Cảm hứng đời tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những cảm hứng chính trong thơ thanh thảo luận văn ths văn học 60 22 34 (Trang 59)

5 Cấu trúc luận văn

2.3 Cảm hứng đời tư

Với cảm hứng đời tư, Thanh Thảo không nói tiếng nói của cộng đồng dân tộc mà là tiếng nói của chính bản thân nhà thơ với vô vàn cảm xúc, là những suy nghĩ, trăn trở của chính tác giả, đó là những hoài nghi, những vô vọng thất vọng, có cả khát vọng mãnh liệt về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc… Cảm hứng đời tư và cảm hứng thế sự nhiều khi được Thanh Thảo đưa vào cùng một bài thơ hay một tập thơ. Do vậy, sự phân chia hai cảm hứng thơ: thế sự và đời tư trong thơ Thanh Thảo ở luận văn này của chúng tôi chỉ mang tính tương đối. Và cảm hứng đời tư trong thơ Thanh Thảo được biểu hiện qua một số khía cạnh cơ bản sau:

2.3.1 Cuộc hành trình tìm về kí ức

Cảm hứng đời tư trong thơ Thanh Thảo trước hết được thể hiện qua chủ đề trở về. Đây là chủ đề xuyên suốt nhiều tác phẩm của ông, trở về là hành trình của cái tôi trữ tình tìm lại thời thơ bé, tìm lại cảm giác trọn vẹn và gắn bó với gia đình, quê hương, bạn bè. Trong những cuộc trở về ấy, có lúc Thanh Thảo đã ví chúng như những cuộc “viễn du”, chập chờn trong tiềm thức và vô thức:

“ta sống bất chợt từ vùng này sang vùng khác như những cuộc viễn du dễ dàng không tốn kém

những cuộc viễn du một mình bất động khoái trá không thua

những tua du lịch

những cảnh sắc lập lờ khi anh vừa chợp mắt những hành lang hun hút

đưa anh gặp những người thân đã khuất

anh không hiểu và không giải thích và chính thế nó làm anh sướng lâng lâng”

(Viễn du)

Có khi nhà thơ bày tỏ niềm lo âu về một quá khứ lịch sử dân tộc có nguy cơ bị lãng quên: “Xe tải. Đêm ngầu đục. Thất lạc. Cố trèo xuống để đi lên. Không thấy chiếc xe. Không thấy đường về. Những hàng rào những người lạ. Lại một xe tải. Không phải xe mình tìm. Hình như Trường Sơn. Hình như một cuộc chiến khác. Không phải. Chiếc xe tải. Thằng em lái xe mất hút. Chợt hoang mang cùng cực. Không thấy đích. Không biết về đâu. Đêm giăng mắc. Những hình ảnh thoáng qua. Những người không thể hỏi. Không đường về. Không địa chỉ. Đại lý nước mắt. Cầu thang dốc. Tuột. Xuống dễ hơn lên. Xuống và mất hút. Cố nói to không thành tiếng. Cố hỏi không âm thanh. Chỉ những hình ảnh lướt qua kính chiếu hậu” (Đích). Bài thơ được viết bằng những câu thơ không đầy đủ về mặt ngữ pháp, có khi chỉ là một mệnh đề như những dòng tốc kí, chớp nhoáng về một hình ảnh vụt sáng. Chủ thể trữ tình bài thơ đang thảng thốt bởi những gì đang diễn ra quá gấp gáp và không thể định hình, chỉ thấy những hình ảnh loang loáng trôi đi trong sự bất lực của bản thân. Một loạt các thủ pháp nghệ thuật hiện đại đã đem lại hiệu quả biểu hiện rất lớn. Chúng ta như thấy nhà thơ đang gắng “câu lại những giấc mơ ngày cũ” hay cũng là tâm trạng thảng thốt, sợ hãi trước những quá khứ lịch sử có nguy cơ bị rơi vào quên lãng. Trên đây là những dòng thơ chất chứa nhiều khoảng lặng. Những đường biên mập mờ, sự chia tách, hoà trộn giữa quá khứ và hiện tại luôn tồn tại đâu đó ở mỗi con người, với Thanh Thảo cũng vậy, ông không bao giờ quên quá khứ, thậm chí những nỗi ám ảnh về quá khứ luôn thôi thúc ông theo đuổi khát vọng chữa lành vết thương chiến tranh và nói lên tiếng nói thức tỉnh mọi người hãy giữ gìn, trân trọng quá khứ. Đây cũng là suy tư rất đời thường của một con người giàu trải nghiệm, những kí ức về quê hương, người mẹ cùng quá khứ lịch sử được Thanh Thảo đề cập rất rộng rãi trong

thơ, cái tôi trữ tình của nhà thơ cũng qua đó bộc lộ niềm tri ân vô bờ đối với nguồn cội.

Nhiều người khẳng định rằng thơ Thanh Thảo nặng về kí ức, kí ức về lịch sử dân tộc, kí ức về một thời chiến tranh hào hùng và điều đặc biệt là có cả một kí ức của cá nhân nhà thơ gắn liền tuổi thơ, quê hương và người mẹ. Ở phần kí ức này, nó có khi trở thành những ẩn ức, những giấc mơ hiện hình trên trang giấy. Những kí ức xa xôi hay những ám ảnh thời gian đã hằn in trong trái tim nhà thơ giờ đây mới có dịp tuôn trào. Trong 1, 2, 3”, với cảm hứng về đời tư, nhà thơ đã làm một cuộc hành trình tìm về quá khứ, cội nguồn với quê hương và người mẹ. Dường như đó là cuộc hành trình “ta tìm về nguồn sông ta hát” để giúp thi sĩ trả lời câu hỏi: “giọt nước nào khởi sự nguồn sông, giọt nước nào khởi sự đời ta”

xuất hiện ngay từ những ngày đầu nhà thơ cầm bút. Trong cuộc hành trình ấy, thời gian dường như hoá lỏng, không gian xoá nhoà khi người ta: “nhấp cần câu/ câu giấc mơ ngày cũ/ những giấc mơ tớp bóng dưới lục bình/ xanh buồn bã” (Không đề). Quá khứ như: “bóng một chiếc cầu/ bao nhiêu nước chảy qua/ không xoá nổi” (Bóng), quá khứ hiện hình thành những giấc mơ ám ảnh con người: “đuổi theo tôi những giấc mơ buồn/ hiện lên gương mặt mẹ già khuất bóng/ đêm lo âu ầm ì biển động/ thương yêu ơi tan biến về đâu/ nghiệt ngã/ làm sao quay ngược. Làm sao?” (Dao động sóng). Cảm xúc nhà thơ hướng về ngày xưa cũ với khát khao quay ngược thời gian để có thể sống lại một cảm giác bình yên, đầm ấm nơi quê hương có niềm an ủi vỗ về của bậc sinh thành:

“Con lại về nhà thầy má Cây mai mới trồng bật hoa

Như mắt nắng lạc giữa vùng lụt bão Như mắt má

Đăm đăm gốc vườn Trong veo màu vú sữa” (Không đề)

Có lẽ trong mỗi con người đến lúc trưởng thành đều thấm thía tình cảm quê hương và tình mẫu tử thiêng liêng, vậy nên mỗi nhà thơ khi chấp bút đều hướng lòng mình về quê cha đất tổ. Nếu Tế Hanh có Con sông quê hương, Giang Nam có Quê hương in dấu bao kỉ niệm tuổi thơ thì quê hương với Thanh Thảo gắn

liền với tình mẹ ngọt ngào: “thơm đậm mùi chuối chín”, giản dị: “quả chuối ngọt trên bàn tay má ngọt trên lưng”.

Khi viết về những ngày xưa cũ, tâm trạng nhà thơ đầy những bâng khuâng, mang một nỗi buồn sâu thẳm. Những câu thơ tự do, ngắn, xuống dòng liên tục cho thấy tâm trạng nghẹn ngào của nhà thơ trên hành trình tìm về quá khứ:

“con lại về giếng thơi vành vạnh trời bóng cây nghiêng bóng má

bóng tiếng chuông loáng thoáng mưa chuông

lá lá nhìn con lấp láy trắng từng chùm mây dại lơ lửng ngày”

Nhịp thơ như tiếng đàn buông lơi, buông lơi trong nỗi nhớ, buông lơi trong những kỉ niệm xa xôi, buông lơi khi những trải nghiệm cuộc đời khiến ta chùn chân mỏi gối và khát khao tìm về cội nguồn để tắm trong miền kí ức, để tự hỏi:

“con lặng như cây dừa/ không hiểu sao mình đậu quả”.

2.3.2 Khát vọng tình yêu hạnh phúc

Là một thi sĩ đa tình, nhiều cảm xúc, Thanh Thảo đã không ít lần bày tỏ khát khao được yêu, được nhớ của mình vào trong thơ, nhất là ở những bài thơ thời kỳ đầu sáng tác. Có lần, thi sĩ đã viết lên những câu thơ thật xúc động và cũng thật chân thật về tình cảm của mình dành cho một người con gái.

Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong tình yêu của Thanh Thảo thường âm thầm mà mãnh liệt, nỗi nhớ như đập tan màn đêm đen và những bức tường ngăn cách. Có lúc nỗi nhớ mãnh liệt đến tuyệt vọng:

“dấu bớt im lặng cũng chẳng ích gì vì sau đó anh nhớ em

anh không nói được những phút ấy thế nào yêu nhau

nói khoác uống rượu

anh cạn con đường em đi hàng ngày nhạt nhẽo nghiệt ngã”

Tình yêu trong thơ Thanh Thảo luôn được đặt trong sự đối lập với thời gian, thể hiện một khát vọng vượt thời gian để tình yêu biến thành vĩnh cửu. Trong thơ ông ta bắt gặp những câu thơ về cảm nhận thời gian rất tinh tế, nhà thơ đếm nhịp thời gian bằng sự hiện hữu của cơn mưa, bằng chút nắng gắt ngày tàn hay chính là nhà thơ đang đếm nhịp con tim tình yêu thổn thức với nỗi nhớ nhung:

mưa đập xuống lòng đường những ngôi sao vỡ vụn mười một giờ đêm

những giọt nước âm thầm lăn trên bức tường anh trở lại với em từng phút

bây giờ duy nhất anh nhớ em

không tiếng kêu nào vọng đến nhau mưa đập xuống lòng đường

(Mưa)

Thanh Thảo không phải là nhà thơ của tình yêu như nhiều thi sĩ khác nhưng cảm xúc trong tình yêu nhà thơ đều có cảm nhận của riêng mình. Có lẽ thế mà tình yêu trong thơ Thanh Thảo còn mang hương sắc rất lạ, nó vừa giản dị nhưng lại cao quí, nó ập đến lòng ta như một cơn bão mãnh liệt và dư ba. Đó là thứ tình yêu được giản dị hoá. Chính nhà thơ đã gắn những vật chất rất tầm thường vào một tình yêu trong sáng và đầy bí ẩn: “anh sẽ đeo vào tay em gié lúa/ vòng ngọc xanh tiếng dế kêu lá đỏ/ ngọn lửa của da thịt/ chìm trong núm vú hồng hồng/ anh sẽ đeo vào cổ em/ sợi dây chuyền bí ẩn của bóng đêm/ những chiếc chuông mùa thu trong trẻo/ rung lên khi thành phố bay về trời/ anh sẽ đeo vào ngực em/ cơn bão” (Trang sức). Như vậy, tình yêu vượt lên mọi nhu cầu vật chất cao sang và những khát khao xác thịt.

Thơ Thanh Thảo ở cảm hứng sử thi và thế sự, người đọc bắt gặp cái tôi trữ tình suy tư, triết luận về những mất mát hi sinh trong chiến đấu, nỗi day dở về những đổi thay khi đã có hoà bình. Còn ở những tác phẩm viết với cảm hứng đời tư thì ta bắt gặp cái tôi trữ tình với một thế giới tinh thần sâu sắc bởi nhiều trải nghiệm nhân sinh. Sự thay đổi này cho thấy một hành trình mới của cái tôi trữ tình trong thơ Thanh Thảo. Nếu như trước đây cái tôi trữ tình mang tiếng nói công dân, tiếng nói có trách nhiệm trước cộng đồng thì nay cái tôi trữ tình lặn sâu vào đời sống tâm hồn của con người, khám phá những cơn mơ, những kí ức nhạt nhoà, những xúc cảm yêu đương. Nhà thơ hướng về cái tôi nội cảm. Cái tôi trữ tình trong thơ trở nên ám ảnh bởi những kí ức, những niềm xúc cảm mãnh liệt giăng mắc. Phải chăng đó cũng là con đường chinh phục thế giới tâm hồn con người đầy bí ẩn và thú vị của thơ hiện đại.

Chương 3 : Nghệ thuật thể hiện những cảm hứng trong thơ Thanh Thảo 3.1 Thể thơ

Thơ sau 1975 có khá nhiều vấn đề về phân hoá thể loại. Mười năm sau chiến tranh thể loại trường ca đặc biệt phát triển. Từ giữa những năm tám mươi trở lại đây cùng với sự thay đổi về cảm hứng thơ, trường ca đã thưa thớt dần, thay vào đó là thể thơ tự do, đặc biệt là thể loại thơ văn xuôi xuất hiện khá nhiều như một thể nghiệm của nhiều tác giả. Trong đó phải kể đến thơ Thanh Thảo.

3.1.1 Thơ tự do

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hình thức cơ bản của thơ phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các qui tắc nhất về số câu, số chữ, niêm đối. Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ nó có phân dòng và nếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần. Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định. Nó có thể hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do” [13, tr 272].

Thanh Thảo sử dụng rộng rãi thể thơ tự do. Đây là thể loại thơ không bị hạn chế bởi những qui củ của ngữ pháp, câu thơ xuống dòng tự do, không bó buộc viết hoa đầu câu mà những câu thơ có dịp tuôn chảy theo dòng cảm xúc tâm trạng của thi sĩ. Việc xuống dòng hay sử dụng dấu câu thường không ước định trong vai trò ngữ pháp mà như một sự tạo nhịp cho câu thơ.

Từ bài thơ đầu tay Thử nói về hạnh phúc ra đời lúc Thanh Thảo 24 tuổi đã định hình một phong cách thơ của nhà thơ giàu chất trẻ và sáng tạo:

“chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc

chúng tôi xa lạ với những tin tưởg điên cuồng những liều thân vô ích

đất nước đẹp mênh mang

đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết”

Sau bài thơ đầu tay này là một loạt các tác phẩm thơ và trường ca được viết bằng thơ tự do không vần. Chúng được khẳng định là thơ bởi nhịp điệu và ngôn ngữ thơ giàu sắc thái biểu cảm:

“người tìm vàng đãi cát em qua cát tìm anh ôi dấu chân dấu chân

những nẻo đường kháng chiến người đi như song biển

tình yêu thành bãi bồi muốn tìm an hem ơi đừng bao giờ dừng lại bởi vì anh khó thấy bởi vì anh rất thường nên mỗi bờ yêu thương nên mỗi cồn xô dạt đều có anh - hạt cát lặng dưới bàn chân em” (Hạt cát)

Thanh Thảo là một trong số ít nhà thơ lúc đó làm thơ tự do, nhưng với một khối lượng sáng tác không nhỏ đã đưa tác giả trở thành một trong những người mở đường cho thơ tự do lên ngôi sau đó. Sử dụng thể loại thơ này tạo điều kiện cho người sáng tác giãi bày thoải mái tâm tư tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ… của mình vào trong thơ một cách tự nhiên nhất. Thơ tự do và sau này là thơ văn xuôi đã chuyển được hơi thở thời đại vào thơ ca, khiến thơ ca tăng thêm hấp dẫn. Thơ ca đã chiếm lĩnh nghệ thuật bằng nhịp điệu của đời sống, nhịp của tư tưởng và nhịp bước hân hoan trong bản lĩnh sáng tạo của nhà thơ.

3.1.2 Thơ văn xuôi

Thơ văn xuôi là “một hình thức cơ bản của thơ được viết bằng văn xuôi” [13, tr. 272). Ngoài thơ tự do, ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, Thanh Thảo đã thể nghiệm thơ văn xuôi bởi những câu thơ dài, ít sử dụng dấu câu và bỏ lối xuống dòng mang lại cảm giác dàn trải theo miền cảm xúc của nhà thơ. Viết về những rung động của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa, Thanh Thảo đã có những câu thơ rất lạ: “buổi chiều những tiếng thở dài những cây keo con đường dấu chân bò khô dưới gió bấc những bông lúa vổng bông lúa lép ngơ ngác giữa ruộng lúa chớm trổ đòng” (Không đề).

Sự thử nghiệm này đã được khẳng định rõ rét hơn bởi sự ra đời của Khối vuông rubic vào thời điểm đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh và bắt đầu

công cuộc đổi mới:

Tôi xoay những ô vuông. Tôi cần gì ư? Có thể cần tất cả, có thể chỉ cần cành củi để nhen lên ngọn lửa khi thiếu lửa. Một màu rơm tươi gợi nhớ mùa gặt, mùi vỏ bào dẫn ta về những cánh rừng mùa khô, khoảng trống nhỏ đủ hình dung bầu trời, thoáng nhìn của ánh chớp định hình sự vật mà nó soi sang, một bông hồng

dầu dãi không tàn úa giữa những bố cục kỳ quặc nhất của thế kỷ hai mươi… Chúng ta xoay mình trên đất, trên gỗ, trên sắt thép, trên giấy, trên con người… Chúng ta xoay còn nhanh hơn rubic trong bàn tay nhà vô địch”.

Thể thơ văn xuôi tích hợp với các thủ pháp nghệ thuật hiện đại như điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ đã khẳng định một sự đổi mới tư duy nghệ thuật đang manh nha cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Có thể nói thơ tự do và thơ văn xuôi là thể thơ nói được tiếng nói giản dị của đời thường, thơ hay cũng chính là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những cảm hứng chính trong thơ thanh thảo luận văn ths văn học 60 22 34 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)