5 Cấu trúc luận văn
2.2 Cảm hứng sử thi
2.2.2 Xây dựng hình tượng sử thi điển hình
Với cảm hứng sử thi, Thanh Thảo đã xây dựng những hình tượng sử thi điển hình, tiêu biểu cho cả thời đại: là những người mẹ, người vợ, người phụ nữ, người lính…, hình tượng tập thể mang vẻ đẹp, sức mạnh kỳ vĩ. Đó đều là chân dung những con người chứa phẩm chất tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam và đó đều là những hình ảnh quen thuộc của thơ ca kháng chiến. Có điều ở những hình tượng này bên cạnh nét hào hùng cao cả Thanh Thảo c ̣n khắc hoạ thêm ở những yếu tố bi kịch.
Viết về người lính với ý thức lật mở hiện thực cuộc sống đến tận cùng bản chất của nó, hình ảnh người lính trong thơ Thanh Thảo hiện lên đúng với bản chất lính nhưng cũng thật chất người. Thanh Thảo đã khắc họa hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Mỹ với lòng tự hào và tri ân sâu sắc. Nét thứ nhất, nét đầu tiên mà anh vẽ ra về họ là nét bình thường, giản dị, chân chất. Bình thường, gần như tầm thường nữa là khác. Đây cũng là tứ thơ chung của cả thời đại - những anh hùng vô danh, càng vô danh càng anh hùng. Có khi Thanh Thảo đem soi vào một cái gì khác − những ngôi sao xa xôi (Những ngôi sao bám chặt mảnh đất này, vùi trong đất và lấm đầy bùn đất), những hạt gạo gần gũi (…những hạt gạo trên sàng, sàng qua lửa qua bom, qua đắng cay còn nguyên chất gạo), cũng như đem ví với đám đế (Những cây đế mong manh/ Mọc khít ken thành đám đế/…Lũ giặc không ngờ nơi đó có chúng tôi/ Những cây đế biết nghĩ
suy/ Và cầm súng) - những cây sậy mỏng manh - với những ngọn cỏ (Lối mòn như sợi chỉ giăng/ Còn in đậm đặc vô vàn dấu chân/ Dấu chân ai đọc nên vần/ Nên nào ai biết đi gần, đi xa), những hạt cát bình thường mà có lẽ cả đến con mắt người yêu cũng không dễ tìm ra. Cái nét bình thường, vô danh này ở người lính trẻ được nhấn vào nhiều lần trong thơ Thanh Thảo.
Thi sĩ rất già dặn để có thể vẽ chân dung đối tượng trong trạng thái không có đối tượng, khi chỉ gặp những xác tăng giặc rỉ nát bên đường mà lại hình dung về những người chiến thắng − những bông "hoa đâu mất"(…Màu áo xanh mất hút cuối rừng/ Tôi qua đây xuôi xuống chiến trường/ Bỗng xao xuyến nhớ màu hoa chưa gặp/ Hoa đâu mất/ Màu áo xanh qua khuất/ Chỉ còn đây những xác thù rỉ nát/ Mây mùa thu thấp thoáng cuối rừng…). Có thể nói, Thanh Thảo đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ. Nhưng nét vô danh, bình thường này được nhấn đi nhấn lại nhiều lần đến thế thì quả không phải là sự vô tình: nó như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ "tuyên ngôn". Quả là qua thơ Thanh Thảo, những người lính chống Mỹ cùng thế hệ anh đã tuyên ngôn khá nhiều, "tự bạch" khá nhiều.
Ta đọc được cái tự ý thức về thế hệ này ngay trong những lời nói với các bà mẹ:
“Đêm nay con nằm nhẩm tên từng đứa Mai này đây sẽ tràn xuống đồng bằng Chúng con đi như dòng sông chảy xiết Chúng con đi rung từng trận gió rừng Cả thế hệ xoay trần đánh giặc
Vì mẹ sinh chúng con Vì chúng con là con mẹ” (Những ngôi sao của mẹ)
Hoặc trong những lời nói với người thuộc tầng lớp đàn anh đang cùng mình trong trận:
“Chúng tôi những thằng lính trẻ
Lớn lên khắp trăm vùng gọi nhau là đồng đội Đi chiến đấu ngủ bụi nằm bờ đầu nguồn cuối bãi Nhiều đứa cùng tuổi với bài hát của anh
Lòng vô tư đã hát một lần Và như anh ngã xuống”
Họ tự nhận về họ khá nhiều, ưu điểm và nhược điểm, tính cách và quan niệm:
“Những thằng con trai 18 tuổi Nhiều khi bực quá khóc òa
Nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ Phanh ngực áo và mở trần bản chất Mỉm cười trước những lời lẽ quá to
Nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc” (Thử nói về hạnh phúc)
Và như vậy, họ có ý thức, rất ý thức, càng ngày càng ý thức, nhất là trên vấn đề nóng bỏng trước mắt: trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử, thái độ trước cuộc đụng đầu quyết liệt sống còn với kẻ thù, chỗ đứng và lối sống của mình:
“Người ta không thể chọn để được sinh ra
Nhưng chúng tôi đã chọn cánh rừng phút giây năm tháng ấy” (Những người đi tới biển)
“Chiến tranh gắn chúng mình với nhau Triệu tổ ba người là đất nước
Là Trường Sơn uy nghiêm liền mạch Là cuộc đời dày dạn yêu thương” (Tổ ba người)
Cũng như Hữu Thỉnh khi nói về người lính giữa trận, thời điểm mà hình dung về Tổ quốc trở nên cụ thể, nó là cái gốc sim phải giữ lấy “một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn”, không có cách nào khác, trong thơ Thanh Thảo, người lính trẻ rất có ý thức về Tổ quốc, qua những gì gắn bó nhất, cụ thể nhất:
“Với những thằng con trai 18 tuổi
Tổ quốc là một nhịp tim có thể khác thường Là một làn mây mỏng đến bâng khuâng Là mùi mồ hôi thật thà của lính
Đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội Hay một bát canh rau rừng”
Và người lính lên tiếng tuyên thệ:
“Chúng tôi không muốn chết vì hư danh Không thể chết vì tiền bạc
Chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng Những liều thân vô ích
Đất nước đẹp mênh mang
Đất nước thấm sâu đến tận cùng xương thịt Chỉ riêng cho Người chúng tôi dám chết”
Những câu thơ rắn rỏi như lời thề năm xưa của các chiến sỹ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Vì đất nước các anh không tiếc đời mình, tuổi xuân, sương máu của mình. Với các anh hiến dâng cho tổ quốc là sự hiến dâng cao cả đáng tự hào, là sự hiến dâng xứng đáng và hữu ích. Đó là cả một thế hệ lên đường, cả thế hệ mang niềm tin sắt đá vào ngày hoà bình dân tộc, cả thế hệ tâm niệm rằng: đất nước thực là máu thịt, là người mẹ hiền thiêng liêng.
Người ta thường nói chất trẻ là ở cái tươi mát, tươi tắn, non trẻ, xanh non. Thơ Thanh Thảo không phải không tươi mát, nhưng nó cũng rất nhiều đăm chiêu, suy tư. Nó thiếu "chất trẻ" chăng? Quả là có lúc có thể trách thơ ông đôi chỗ hơi "già" - ví như trước cái tên rất ngộ "Hoa đâu mất" mà chỉ cánh lính rất trẻ mới có thể nghĩ ra, tứ thơ Thanh Thảo đặt lại quá đăm chiêu, tưởng như lẽ ra phải đặt theo lối "không có kính, ừ thì ướt áo" như Phạm Tiến Duật mới là hợp cảnh. Nhưng có lẽ nói chung, phải nên nhìn nhận "chất trẻ" ở một cái gì đó sâu hơn, "bên trong" hơn. Tuổi trẻ vào đời mà khiến người ta thừa nhận thì có lẽ là do người ta bắt đầu để ý đến cánh tay nó hăng hái giơ cao xung phong, do nó mạnh về tính khuynh hướng, mạnh ở những dự định, đề nghị, quyết tâm mà nó muốn làm - làm tốt, làm đẹp cho cuộc đời này, đất nước này. Trong thơ Thanh Thảo, có lẽ cái cốt của chất trẻ là ở sự tự khẳng định mạnh mẽ của thế hệ mình, một thế hệ do cách mạng đẻ ra và đào luyện từ trong lòng nôi một chế độ mới và đem cống hiến cho chế độ toàn bộ khát vọng, nhiệt tình, ý thức cho đến cả chính xương máu, số phận, sinh mạng mình:
“Những tráng ca thuở trước còn hát trong sách thôi những thanh gươm yên ngựa giờ đã cũ mèm rồi
bài ca của chúng tôi là bài ca ống cóng
hành trang quân giải phóng đơn giản nhất trên đời … tháng năm sẽ dần phai bao bài ca duyên dáng nhưng tôi biết từ đây như khắc vào đá tảng như vạch vào thân cây bài ca của hôm nay thô sơ và hực sáng…” (Bài ca ống cóng)
Ở những dòng thơ vừa trích, nhà thơ đàn anh Tế Hanh đã nhận ngay ra chất tuyên ngôn của nó (Văn nghệ số 52 - 1979). Tuyên ngôn về lẽ sống, trước tiên, và có lẽ tuyên ngôn cả về nghệ thuật.
Xây dựng hình tượng người lính trong kháng chiến, Thanh Thảo nói nhiều đến tình đồng đội, đồng chí. Nhà thơ đã vẽ lên thế hệ thanh niên người Việt không chỉ mang trong mình tình yêu giang sơn, tổ quốc thiết tha mà họ còn rất mực thương yêu bạn bè mình, đồng đội, đồng chí mình. Sức mạnh của tình đồng chí được Thanh Thảo nói đến như một tuyên ngôn thế hệ:
“Tất cả những gì chúng tôi có được đều trải cho nhau
trải ra đất thật tình
với quân thù – chi đến tối đa với bè bạn phải chơi hết mình
Thứ tình cảm thiêng liêng ấy đã làm nên sức mạnh để lính Trường Sơn vượt qua mọi chông gai thử thách, mọi thiếu thốn trong cuộc chiến không cân sức với quân thù. Biết bao kỷ niệm, biêt bao ký ức dù nhỏ nhắn, đơn sơ về một thời chinh chiến sát cánh bên nhau đều được người lính khắc sâu vào trái tim và coi đó là những gì quí giá nhất của cuộc đời mình. Chúng ta xúc động và tôn thờ biết bao khi đọc lại những dòng thơ Thanh Thảo viết về tình bạn giữa thời chiến:
“Bạn từ xa về thăm mất hai ngày đi bộ đặt tiệc bên Vàm Cỏ nằm với nhau một đêm hai võng cùng thức suốt nói bao điều gan ruột phút mình lặng im mai sớm là chia tay vội quá không nấu kịp một chén canh tàu bay bạn đi nên để ý
vùng trời B52…
bạn cười “ khi đến cậu mình đã qua đường này” ( Thăm bạn )
Và bài thơ đã cho thế hệ chúng ta biết thêm một lý do nữa là tại sao một dân tộc Việt Nam bé nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu lại có thể chiến thắng được đế quốc Mỹ và bè phái xâm lược của chúng.
Trong bom đạn chiến tranh, hàng ngày đối diện với cái chết, lưỡi hái của tử thần đến bất cứ lúc nào và không loại trừ một ai, song tâm hồn người lính không phải vậy mà mất đi vẻ lạc quan yêu đời. Họ luôn mở hồn mình với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá. Đó là những tâm hồn thật nhạy cảm, dễ rung cảm trước thiên nhiên tạo vật. Dọc đường hành quân, hành trang của người lính không chỉ có ba lô con cóc mà còn là ánh trăng, ngôi sao, là bãi cát, là bụi cỏ dại, là những ngọn rau rừng… Người lính yêu tất cả những gì thuộc về non sông gấm vóc của mình. Thiên nhiên hiện lên trong thơ Thanh Thảo thật gần gũi và gắn bó với người lính:
“Tôi “à” lên một tiếng ngạc nhiên Sao lại gọi là hoa “ đâu mất”
Dọc con lộ những chiếc tăng nằm rỉ nát Màu hoa như phảng phất rất gần” (Hoa đâu mất)
Nếu như Quang Dũng có những câu thơ khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của người lính như “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” thì Thanh Thảo cũng có những câu thơ viết về người lính đầy “chất lính”:
“Mây trôi ngang khoảng trời xanh không tên Những đám mây ban ngày không ngủ
Có người lính trải ni lông nằm trên công sự Nắng mơ màng làm mắt lim dim”
(Dưới khoảng trời không tên)
Với cảm hứng sử thi, Thanh Thảo đã phác hoạ con đường hành trình đi đến thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại. Giọng thơ khách quan của
Thanh Thảo đã đem lại cho thơ hình ảnh trần trụi và khốc liệt của chiến tranh; giọng thơ dù không gân lên nhưng vẫn đầy chất bi hùng của cảm hứng sử thi. Hướng vào khắc hoạ hiện thực chiến tranh nhưng tác giả không đi vào quan sát miêu tả chi tiết, những tình tiết sự kiện lịch sử mà ông tập trung phát hiện, khám phá chân dung tinh thần của cả một thế hệ người lính trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt. Có một thời cả nước ra trận, có một thời mỗi con người đều đặt tổ quốc lên vai và có một thời người ta sẵn sàng hi sinh , vì mục tiêu duy nhất là chiến thắng quân thù. Những năm tháng đau thương nhưng hào hùng ấy, cả dân tộc đã sống những đêm không ngủ, cả dãy Trường Sơn rung chuyển dưới bước chân hành quân người chiến sĩ. Tất cả vì miền Nam thân yêu ruột thịt, tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng, những khẩu hiệu ấy được cả dân tộc khắc cốt ghi tâm. Thơ Thanh Thảo đã ghi lại chân thực, cảm động chân dung những con người ưu tú mang trên mình sứ mệnh lịch sử cao cả. Có thể coi những bài thơ ấy là những khúc anh hùng ca về sứ mệnh lịch sử của thế hệ cầm súng.