Chân dung sáng tạo của một số sinhviên là đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trí sáng tạo của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 70 - 73)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.7. Chân dung sáng tạo của một số sinhviên là đại diện

Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng về mức độ đặc điểm biểu hiện trí sáng tạo của sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chân dung tâm lý của 4 trƣờng hợp điển hình trong đó có 2 chân dung SV đạt mức sáng tạo giỏi, 2 chân dung sinhviên đạt mức sáng tạo yếu.

- Trƣờng hợp thứ nhất

Học và tên: N.V.C Giới tính: Nam, sinh viên năm thứ 3 khoa Cơ khí chế tạo máy, học lực giỏi.

Kết quả TSD- Z: Dạng A: 52, Dạng B: 47, Dạng A + B: 96. Xếp loại khá Ở hầu hết các tiêu chí của Test sinh viên này đều đƣợc điểm khá cao, sát ngƣỡng giỏi, hình thành ý tƣởng nhanh, cách thể hiện mới lạ, dám vƣợt ra khỏi khuôn khổ giới hạn. Có trí tƣởng tƣợng phong phú khả năng tƣ duy tốt.

Kết quả giải bài tập đo nghiệm cho thấy sinh viên có các đặc điểm của trí sáng tạo nổi bật: có năng lực mềm dẻo qua việc qua việc lấy nút chai ra khỏi cái chai rỗng, hình thành nhiều ý tƣởng mới lạ độc đáo, khả năng nhạy

Theo quan sát của chúng tôi và sự đánh giá của các thầy cô giáo giảng dạy: SV C. Là ngƣời có nhiều yếu tố của con ngƣời sáng tạo. Trong các giờ học các môn chuyên nghành sinh viên này có sự đam mê, tập trung chú ý, khả năng tiếp thu bài giảng tốt. Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức, thực hành nhiều và có trách nhiệm với việc đã nhận. C. luôn biết cách nhìn nhận ra vấn đề, sửa chữa và làm mới mọi điều xung quanh mình. Điều này cũng giúp cho C. trong việc thực hành những tri thức mà mình đã đƣợc học.

Ngoài ra C. còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia các câu lạc bộ dành cho ngƣời yêu thích sự sáng tạo của trƣờng, tham gia các cuộc thi trí sáng tạo cấp khối, cấp trƣờng và có những thành tích nhất định.

- Trƣờng hợp thứ 2:

Họ và tên: T.V.H.L Giới tính nữ, Sinh viên năm thứ 3 khoa SP kỹ thuật, Học lực: Giỏi

Kết quả TSD – Z: Dạng A: 53, Dạng B: 50, Dạng A+B: 97 Xếp loại khá Đạt điểm tối đa ở các tiêu chí Mr, Bs, Pm, Vh, Vkh, BqA, BqB, BqC Điểm bài tập đo nghiệm

Từ những kết quả trên cho thấy SV L. là ngƣời có khả năng bao quát tốt, dám vƣợt chuẩn, vƣợt khung, không tuân theo sự rập khuôn, lặp lại mà luôn tìm những cái mới, lạ, độc đáo. Khả năng tƣởng tƣợng tƣ duy tốt. Nhạy cảm trong quá trình sáng tạo. Trong những giờ học lý thuyết trên lớp, khi giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, các cách thức giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung bài học L. thƣờng mạnh dạn trình bày phát biểu theo lập luận suy nghĩ của bản thân trên cơ sở những kiến thức và kinh nghiệm đã có. Ngoài ra L. là ngƣời thích làm việc, là ngƣời có kỷ luật gắn bó với công việc đã nhận, kiên trì hứng thú với những vấn đề mới. Đặc biệt khi có những ý tƣởng mới xuất hiện L. thƣờng nhanh chóng lên kế hoạch triển khai thực hiện chúng. Vì vậy mà năm 2010 – 2011, L. đã đƣợc hội đồng chuyên môn của khoa đánh giá có tính sáng tạo cao.

- Trƣờng hợp thứ 3:

Họ tên: T.V.Q Giới tính: Nam, sinh viên năm thứ 3 khoa Cơ khí chế tạo máy, Học lực: Trung bình

Kết quả TSD – Z: Dạng A: 15, Dạng B: 16, Dạng A+B: 31 Xếp loại: Yếu Sinh viên này đạt điểm kém ở tất cả các tiêu chí và bài tập đo nghiệm. Từ những kết quả trên kết hợp với việc quan sát, phỏng vấn và qua sự đánh giá của giáo viên chúng tôi nhận thấy: Q. Là ngƣời khá máy móc rập khuôn trong tất cả các hoạt động, sức ì lớn, ngại sự thay đổi ngại cái mới. Khả năng tiếp thu bài mới còn nhiều khó khăn. Q. vƣợt qua những bài học của mình nhờ sự nỗ lực của bản thân. Trong quá trình thực hiện test TSD – Z cũng nhƣ giải các bài tập đo nghiệm Q. luôn thể hiện sự nóng vội, ngại khó và thực hiện theo hình thức đối phó thể hiện sự lƣời suy nghĩ với cái mới.

- Trƣờng hợp thứ 4:

Họ và tên: T.T.N Giới tính: Nữ, sinh viên năm thứ 3 khoa điện trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh, Học lực: yếu

Kết quả TSD – Z: Dạng A: 10, Dạng B: 12, Dạng A+B: 22 Xếp loại: Yếu Sinh viên này đạt điểm kém ở các tiêu chí của test TSD – Z cũng nhƣ các bài tập đo nghiệm

Từ những kết quả trên cùng với việc quan sát và phỏng vấn và qua sự đánh giá của giáo viên, chúng tôi nhận thấy gia đình N. Là một gia đình có điều kiện, bố mẹ đều là công chức bên ngành điện, ngay sau khi ra trƣờng thì N. Đã có một công việc ổn định theo ngành của bố mẹ. Đó cũng chính là một yếu tố làm tăng sức ì trong quá trình học tập và sáng tạo của N. Trong quá trình học tập N. là một ngƣời lƣời làm việc, không có sự say mê hứng thú trong học tập, hầu nhƣ không nắm đƣợc nội dung của chƣơng trình học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trí sáng tạo của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)