Ngôn ngữ đậm chất đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những cảm hứng chính trong thơ thanh thảo luận văn ths văn học 60 22 34 (Trang 79 - 81)

5 Cấu trúc luận văn

3.3 Ngôn ngữ

3.3.1 Ngôn ngữ đậm chất đời thường

Với quan niệm “làm thơ phải cực kỳ đơn giản” [54], Thanh Thảo bộc bạch rằng ông không bao giờ tự gọt giũa cho ngôn ngữ thơ mà đó hoàn toàn là ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ tối giản. Chính vì vậy mà ngôn ngữ thơ ông vừa như tình cờ vừa như vô ý nhưng lại luôn vươn tới tầm triết luận khẳng định sự tích luỹ của vốn sống, tài năng của nhà thơ. Thơ Thanh Thảo vì thế mang sắc màu hiện đại thể hiện trong việc lựa chọn thể thơ, việc cấu trúc câu thơ cũng như cách chọn lựa từ ngữ của tác giả.

Thể thơ tự do, thơ văn xuôi, câu thơ trúc trắc không vần cho phép Thanh Thảo tự do trong việc lựa chọn ngôn từ cho thơ. Ngôn ngữ trong thơ ông vì thế là ngôn ngữ của đời thường, gần gũi với cuộc sống nhân dân lao động. Thật vậy, ta tìm thấy trong thơ Thanh Thảo lối nói khẩu ngữ quen miệng hàng ngày mà không làm cho thơ trở nên tầm thường. Chính ngôn ngữ giản dị đã đem lại cho thơ Thanh Thảo vẻ đẹp chất phác, hồn hậu dễ thương.

Đưa khẩu ngữ vào trong thơ, Thanh Thảo đã làm đẹp cho thơ mình bằng sự ngang tàng đồng thời đưa thơ xích lại gần hơn cuộc sống đời thường. Nhà thơ

từng: “bỏ qua những nhà lạc quan, những nhà bi quan/ với những lời ca bằng gỗ/

cung bậc của gió/ sức sáng trong dòng nước” (Những ngọn sóng mặt trời) để viết lên: “Bài hát của hôm nay/ Thô sơ và hực sáng/ Mang lẽ đời đơn giản/ Nói tận tới ngày mai” (Những người đi tới biển). Thanh Thảo ước muốn đem những lời ca giản dị của mình đến với số đông độc giả, những lời ca tuy thô sơ nhưng

hực sáng không phải bằng ngôn ngữ châu ngọc mà bằng chính lẽ sống ở đời, bằng sức cảm hoá của chính tình yêu quê hương, đất nước. Hẳn vậy nên khi nhà thơ đưa những lời xưng hô rất xuồng sã vào thơ như: một tay trạm trưởng, một tay dẫn quân, thằng lém, mày – tao… không làm cho bài thơ thô tục hoá mà chính những khẩu ngữ ấy đã toát được lên hơi thở của cuộc sống. Cách xưng hô xuồng sã, tự nhiên của người lính thể hiện rõ chất lính hồn nhiên, trẻ trung giữa những năm tháng ác liệt của chiến tranh.

Nhà thơ đôi khi bật lên những câu chửi bâng quơ hay những tiếng chửi thề đầy căm phẫn:

“những giọt nước mắt kia bao giờ hoá thạch

những tầng khổ đau làm sao khai quật và hi vọng?

và nụ cười?

của ai phải lìa bỏ quê

sống lang thang và còn lang thang sau khi chết đã cắm xuồng đời mình giữa đầm lầy heo hút muỗi kêu như sáo thổi

đã chìm xuống tận cùng như cặn rượu

cuộc đời chó đẻ”

(Những nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Còn phải kể đến những từ ngữ thô tục được Thanh Thảo đưa vào trong thơ như: dân lậu, dân đen, làn da trơn nhầy dục vọng, nhà bán dâm, trại lính, bọn ngu đần, phường liếm láp… như muốn tăng sức chiến đấu cho mỗi câu thơ. Rồi đến thứ ngôn ngữ của thời đại khoa học và kỹ thuật cũng xuất hiện rất có ý nghĩa biểu đạt trong thơ Thanh Thảo: máy điện tử rình mò sự sống, ô vuông toạ độ, hoả tiễn tầm nhiệt… Chúng như muốn ghi dấu ấn về một cuộc chiến tranh khốc liệt đã từng phủ bóng đen lên đất nước ta. Có thể nói đây là loại ngôn ngữ được chắt lọc từ đời sống chiến đấu của dân tộc. Và đây chính là thứ ngôn ngữ thật sự có sức sống và sức chiến đấu.

Ngôn ngữ chắt lọc từ đời sống phong phú và vô tận của con người đã mang lại cho nhà thơ thứ vũ khí để chống lại sự sáo mòn của ngôn ngữ thơ ca. Với Thanh Thảo thì thơ có vần hay không không quan trọng mà quan trọng là sử dụng ngôn từ làm sao đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Thơ có sức sống ở chính sự hồn hậu và mang hơi thở đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những cảm hứng chính trong thơ thanh thảo luận văn ths văn học 60 22 34 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)