1.4 .Trí sáng tạo của sinhviên sƣ phạm kỹ thuật
1.4.1. Khái niệm trí sáng tạo kỹ thuật
Sáng tạo kỹ thuật là sự sáng tạo mới trong kỹ thuật qua đó nâng cao hiệu quả lao động, chất lƣợng sản phẩm giảm bớt sức lao động cho con ngƣời và giảm giá thành sản phẩm cũng nhƣ rút ngắn thời gian lao động.
Các quá trình tạo nên sự sáng tạo kỹ thuật:
- Quá trình phân tích các quá trình lao động thực tế để phát hiện những bất hợp lý những cái cần cải tiến.
- Cải thiện các điều kiện lao động các dụng cụ phƣơng tiện lao động các quy trình công nghệ các phƣơng pháp gia công.
- Áp dụng các phƣơng pháp lao động tiên tiến hợp lý hóa thao tác lao động.
- Thay thế vật liệu cũ bằng vật liệu mới rẻ tiền và có hiệu quả. - Sử dụng khả năng ngƣời lao động phù hợp với công việc.
1.4.2. Khái niệm sinh viên sư phạm kỹ thuật và các đặc điểm của sinh viên sư phạm kỹ thuật
1.4.2.1 Khái niệm sinh viên, sinh viên sư phạm kỹ thuật
a. Khái niệm sinh viên
Thuật ngữ "sinh viên " có nguồn gốc từ tiếng Latinh, là những ngƣời làm việc, học tập, ngƣời tìm kiếm khai thác tri thức. Thuật ngữ sinh viên đƣợc sử dụng chính thức vào thời kỳ xuất hiện và phát triển các trung tâm giáo dục đại học và các trƣờng đại học tổng hợp trên thế giới (thế kỷ XI-XII).
Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất hay tinh thần của xã hội. Họ rất năng động và mục đích hoạt động của họ đƣợc tổ chức theo một chƣơng trình nhất định của việc chuẩn bị cho vai trò xã hội và nghề nghiệp cao trong lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần. Họ là thành phần cơ bản sẽ gia nhập đội ngũ tri thức của xã hội.
b. Khái niệm sinh viên kĩ thuật
Sinh viên kĩ thuật bao gồm tất cả những ngƣời đƣợc đào tạo, học tập trong các trƣờng đại học cao đẳng kĩ thuật. Họ có đặc điểm giống nhƣ tất cả các sinh viên khác chỉ khác ở mục tiêu cụ thể họ đƣợc đào tạo, đƣợc chuẩn bị những phẩm chất năng lực để gia nhập lực lƣợng lao động kĩ thuật có tay nghề, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Sinh viên kỹ thuật phải có lối tƣ duy kỹ thuật.
Tƣ duy kỹ thuật là loại tƣ duy xuất hiện trong lĩnh vực lao động kỹ thuật nhằm giải quyết những bài toán có tính chất kỹ thuật sản xuất.
1.4.2.2 Đặc điểm tâm lí, tư duy kỹ thuật, nhân cách của sinh viên sư phạm kỹ thuật
a) Đặc điểm của tư duy kỹ thuật
- Tƣ duy kỹ thuật xét về nguồn gốc và bản chất của nó đều là sự phản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực khách quan diễn qua thông qua việc giải quyết các tình huống có vấn đề với bài toán kỹ thuật.
- Tƣ duy kỹ thuật có sự thống nhất chặt chẽ giữa thành phần lý thuyết và thực hành của hoạt động:
+ Có sự tƣơng tác giữa hành động trí óc với hành động thực hành
+ Có mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần khái niệm và hình tƣợng trong hoạt động: Hình ảnh có ý nghĩa khởi đầu trong việc lĩnh hội những tri thức lý thuyết đóng vai trò là điểm tựa cho việc lĩnh hội những khái niệm.
- Tƣ duy kỹ thuật có tính thiết thực biểu hiện ở hai mặt:
+ Thời gian giải một bài toán kỹ thuật là rất hạn chế. Việc xử lý các tình huống kỹ thuật để đảm bảo thời gian là một đòi hỏi của thực tiễn hoạt động.
+ Kỹ năng biết vận dụng hợp lý và có hiệu quả các trí thức đã có vào những điều kiện khác nhau.
Thực tế cho thấy khả năng tính toán các đặc điểm của hoàn cảnh cụ thể khả năng sử dụng một cách hiệu quả đúng đắn các kiến thức cần thiết phù hợp với sự đa dạng của các điều kiện sản xuất, chủ yếu phụ thuộc vào tính chất của các kiến thức đã đƣợc lĩnh hội và vận dụng từ trƣớc. Nếu học sinh viên chỉ quen lĩnh hội tri thức đã bày sẵn hành động rập khuôn theo mẫu không quen suy nghĩ tìm tòi không tự vận dụng các kiến thức một cách linh hoạt thì chúng sẽ thụ động rập khuôn máy móc khi gặp những tình huống mới.
Tƣ duy kỹ thuật có cấu trúc ba thành phần: khái niệm, hình ảnh, thực hành. - Khái niệm: là hình thức tƣ duy trong đó các sự vật hiện tƣợng đƣợc khái quát và phân chia theonhững dấu hiệu bản chất của chúng.
- Hình ảnh: có tác dụng minh họa và làm sáng tỏ khái niệm làm điểm tựa khi lĩnh hội các tri thức lý thuyết.
- Thực hành: có tác dụng kiểm tra tính đúng đắn của khái niệm và hình ảnh Ba thành phần này có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và có vai trò quan trọng ngang nhau do đó chúng không thể tách rời nhau đƣợc.
b) Đặc điểm nhân cách của sinh viên kỹ thuật
Sinh viên là những ngƣời thƣờng có độ tuổi nằm trong giai đoạn chín muồi về thể lực cũng nhƣ đang dần chuyển sang giai đoạn trƣởng thành về năng lực xã hội. Theo kết quả nghiên cứu của B.G.Ananhev thì: “Lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển nhất về tình cảm đạo đức và thẩm mỹ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách. Trong thời kỳ này sinh viên có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ về thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp. Họ xác định đƣợc con đƣờng sống tƣơng lai tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể hiện mình trong mọi lĩnh vực đời sống. Đời sống nội tâm của sinh viên rất phong phú và phức tạp nên rất khó nhận thấy tính độc đáo trong từng cá nhân đặc biệt là đối với sinh viên kỹ thuật.
Nhân cách của sinh viên thƣờng có những đặc trƣng sau:
Niềm tin, xu hƣớng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết đƣợc củng cố và phát triển.
Các quá trình tâm lý đặc biệt là quá trình nhận thức đƣợc “nghề nghiệp hóa”
Tình cảm nghĩa vụ tinh thần trách nhiệm tính độc lập đƣợc nâng cao cá tính và lập trƣờng sống của sinh viên đƣợc bộc lộ rõ nét.
Kỳ vọng với nghề nghiệp tƣơng lai đƣợc ổn định và phát triển.
Sự trƣởng thành về mặt xã hội đƣợc tinh thần đạo đức và những phẩm chất nghề nghiệp và sự ổn định chung của nhân cách sinh viên đƣợc phát triển.
Khả năng tự giáo dục của sinh viên đƣợc nâng cao.
Tính độc lập và sẵn sàng đối với nghề nghiệp tƣơng lai đƣợc củng cố.
1.4.3. Trí sáng tạo của sinh viên sư phạm kỹ thuật
1.4.3.1 Biểu hiện trí sáng tạo của sinh viên SPKT
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã cố gắng tìm tòi và tổng hợp các công trình nghiên cứu trí sáng tạo trong nƣớc và ngoài nƣớc tuy nhiên chƣa có công trình nghiên cứu nào nói lên đƣợc biểu hiện của tri sáng tạo của sinh viên kỹ thuật nói chung vì vậy chúng tôi chỉ đƣa ra những lí luận về biểu hiện trí sáng tạo của sinh viên kỹ thuật dựa trên cơ sở những đặc trƣng cơ bản của ngƣời sáng tạo.
Biểu hiện chung của ngƣời có trí sáng tạo cũng nhƣ các sinh viên kỹ thuật bao gồm:
- Tò mò ham hiểu biết
- Thích những tri thức mới, tiên tiến - Kiên trì giải quyết vấn đề mới
- Có kỷ luật và gắn bó với công việc đã nhận. - Thích làm việc
- Khó chịu với những nguyên tắc và giới hạn do ngƣời khác áp đặt. - Luôn thích tìm kiếm khó khăn và thử thách
- Hứng thú rộng và hài hƣớc
- Có sự độc đáo và sáng tạo có giá trị - Có trực giác tốt
- Có năng lực tiến hành công việc từ đầu đến cuối
- Thận trọng trong mọi tình huống và có lập trƣờng rõ ràng - Có năng lực tự lập và tự chủ cao
- Luôn cố gắng thay đổi điều kiện lao động - Sống có nội tâm
1.4.3.2 Mức độ trí sáng tạo của sinh viên sư phạm kỹ thuật
Sinh viên nói chung và sinh viên kỹ thuật nói riêng đều ở độ tuổi từ 18 -25 là độ tuổi mà theo các nhà nghiên cứu cho rằng mức độ sáng tạo đạt ngƣỡng cao nhất trong cả cuộc đời con ngƣời.
Trên cơ sở nghiên cứu thƣờng chia sáng tạo của sinh viên nói chung cũng nhƣ sinh viên kỹ thuật nói riêng theo các mức độ sau:
A: Mức độ sáng tạo yếu, kém
B: Mức độ sáng tạo dƣới trung bình C: Mức độ sáng tạo trung bình D: Mức độ sáng tạo trên trung bình E: Mức độ sáng tạo khá
F: Mức độ sáng tạo giỏi G: Mức độ sáng tạo xuất sắc
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến trí sáng tạo của sinh viên sư phạm kỹ thuật
a) Các yếu tố chủ quan về phía sinh viên - Vốn kinh nghiệm:
Đối với lĩnh vực kỹ thuật nếu các em có một vốn sống vốn trải nghiệm phong phú sẽ tạo cho các em một nguồn nhận thức phong phú để từ đó các em có thể vận dụng vào những bài học của mình cũng nhƣ vào thực tế.
- Tư duy , trực giác, trí nhớ, cảm xúc
Sinh viên có tƣ duy trực giác tốt có thể cảm nhận ngay từ lần đầu tiên những chi tiết yếu tố thẩm mỹ một cách có chiều sâu và trọn vẹn. Nhờ trí nhớ để lƣu giữ lại những hình ảnh đó và tái hiện khi cần thiết. Cảm xúc đấy chính là sự nhạy cảm, đam mê khát vọng sáng tạo.
- Tưởng tượng: Đây đƣợc xem là yếu tố hàng đầu đối với sinh viên các
nhìn mới mẻ hơn về các sự vật, từ đó giúp họ thực hiện công việc của mình tốt hơn.
- Tính cách, tính tích cực hoạt động, sự nỗ lực rèn luyện: Đây sẽ là
những yếu tố bổ trợ giúp cho trí sáng tạo của sinh viên đƣợc phát triển.
b) Các yếu tố khách quan
- Môi trường gia đình:
Gia đình đó là cái nôi sinh thành và nuôi dƣỡng con ngƣời, do đó nó cũng đƣợc xem là điều kiện tiền đề cho quá trình hình thành và phát triển trí sáng tạo. Những biểu tƣợng ban đầu những hình ảnh mới đầu tiên xuất hiện trong trí não, những xúc cảm tình cảm sự yêu thƣơng chăm sóc mà con ngƣời nhận đƣợc cảm nhận đƣợc đầu tiên cũng bắt nguồn từ gia đình. Những thử nghiệm sáng tạo đầu tiên đƣợc thực hiện hóa trong môi trƣờng gia đình.
Tác giả Mihalay cho rằng: Không khí gia đình thân thiện có ảnh hƣởng lớn đến khả năng sáng tạo của trẻ. Còn ngƣợc lại những đứa trẻ của những gia đình không đầm ấm và ít khi động viên quan tâm đến con thì hạn chế về học tập. Chúng thƣờng cảm thấy phiền muộn hơn và thất vọng nhiều hơn những đứa trẻ đƣợc nâng đỡ, khen ngợi động viên từ ngƣời thân, từ cha mẹ mình. Từ đó tác giả đi đến kết luận: gia đình không hạnh phúc không sản sinh ra nhân tài, nếu có thì cũng chỉ là những nhân tài bất hạnh (23, tr.28).
- Môi trường nhà trường:
Yếu tố nhà trƣờng đóng vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến sự rèn luyện và phát triển trí sáng tạo của sinh viên. Nhà trƣờng xây dựng nội dung, chƣơng trình học, phƣơng pháp dạy học và tổ chức các hoạt động phù hợp, đội ngũ giảng viên có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn, năng lực sƣ phạm giỏi, thị hiếu thẩm mỹ tốt để đào tạo ra những kĩ sƣ giỏi, những công nhân lành nghề. Nhà trƣờng cũng đầu tƣ trang thiết bị dạy học phù hợp với đặc thù đào tạo của các ngành học nhƣ phòng học, xƣởng thực hành, trang
thiết bị dụng cụ học tập phù hợp với nhu cầu phát triển chung của xã hội. Nhờ đó sinh viên có điều kiện để phát triển khả năng sáng tạo của mình.
Bàn về vai trò của nhà trƣờng, E.B.Torrance đã nêu ra 5 khuyến khích sự sáng tạo mà các nhà giáo dục nên thực hiện để phát huy khả năng của ngƣời học bao gồm:
+ Giáo viên phải tôn trọng những câu hỏi khác thƣờng của ngƣời học. + Tôn trọng những ý tƣởng sáng tạo và sự tƣởng tƣợng của ngƣời học. + Tỏ ra cho ngƣời học thấy những ý kiến của các em có giá trị
+ Thỉnh thoảng để cho ngƣời học luyện tập mà không lo ngại bị đánh giá.
+ Khi đánh giá cần tạo mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả
Nhiều nhà Tâm lý học đã chỉ ra rằng kẻ thù số một của sáng tạo chính là sụ phê bình quá mạnh mẽ và sự lƣời biếng [23, tr.33]. Chính vì vậy các nhà giáo dục cần có niềm tin rằng mỗi ngƣời học đều có tiềm năng sáng tạo, giúp các em hình thành niềm yêu thích hoạt động, thói quen làm việc kiên trì và nghị lực vƣợt qua khó khăn, phát huy đƣợc tính chủ động, tích cực sáng tạo.
Tiểu kết chƣơng 1
Sáng tạo và trí sáng tạo là những vấn đề nghiên cứu mới mẻ đƣợc nhiều các học giả và các quốc gia trên thế giới quan tâm.
Sáng tạo và trí sáng tạo đƣợc nghiên cứu trên nhiều phƣơng diện: Khái niệm, bản chất, cấu trúc, đặc điểm, biểu hiện, các yếu tố ảnh hƣởng...
Trí sáng tạo của sinh viên đƣợc chia làm các mức độ khác nhau và có những đặc điểm, biểu hiện tƣơng đồng với ngƣời sáng tạo nói chung đồng thời cũng mang những sắc thái khác biệt do những đặc thù của lứa tuổi, của môi trƣờng đào tạo, học tập chi phối.
Sáng tạo kỹ thuật là sự sáng tạo mới trong kỹ thuật qua đó nâng cao hiệu quả lao động, chất lƣợng sản phẩm giảm bớt sức lao động cho con ngƣời và giảm giá thành sản phẩm cũng nhƣ rút ngắn thời gian lao động.
Mặc dù sáng tạo kĩ thuật là một yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất lao động nhƣng lại là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ mà từ trƣớc đến nay chƣa đƣợc nghiên cứu và có rất ít tài liệu nghiên cứu nói về vấn đề này.
Chƣơng 2:
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
- Trường đại học sư phạm kỹ thuật Vinh
Trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh là cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội Việt Nam. Trụ sở chính của trƣờng thuộc phƣờng Hƣng Dũng Thành phố Vinh.
Năm 1960 Trƣờng Công nhân kỹ thuật Vinh đƣợc thành lập và là tiền thân của trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh.
Năm 1999, Trƣờng cao đẳng Kỹ thuật Vinh đƣợc thành lập dựa trên cơ sở trƣờng Công nhân Kỹ thuật Vinh theo Quyết định số: 129/1999/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 28 – 05 năm 1999. Trƣờng chủ yếu là đào tạo giáo viên dạy nghề và kỹ thuật viên trình độ cao đẳng.
Năm 2006 Trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh đƣợc thành lập trên cơ sở trƣờng cao đẳng sƣ phạm Kỹ thuật Vinh theo Quyết định số 78/2006/QĐ- TTG của Thủ tƣớng chính phủ Việt Nam ngày 14- 04-2006. Trƣờng đào tạo các ngành nghề trình độ đại học, cao đẳng, kỹ sƣ và kỹ thuật viên. Trƣờng là cơ sở đào tạo trình độ cao ở khu vực miền Trung và cả Việt Nam, thực hiện công tác nghiên cứu khoa học gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo giáo viên dạy nghề với đào tạo nghề sản xuất.
Trƣờng có 10 khoa và bộ môn: Khoa cơ khí chế tạo máy, khoa cơ khí động lực, khoa điện, khoa điện tử, khoa công nghệ thông tin, khoa sƣ phạm kỹ thuật, khoa đại cƣơng và ngoại ngữ, khoa kinh tế, khoa tại chức, khoa lý luận chính trị.
- Sinh viên trường đại sư phạm kỹ thuật Vinh
Sinh viên trƣờng đại học sƣ phạm kỹ thuật Vinh đến từ các tỉnh miền Trung nhƣ Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình.... Đa số xuất thân từ các gia đình ở nông thôn, nghề nghiệp chính là nông nghiệp, một số ít là con các gia đình sản xuất thủ công nghiệp, kinh doanh nhỏ và gia đình công nhân viên chức.
Sinh viên trƣờng đại học sƣ phạm kỹ thuật Vinh đang ở giai đoạn chín