đảnh, chẳng chịu ở yên để nhà thơ hoàn thiện bức chân dung, nên Thanh Thảo vẫn mải miết tìm kiếm gương mặt đích thực của thi ca. Thứ hai, Thanh Thảo phát biểu trực tiếp quan niệm nghệ thuật trong những bài báo, những tập tiểu luận bàn về thơ và trả lời người đọc… Dù có thể chỉ bàn tới một hay vài khía cạnh của thơ ca nhưng tất cả đều thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, khao khát tìm kiếm và khái quát về thơ ca của Thanh Thảo. Thứ ba, bàn về thơ người khác cũng là cách Thanh Thảo lựa chọn để bộc lộ quan niệm thơ của mình. Ông đọc, nghĩ và viết về thơ và những nhà thơ trong quá khứ - hiện tại và tương lai… Nhưng dù viết về đối tượng nào thì Thanh Thảo vẫn tiếp cận bằng con mắt kiếm tìm đau đáu “như thỏi nam châm hút tìm những mạt quý kim của bạn hữu đồng nghiệp”. Hơn thế nữa, bàn về thơ người khác là

để bộc lộ quan niệm thơ của mình bởi “viết về bạn cũng là viết về mình, viết về những khát khao và được mất của mình”.

Thơ Thanh Thảo ẩn sau sự cộng hưởng của những sắc nhọn, những đùa chơi, những mềm mại, là một năng lượng thơ hay nói đúng hơn là một ám ảnh thơ của cả một cuộc đời, mà cho đến bây giờ anh vẫn luôn khao khát đi tìm…

Chương 2: SỰ BIỂU HIỆN NHỮNG CẢM HỨNG CHÍNH TRONG THƠ THANH THẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những cảm hứng chính trong thơ thanh thảo luận văn ths văn học 60 22 34 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)