.3 Mức độ sáng tạo của sinhviên năm thứ ba thể hiện qua test TSD-Z

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trí sáng tạo của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 52)

TSD- Z

Từ bảng kết quả trên chúng ta có thể khẳng định mức độ sáng tạo của sinh viên năm thứ ba trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh ở mức độ thấp. Mức độ đó thể hiện: không có sinh viên nào đạt mức độ giỏi và xuất sắc, chỉ có 2% sinh viên năm thứ nhất đạt mức độ sáng tạo loại khá, 9% đạt mức trên trung bình, 18% ở mức độ trung bình, có tới 50% ở mức dƣới trung bình và 21 % ở mức độ kém.

c) Phân tích kết quả Test dưới góc độ năm học

Bảng 3.5 Mức độ sáng tạo của sinh viên dưới góc độ năm học

Mức độ A – Yếu (%) B – Dƣới TB (%) C – TB (%) D – Trên TB (%) E – Khá (%) F – G Giỏi (%) SV năm thứ 3 21 50 18 9 2 0 SV năm thứ nhất 25 52 12 9 2 0

Biểu đồ 3.4 Mức độ sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Vinh

Qua bảng so sánh trên chúng ta nhận thấy mức độ sáng tạo của sinh viên năm thứ 3 có cao hơn mức độ sáng tạo của sinh viên năm thứ nhất, tuy nhiên mức độ chênh lệch không đáng kể.

3.2.2. Trí sáng tạo của sinh viên ĐHSP kỹ thuật Vinh so với các đại học khác học khác

Mức độ sáng tạo sủa sinh viên trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh với các trƣờng đại học khác.

Bảng 3.6 Mức độ sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh so với các trường khác A – Yếu (%) B – Dƣới TB (%) C – TB (%) D – Trên TB (%) E – Khá (%) F – Giỏi (%) G – Xuất sắc (%) SV trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh 20 45 18 12 5 0 0 SV trƣờng ĐH Nghệ Thuật – ĐH Huế 0,5 10,9 66,7 14,1 6,2 1,6 0 SV khoa tự nhiên trƣờng ĐHKHTN - ĐHQGHN 17 19 39 19 1 1,1 0

Biểu đồ 3.5 Mức độ sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh so với các trường khác

Qua bảng so sánh trên chúng tôi nhận thấy mức độ sáng tạo của sinh viên trƣờng ĐHSP kỹ thuật Vinh khá chênh lệch với các trƣờng khác. Mức độ sáng tạo của đa số sinh viên các trƣờng đều nằm ở mức độ trung bình trong khi phần nhiều các sinh viên trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh nằm nhiều ở mức độ dƣới trung bình. Mặt khác ở trƣờng ĐH Nghệ thuật – ĐH Huế hay trƣờng ĐHKHTN – ĐHHQGHN đều có trên 1% cá nhân đạt mức độ sáng tạo giỏi trong khi SV ở trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh hầu nhƣ không có các cá nhân sáng tạo nổi bật.

3.2.3. Trí sáng tạo của sinh viên ĐHSP kỹ thuật Vinh qua giới

Phân tích kết quả sáng tạo của sinh viên theo giới tính

Bảng 3.7 Mức độ sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Vinh theo giới tính

Giới tính Mức độ sáng tạo A – Yếu (%) B – Dƣới TB (%) C – TB (%) D – Trên TB (%) E – Khá (%) F – Giỏi (%) G – Xuất sắc (%) Nam 23 49 14 10 4 Nữ 20 45 18 12 5

Biểu đồ 3.6. Mức độ sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Vinh theo giới tính

Qua biểu đồ so sánh trên chúng ta nhận thấy có sự phân hóa rõ rệt về mức độ sáng tạo ở nam sinh viên trong khi ở nữ sinh viên hầu nhƣ không có sự phân hóa rõ ràng. Cụ thể đa phần mức độ sáng tạo của nữ sinh viên ở mức độ trung bình và một ít trên trung bình. Trong khi thì phần lớn mức độ sáng tạo khá và mức độ sáng tạo yếu đều thuộc về nam sinh viên. Nhƣ vậy chứng tỏ ở sinh viên trƣờng ĐHSP kỹ thuật Vinh một số sinh viên nam có mức độ sáng tạo khá trong khi một số khác lại ở mức độ kém, có sự phân hóa rõ rệt trong khi đối với nữ sinh viên thì không có quá nhiều sự chênh lệch. Ngoài ra khi nghiên cứu những sản phẩm Test của SV chúng tôi nhận thấy sinh viên nữ bộc lộ tốt sự nhạy cảm khả năng quan sát có tính kiên định và tính kiềm chế bản thân, cẩn thận nhƣng cảm xúc thƣờng thay đổi không ổn định. Các em thƣờng vẽ những hình ảnh gắn với quá khứ những cảnh sinh hoạt quen thuộc nhƣ góc học tập, phong cảnh làng quê, thuyền biển, con sông giếng nƣớc… trong khi đó sinh viên nam có cảm xúc ổn định, thích thể hiện cái tôi, nhƣng kém nhạy cảm và các em thƣờng vẽ các hình ảnh gắn với hiện tại nhƣ ly cà phê, thuốc lá, bóng đá…Khi thực hiện Test, SV nam thƣờng vẽ nhanh ít bị gò bó trong khuôn khổ trong khi đó sinh viên nữ thƣờng vẽ tỉ mỉ trau chuốt từng chi tiết và phần lớn SV nữ chƣa dám thể hiện cái riêng của mình, hầu nhƣ không vẽ ở ngoài khung chữ nhật. Chỉ dám sáng tạo vừa đủ.

3.2.4. Trí sáng tạo của sinh viên ĐHSP kỹ thuật Vinh qua học lực

Bảng 3.8 Mức độ sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Vinh theo học lực Mức độ Học lực A – Yếu (%) B – Dƣới TB (%) C – TB (%) D – Trên TB (%) E – Khá (%) Xuất sắc 23 49 14 10 4 Giỏi 20 45 18 12 5 Khá 18 50 17 12 3

Biểu đồ 3.7. Mức độ sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Vinh theo học lực

Qua bảng thống kê trên chúng ta nhận thấy có sự khác biệt khá lớn về mức độ sáng tạo giữa những sinh viên giỏi xuất sắc với những sinh viên kém. Đa số sinh viên có học lực kém, trung bình đều có mức độ sáng tạo kém, dƣới trung bình. Những sinh viên có mức độ sáng tạo khá, trên trung bình đều có học lực tốt.

3.2.5. Trí sáng tạo của sinh viên ĐHSP kỹ thuật Vinh theo khoa

Phân tích so sánh kết quả TSD-Z dƣới góc độ ngành học

Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi chọn ngẫu nhiên các đối tƣợng sinh viên đại diện cho các ngành học: khoa cơ khí chế tạo, khoa điện, khoa sƣ phạm kỹ thuật.

So sánh kết quả nghiên cứu trí sáng tạo trên 3 khối sinh viên trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh

Bảng 3.9 Bảng kết quả nghiên cứu trí sáng tạo trên 3 khối sinh viên trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh

Mức độ sáng tạo

Khối lớp A (%) B (%) C (%) D (%) E (%) F-G (%)

Khoa cơ khí chế tạo máy 30 27 25 10 8

Khoa Điện 55 24 11 8 2

Khoa SP Kỹ thuật 45 26 14 11 4

Biểu đồ 3.8. Bảng kết quả nghiên cứu trí sáng tạo trên 3 khối sinh viên trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh

Qua phân tích số liệu chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau về mức độ sáng tạo của SV giữa các ngành học tuy nhiên sự chênh nhau không đáng kể. Trong đó mức độ sáng tạo của khoa cơ khí chế tạo máy cao nhất, tiếp theo là mức độ sáng tạo của khoa SP kỹ thuật và cuối cùng khoa điện. Điều này có thể đƣợc lý giải nhƣ sau:

Ngành cơ khí chế tạo máy là một ngành đƣợc các thí sinh dự thi luôn đánh giá cao và bản thân mỗi sinh viên khi quyết tâm theo học ngành này bản thân họ đã phải luôn cố gắng vƣợt qua bản thân để tìm cho mình những điều mới mẻ đáp ứng của ngành học. Và đặc trƣng của ngành này là mỗi cá nhân phải tự vƣơn lên để có vị trí của mình cho sự nghiệp của mình sau. Cho nên mỗi SV của khoa này đều có chất lƣợng đầu vào tốt, ý thức rèn luyện tốt. Yêu cầu sáng tạo của SV khoa SP kỹ thuật cũng đòi hỏi khá cao tuy nhiên đấy không phải là yếu tố quyết định ảnh hƣởng lớn đến sinh viên nên không khuyến khích hết khả năng sáng tạo của sinh viên. Còn ngành điện là một ngành không đòi hỏi quá nhiều đến yếu tố sáng tạo, sáng tạo chỉ là một yếu tố cần và giúp cho SV thuận lợi hơn trong học tập cũng nhƣ trong công việc sau này chứ không phải là yếu tố quyết định cho nên mức độ sáng tạo của sinh viên khoa Điện đạt mức độ thấp.

3.3. Trí sáng tạo của sinh viên ĐHSP Vinh qua bảng hỏi

Để tìm hiểu quan niệm của sinh viên về trí sáng tạo chúng tôi tiến hành điều tra trên 2 phƣơng diện: quan niệm về cá nhân sáng tạo, các phƣơng pháp học tập phát huy trí sáng tạo.

Bảng 3.10 Quan niệm về cá nhân sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Vinh qua bảng hỏi

Biểu

hiện Quan niệm

GV (%) SV (%) Chung (%) Cá nhân sáng tạo

Thích những tri thức mới tiên tiến 87,3 84 82

Thƣờng xuyên sao chép lại tài liệu 0 5,2 4,5

Khi có những ý tƣởng mới xuất hiện nhanh chóng

lên kế hoạch triển khai để thực hiện chúng 73 67 70

Tự ý làm theo những gì mình thích 10,5 20 15,3

Khó chịu với những nguyên tắc giới hạn 17,8 30,7 20,5

Có tƣ duy trực giác tốt 85 83 84

Ngƣời có tƣ duy trí nhớ tốt 78 83 80,5

Ngƣời có trí tƣởng tƣợng phong phú có linh cảm

trực giác tốt 70 75 72

ngƣời luôn thích tranh luận hay đƣa ra những thắc mắc hay đặt câu hỏi với giáo viên với bạn bè về các vấn đề lên quan đến học tập và trong cuộc sống.

65 72 67 Ý kiến khác 0 4,2 3,6 Phƣơng pháp học tập phát huy trí sáng tạo

Tự học có hƣớng dẫn điều khiển của GV 6,8 6,8 6,8

Nắm vững lý thuyết, thực hành nhiều 3,3 9,4 8,6

Đƣợc phổ biến cập nhật những thành tựu mới tiên

tiến 9,8 30,5 20,4

Học qua việc xâm nhập thực tế 3,3 6,2 5,8

Bầu không khí tập thể lớp học 5,6 7 6,4

Theo kết quả tổng hợp đƣợc chúng tôi rút ra những biểu hiện của ngƣời có trí sáng tạo theo quan niệm của SV ĐHSP kỹ thuật Vinh nhƣ sau:

- Là những ngƣời thích thể hiện vận dụng những kiến thức học một cách hợp lý

- Tự tin và độc lập. Ý thức tự chủ và quyết đoán cao luôn có chính kiến riêng, có niềm tin mạnh mẽ vào chính kiến của mình.

- Biết cách trình bày bài học của mình dựa trên những ý tƣởng mới lạ, độc đáo có dấu ấn cá nhân mạnh mẽ.

- Biết suy nghĩ chệch hƣớng không chấp nhận rập khuôn - Tìm cho mình một phong cách sáng tác phù hợp

- Là những ngƣời có tƣ duy nhạy bén linh hoạt mềm dẻo - Là ngƣời có tƣ duy trí nhớ tốt

- Là ngƣời có trí tƣởng tƣợng phong phú có linh cảm trực giác tốt

- Là ngƣời luôn thích tranh luận hay đƣa ra những thắc mắc hay đặt câu hỏi với giáo viên với bạn bè về các vấn đề lên quan đến học tập và trong cuộc sống.

- Ham hiểu biết, say mê với công việc

- Trong học tập là ngƣời biết cách học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau thầy cô, bạn bè, sách vở, internet

3.4. Trí sáng tạo của sinh viên ĐHSP Vinh qua giải bài tập đo nghiệm nghiệm

Biểu hiện trí sáng tạo của sinh viên trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh qua kết quả giải các bài tâp đo nghiệm

Bảng 3.11 Kết quả bài tập đo nghiệm trí sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh

TT Mức độ sáng tạo Tên bài tập Dƣới TB (%) TB (%) Khá (%) Giỏi (%) XS (%) 1 Cách sử dụng khác lạ 74,4 25,6 0 0 0 2 Định nghĩa lại sự vật 9 73,7 17,3 0 0 3 Ghép hình từ đƣờng nét 60,2 39,8 0 0 0

4 Tìm điểm giống nhau 52,6 0 0 47,4 0

5 Tình huống giả định 43 56 0 0 0

6 Bài toán về đƣờng đi 11,3 52 35 0,75 0

7 Bài toán về que diêm 98,7 0 0 0 1,3

8 Nêu 3 lý do bút chì có 6 cạnh 30 57 10 3 0

Theo bảng trên chúng ta thấy có 0,75% sinh viên có tính linh hoạt ở mức độ giỏi, những sinh viên này khi thực hiện bài toán về đƣờng đi họ thƣờng đạt 2 yêu cầu: tìm đƣợc nhiều đƣờng đi xuất phát từ điểm “A” đến điểm “B” và tìm đƣợc nhiều đƣờng mới, độc đáo. Với sinh viên đạt mức độ linh hoạt thấp họ chỉ tìm ra những đƣờn dễ thấy thƣờng đi qua 3 điểm của hình tròn, những sinh viên đạt mức độ thấp, khá thì bắt đầu phát hiện đƣợc nhữn đƣờn đi phức tạp hơn (đi qua 4 điểm) còn những sinh viên giỏi họ đã tỉm ra đƣợc những con đƣơng mới, phức tạp và độc đáo trong đó có sự đảo lộn hoán đổi và xoay vòng vai trò của các điểm.

Tính nhạy cảm có 47,4% đạt mức giỏi, nhạy cảm đƣợc biểu hiện trong bài tập tìm điểm giống nhau, nêu lý do. Tình huống ở đây đó là quyển sách và cửa sổ có 3 điểm giống nhau. Sinh viên phải thật nhạy cảm mới tìm ra đƣợc những điểm giống nhau đó. Hay tình huống nêu lý do vì sao bút chì có 6 cạnh phải có sự nhạy cảm sinh viên mới nhận ra vấn đề.

Tính mềm dẻo có 35,3 % sinh viên đạt mức khá.

Có 3,8% sinh viên đạt mức khá với các sự vật hiện tƣợng mà bài tập đo nghiệm đƣa ra nhƣ cánh đông là nơi nuôi dƣỡng tƣơng lai... mà chƣa có mức độ độc đáo và phức tạp hơn.

3.5. Kết quả tổng hợp

a) Đánh giá chung về thực trạng

+ Về mức độ sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP Kỹ Thuật Vinh

- Mức độ sáng tạo của sinh viên trƣờng ĐHSP Kỹ Thuật Vinh ở mức độ trung bình kém, không có mức độ sáng tạo loại giỏi, xuất sắc, chỉ có loại khá, trên trung bình và trung bình. Mức độ sáng tạo yếu, dƣới trung bình chiếm tỷ lệ lớn.

+ Về biểu hiện và đặc điểm trí sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP Kỹ Thuật Vinh

- Sinh viên có khả năng nhạy cảm trong quá trình sáng tạo.

- Sinh viên có khả năng vƣợt ra khỏi những khuôn khổ, ràng buộc, chuẩn mực cũ trong quá trình sáng tạo.

- Luôn biết thắc mắc, tranh cãi với mọi ngƣời về các vấn đề họ quan tâm. - Các đặc điểm nổi trội nằm ở các tiêu chí đơn lẻ, không đồng đều và chỉ biểu lộ ở mức sơ khai, có nghĩa là trong giai đoạn đầu nên không ổn định.

- Phần lớn các sinh viên yếu hoặc không có tính mở rộng vấn đề trong quá trình sáng tạo.

- Sinh viên không có hoặc rất yếu về các năng lực liên tƣởng xa và khả năng tạo ra cái hiếm lạ, độc đáo trong quá trình sáng tạo.

- Trí tƣởng tƣợng của sinh viên không phong phú, sâu sắc, trí tƣởng tƣợng bị hạn chế nhiều do bị chế ƣớc , tác động, ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi những hình ảnh, biểu tƣợng của môi trƣờng sống cũ. Trí tƣởng tƣợng không

đƣợc kích hoạt thông qua quá trình tạo những liên kết mới với những hình ảnh, biểu tƣợng của môi trƣờng sống hiện tại, với tri thức, những biểu tƣợng trong môi trƣờng học tập đào tạo mới (trƣờng đại học), với những kích thích từ phƣơng tiện truyền thông và với các biểu tƣợng mang xu thế tƣơng lai.

- Trí sáng tạo của sinh viên chịu tác động mạnh mẽ bởi vốn kinh nghiệm cũ, đƣợc tạo thành từ những hình ảnh, biểu tƣợng của môi trƣờng sống quen thuộc, các yếu tố khác nhau nhƣ quá trình học tập, môi trƣờng học tập, trí thức chung và những trí thức khoa học- kỹ thuật- công nghệ hiện đại, sự tác động của giảng viên…không có vai trò lớn trong quá trình sáng tạo của sinh viên.

- Trí sáng tạo của sinh viên khoa cơ khí chế tạo máy, trƣờng ĐHSP Kỹ Thuật Vinh trội hơn về tính mềm dẻo và tính cấu trúc – kế hoạch.

- Sinh viên khoa SPKT, trƣờng ĐHSP Kỹ Thuật Vinh trội hơn về thành phần định nghĩa lại sự vật, hiện tƣợng trong trí sáng tạo.

- Sinh viên ở cả ba khoa Điện, cơ khí chế tạo máy, SPKT trƣờng ĐHSP Kỹ Thuật Vinh là tƣơng đồng nhau về tính linh hoạt và nhạy cảm trong trí sáng tạo.

Xét ở mức độ tổng thể chúng tôi thấy trí sáng tạo của sinh viên, trƣờng ĐHSP Kỹ Thuật Vinh ở cả ba khối Điện, cơ khí chế tạo máy, SPKT không có sự khác biệt nhau về mức độ, cũng nhƣ biểu hiện và đặc điểm.

* Những mặt mạnh

Trên cơ sở phân tích tổng hợp các số liệu nghiên cứu chúng tôi rút ra đƣợc một số đặc điểm nổi trội trong quá trình sáng tạo của sinh viên trƣờng ĐHSP kỹ thuật Vinh nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trí sáng tạo của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)