CHƢƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN JUHA
3.4. Những biến thể của truyện Juha trong văn họccác nƣớc Trung Đông
3.4.3. So sánh truyện Juha, Nashrudin Hoja và Mullah Nashrudin
Dựa trên bài nghiên cứu “So sánh nhân vật Nashrudin Hoja, Juha và Mullah Nashrudin: Tìm hiểu sự hài hƣớc trong văn hóa Trung Đông” của Maman Lesmana, tác giả đã phân tích ba truyện cƣời ngắn về ba nhân vật Juha, Nashrudin Hoja và Mullah Nashrudin nhằm làm rõ đặc trƣng của mỗi truyện.
Truyện Nashrudin Hoja
Câu chuyện của Burak Sansal(2010)[54]:
“Một ngày nọ, một vài người từ Aksehir có chêu trọc Nashrudin Hoja rằng: “Này Hoja, anh nói rằng anh còn hơn cả các vị thánh, vậy anh chứng minh đi!”
Hoja cố gắng kiềm chế nên im lặng, nhưng cuối cùng cũng phải thốt nên lời: “Đúng rồi, cũng gần như vậy.”
“Các vị thánh có siêu năng lực và cho mọi người thấy siêu năng lực của họ. Nếu anh hơn họ thì anh hãy cho chúng tôi xem siêu năng lực của anh đi”. Mọi người nói.
“Được thôi, hãy thử xem”. Hoja lại gần một cây to trước mặt anh ấy và nói: “Này cây, hãy lại gần và đứng trước mặt tôi nào”.
Thực ra, cây không thể làm theo lệnh của Hoja. Chỉ có Hoja chạy lại chỗ cây và đứng ở đó. Những người Aksehir nhìn Hoja cười lớn và chế giễu: “Này Hoja, anh đang làm gì vậy? Anh không thể làm cây di chuyển mà thay vào đó là anh.”
“Là một người ở mức hơn cả các vị thánh thì không được kiêu ngạo.” Hoja nói- “Nếu cây không thể đi tới đây, thì chúng ta phải đến chỗ nó”[Phụ lục 15].
Có thể xác định câu chuyện trên là hƣ cấu, bởi câu chuyện bắt đầu bằng trạng ngữ “một ngày nọ”. Theo Zoest (2007), dấu hiệu hƣ cấu của truyện có thể chia thành hai dạng là hình thức và những yếu tố liên quan. “Dấu hiệu về hình thức của truyện hƣ cấu đó là những dấu hiệu trong truyện cho thấy yếu tố hƣ cấu đƣợc ngƣời đọc quan tâm hơn cả ý nghĩa của truyện” [43]. Ví dụ, một số dấu hiệu của truyện hƣ cấu nhƣ trạng từ “ngày xửa ngày xƣa” ở đầu câu chuyệnhay câu “họ sẽ sống hạnh phúc mãi mãi về sau” ở cuối truyện. Những cụm nhƣ vậy là những dấu hiệu đặc trƣng xuất hiện trong truyện cổ tích.
Tuy nhiên, trong câu chuyện trên, nhân vật Nashrudin Hoja là nhân vật có thật vì không có dấu hiệu của những yếu tố liên quan, đó là những cái tên của một vài nhân vật không có thật xuất hiện trong truyện. Trong truyện chỉ đề cập đến tến Nashrudin Hoja và những ngƣời đến từ Aksekir là có thật. Aksekir là tên một ngôi làng mà Hoja đã từng học tại đó. Đây là một câu
chuyện theo mẫu của giai thoại. Theo tác giả N.D. Tamarchenko, giai thoại có hai nét nghĩa, là “Câu chuyện lƣu truyền rộng rãi trong dân gian, thuật lại một cách ngôn ” (M. Petrovski). Thứ hai, giai thoại là thể tự sự cỡ nhỏ nửa truyền miệng, bán văn học, đặc điểm nổi bật của nó là mô tả các nhân vật hành động một cách hàm súc, sơ lƣợc, tập trung vào một tình huống đƣợc suy ngẫm lại, đánh giá lại bằng cách thay đổi hoàn toàn điểm nhìn (“point of view”, bƣớc ngoặt, đột biến). Ở cả phía đối tƣợng của sự kể (đời sống riêng tƣ của nhân vật lịch sử, tức là nhân vật quan phƣơng, hoặc một trƣờng hợp nào đó rút ra từ đời sống của những ngƣời bình thƣờng), lẫn ở phía chức năng, tức là ở cả hai ý nghĩa của thuật ngữ, giai thoại là thể loại không chính thức: vì thế, truyện kể bao giờ cũng mang tính phi văn học, nó là thứ “văn lí thú, một cảnh độc đáo, hay một trang tiểu sử riêng tƣ của một nhân vật lịch sử học rỉ tai, bí mật” (E. Kurganov), đòi hỏi ngƣời kể và ngƣời nghe phải có nhãn quan tƣơng đồng (J. Hein) và sự “tâm đầu ý hợp”, tin tƣởng lẫn nhau trong giao tiếp.
Yếu tố hài hƣớc trong câu chuyện trên có thể thấy qua lời nói của những ngƣời đến từ Aksehir: “Này Hoja, anh nói rằng anh còn hơn cả các vị thánh, vậy anh chứng minh đi!”. Khả năng của Hoja thực tế không thể đƣợc nhƣ vậy tuy nhiên, những ngƣời Aksehir mặc định điều đó. Yếu tố hài hƣớc xuất hiện khi những ngƣời chế giễu ngƣời khác trong khi bản thân không làm đƣợc. Bên cạnh đó, câu Hoja cố gắng kiềm chế nên im lặng, nhƣng cuối cùng cũng phải thốt nên lời: “Đúng rồi, cũng gần nhƣ vậy.”cũng thể hiện sự hài hƣớc trong câu chuyện. Nếu nhƣ Hoja trả lời là “không” thì câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn nữa và kết thúc sẽ không còn thú vị. Tuy nhiên, trong câu chuyện vì không thể kiềm chế nổi và xấu hổ, anh đã thốt nên lời. Sự hài hƣớc xuất hiện khi nhân vật rơi vào tình huống khó nhƣng có cách đối đáp thông minh.
“Đƣợc thôi, hãy thử xem”. Hoja lại gần một cây to trƣớc mặt anh ấy và nói: “Này cây, hãy lại gần và đứng trƣớc mặt tôi nào”.
Thắt nút
Những ngƣời Aksehir nhìn Hoja cƣời lớn và chế giễu: “Này Hoja, anh đang làm gì vậy? Anh không thể làm cây di chuyển mà thay vào đó là anh.”
Cao trào
“Là một ngƣời ở mức hơn cả các vị thánh thì không đƣợc kiêu ngạo.” Hoja nói- “Nếu cây không thể đi tới đây, thì chúng ta phải đến chỗ nó”.
Mở nút
Đây cũng là những chi tiết hài hƣớc của truyện vì câu trả lời của nhân vật là điều mà ngƣời đọc không thể đoán đƣợc. Ngƣời đọc mong chờ Hoja làm một điều gì đó chứ không phải lại gần và nói với cái cây nhƣ vậy. Nếu Hoja làm điều gì mà ngƣời đọc đoán đƣợc thì câu chuyện sẽ không còn thú vị nữa.
Yếu tố hài hƣớc nữa có thể kể tới là sự không thể.Theo Monro(1988:40), “một trong những yếu tố tạo nên sự hài hƣớc đó là những điều không thể”, nhƣ khi cái cây đƣợc mời nói và lại gần Hoja. “Những điều không thể xảy ra có thể đẩy truyện lên cao trào tạo nên tiếng cƣời ở mức cao nhất” [33].
Truyện Juha
Câu chuyện thứ hai về nhân vật Juhha đƣợc trích từ tác giả Helmke(2007):
Ngày xửa ngày xưa, Juha đến nhà một người bạn để vay tiền. “Anh sẽ làm gì với số tiền này?” Người bạn hỏi Juha
“Tôi sẽ mua một con voi” Juha nói
“Một con voi ư?” Anh bạn trả lời một cách giễu cợt. “Anh có nghĩ rằng anh có chỗ đủ để nuôi con voi không? Có đủ tiền đề mua thức ăn cho voi không?” Sau khi nghe bạn nói, Juha trả lời: “Thế anh nghĩ là tôi đến đây để vay tiền hay để xin lời khuyên.”[Phụ lục 16].
Cũng nhƣ câu chuyện về Nashrudin Hoja, câu chuyện bắt đầu bằng trạng ngữ “ngày xửa ngày xƣa” thể hiện sự hƣ cấu vì có những dấu hiệu về mặt hình thức. Tuy nhiên, nhân vật trong truyện lại là nhân vật có thật, Juha nhƣ đã đề cập trong chƣơng 2 là một nhân vật có thật trong lịch sử Ả Rập còn nhân vật ngƣời bạn của Juha thì có thể là hƣ cấu vì đƣợc nhắc đến với một cái tên chung, không cụ thể. Vì vậy câu chuyện trên có thể đƣợc coi là một giai thoại vì nhân vật chính là nhân vật có thật nhƣng câu chuyện chƣa chắc đã thực sự xảy ra.
Khi so sánh truyện Juha với truyện Nashrudin Hoja, yếu tố hài hƣớc trong truyện Nashrudin Hoja thể hiện hầu hết ở các câu trong truyện, còn ở truyện Juha yếu tố hài hƣớc đƣợc thể hiện ở một vài chi tiết nhất định, ít hơn so với truyện Nashrudin Hoja; có thể do truyện Juha trong ví dụ trên ngắn hơn truyện Nashrudin Hoja. Những yếu tố hài hƣớc trong truyện Juha có thể kể đến trong câu: “Thế anh nghĩ là...” bởi đây là lời nói của Juha bắt chƣớc lại lời của ngƣời bạn khi anh ta chế giễu mình. Nếu Juha không sử dụng câu gần giống với ngƣời bạn của mình thì câu chuyện sẽ không còn thú vị. Al- Hufi(1956), trong cuốn “Sự hài hƣớc trong văn học: nguồn gốc và thể loại), Nxb Nahdah Misr Al- Fajalah đã cho rằng “sự hài hƣớc đƣợc thể hiện qua khả năng chơi chữ của nhân vật” [47]. Bên cạnh đó, câu: “....tôi đến đây để vay tiền hay để xin lời khuyên” cũng đƣợc coi là yếu tố hài hƣớc bởi câu trả lời không hề theo ý của ngƣời hỏi. Ngƣời bạn hỏi Juha với mục đích khuyên Juha nên xem xét lại ý định của mình để nhận ra sai lầm của mình và hơn cả là để không hỏi vay tiền nữa. Nhƣng Juha lại trả lời lại bằng câu hỏi trên, là điều ngƣời bạn không thể ngờ tới và cũng là điều ngƣời đọc không thể đoán đƣợc. Đó chính là yếu tố hài hƣớc thứ hai trong truyện. Al- Hufi(1956) “sự hài hƣớc xuất hiện khi nhân vật trả lời câu hỏi một cách khó đoán và không đúng ý ngƣời hỏi” [47].
Truyện Mullah Nashrudin
Câu chuyện cuối cùng về nhân vật Mullah Nashrudin:
“Ngày xửa ngày xưa, một người hàng xóm nhìn thấy Mullah Nashrudin đang cúi xuống tìm kiếm thứ gì đó.
“Anh đang tìm gì vậy, Mullah”. Người hàng xóm hỏi. “Chìa khóa” Mullah trả lời.
Sau một vài phút tìm kiếm, người hàng xóm lại hỏi: “Nó rơi ở đâu?” “Ở nhà” Mullah trả lời.
“Thế sao anh không tìm ở nhà?” người hàng xóm lúng túng. “Vì ở đây sáng rõ hơn”.[Phụ lục 17]
Câu chuyện trên đƣợc coi là truyện hƣ cấu vì có trạng ngữ “ngày xửa ngày xƣa” ở đầu câu chuyện nhƣ truyện Juha. Nhân vật Mullah Nashrudin là nhân vật có thật, có tên tuổi, nơi sinh và ngày sinh trùng với Nashrudin Hoja. Tuy nhiên, nhân vật cũng có thể là hƣ cấu vì nhƣ trong phần 3.4.2 có đề cập nhân vật Mullah đƣợc những ngƣời Sufi sáng tạo ra với mục đích thuyết giảng.
Xét thấy yếu tố hài hƣớc trong truyện Mullah Nashrudin không tƣơng đƣơng với truyện Nashrudin và Juha có yếu tố hài hƣớc dễ nhận thấy hơn. Trong cuốn “Bách khoa toàn thƣ của sự vô nghĩa”(2008) có chỉ ra hài hƣớc có một số cấp độ. Cấp độ đầu tiên là sự trừu tƣợng, là mức độ cơ bản của sự hài hƣớc, là những điều không bình thƣờng. Cấp độ thứ hai là sự vô lý, sự hài hƣớc thể hiện qua những câu từ dài dòng nhƣng không có nghĩa mà chỉ bộc lộ những điều cấm kỵ, không đúng đắn trong xã hội. Cấp độ thứ ba là sự vô nghĩa, lấy bối cảnh để thể hiện sự hài hƣớc nhƣ sự mỉa mai, bắt chƣớc..Cấp độ thứ tƣ là hài kịch, rất khó để tạo nên. Tác giả phải tạo một tình huống thú vị và nhân vật khác biệt với các nhân vật thông thƣờng để câu chuyện mang tính trừu tƣợng cao nhất có thể.
Có thể nói truyện Mullah Nashrudin thuộc thể loại hài kịch. Nhân vật Mullah đƣợc tạo ra bởi ngƣời Sufi để thuyết giảng. Thông qua nhân vật trong
câu chuyện này, ngƣời Sufi muốn truyền tải thông điệp đến ngƣời đọc đó là con ngƣời luôn muốn đạt đƣợc mọi thứ một cách dễ dàng. Họ thƣờng tập trung tìm kiếm ở những nơi có ánh sáng dù cho thứ họ tìm khó có thể thấy bằng mắt thƣờng. Bên cạnh đó ngƣời Sufi luôn nhắc nhở mọi ngƣời nên xem xét mọi điều một cách khách quan chứ không nên xem xét theo chủ quan.
Sự hài hƣớc trong truyện Mullah trên đƣợc bộc lộ khi nhân vật làm điều trái với thông thƣờng, chìa khóa rơi ở nhà nhƣng Mullah lại tìm ở chỗ khác. Nếu Mullah tìm chìa khóa ở nhà thì đó là điều rất bình thƣờng nhƣng trong câu chuyện trên còn có một ý nghĩa ẩn dụ: Chìa khóa rơi ở nhà nhƣng tìm ở nơi khác vì nơi đó có ánh sáng. Ngƣời Sufi muốn truyền đạt nghĩa bóng của câu chuyện tới ngƣời đọc, chính vì vậy, sự hài hƣớc trong truyện thể hiện qua sự khác nhau giữa quan điểm của ngƣời đọc và tác giả.
Nhìn chung, truyện về Nashrudin Hoja, Juha và Mullah Nashrudin nhƣ đã phân tích ở trên đều có các yếu tố hài hƣớc thể hiện qua nhiều khía cạnh và thể loại. Tuy nhiên, truyện Juha và Nashrudin Hoja là giai thoại vì nhân vật trong truyện là có thật còn truyện Mullah Nashrudin mang tính hƣ cấu nhiều hơn vì đƣợc ngƣời Sufi sáng tác để thuyết giáo. Ba loại truyện qua phân tích kết cấu và nội dung cho thấy truyện Mullah Nashrudin phức tạp và khó hiểu hơn so với truyện Juha và Nashrudin Hoja. Bởi truyện Mullah Nashrudin mang mục đích giáo dục, rút ra bài học đối với ngƣời đọc hơn là gây cƣời. Còn truyện Juha và Nashrudin Hoja mang tính giải trí nhiều hơn là mục đích giáo dục.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Giai thoại về Juha đã trải qua một quá trình phát triển không ngừng. Nhìn chung, giai thoại Juha đã phát triển khá mạnh mẽ trong môi trƣờng Ả Rập và có ảnh hƣởng tới môi trƣờng lân cận khu vực Ả Rập trong thời cổ đại. Văn học Juha sau thời kỳ Phục hƣng phƣơng Đông đã phát triển hƣng thịnh, bắt đầu xuất hiện nhiều tác phẩm về nhân vật Juha. Một số giai thoại đƣợc sử dụng vào mục đích giáo dục. Một số tác giả lại sử dụng nhân vật Juha với mục đích phê phán xã hội bằng phong cách của Juha ngây ngô, ngờ nghệch nhƣng tài trí.Đối với biểu tƣợng Juha, đây không những là một trong những biểu tƣợng nghệ thuật, hình mẫu nổi tiếng trong văn học dân gian mà còn thể hiện sự phong phú, khả năng truyền cảm hứng nghệ thuất đối với các tác phẩm nghệ thuật hiện đại thể loại nghe, đọc và nhìn.. Đặc biệt, biểu tƣợng Juha có ảnh hƣởng lớn trong lĩnh vực văn học về sáng tác tiểu thuyết, kịch ,văn học thiếu nhi.
Khi so sánh ba nhân vật Juha, Nashrudin Hoja và Mullah Nashrudin, có thể khẳng định, nhân vật Nashrudin Hoja là nhân vật nổi tiếng nhất trên Thế giới, nhƣng là một biến thể của nhân vật Juha- nhân vật nổi tiếng trong Thế giới Ả Rập nhƣng lại đƣợc ít biến đến hơn trên Thế giới. Nhân vật Mullah Nashrudin là nhân vật có nguồn gốc từ Nashrudin Hoja đƣợc ngƣời Sufi sáng tạo để nhằm phục vụ mục đích giáo dục, thuyết giảng.Truyện về Nashrudin Hoja, Juha và Mullah Nashrudin nhƣ đã phân tích ở trên đều có các yếu tố hài hƣớc thể hiện qua nhiều khía cạnh và thể loại. Tuy nhiên, truyện Juha và Nashrudin Hoja là giai thoại vì nhân vật trong truyện là có thật còn truyện Mullah Nashrudin mang tính hƣ cấu nhiều hơn vì đƣợc ngƣời Sufi sáng tác để thuyết giáo. Mỗi loại truyện qua phân tích kết cấu và nội dung cho thấy truyện Mullah Nashrudin phức tạp và khó hiểu hơn so với truyện Juha và Nashrudin Hoja. Bởi truyện Mullah Nashrudin mang mục đích giáo dục, rút ra bài học đối với ngƣời đọc hơn là gây cƣời. Còn truyện Juha và Nashrudin Hoja mang tính giải trí nhiều hơn là mục đích giáo dục.
KẾT LUẬN
Truyện Juha cũng nhƣ các thể loại trong văn học dân gian Ả Rậpđều bị ảnh hƣởng bởi Islam giáo. Truyện Juha là truyện cƣời có kết cấu chuỗi, tập hợp nhiều tiểu truyện xoay quanh nhân vật chính là Juha. Mỗi tiểu truyện đều có kết cấu độc lập tƣơng đối. Chuỗi truyện cƣời kể về nhân vật chính Juha bao gồm nhiều tiểu truyện dài ngắn khác nhau. Nội dung giữa các tiểu truyện có thể không liên quan đến nhau.Đề tài của truyện thƣờng xoay quanh cuộc sống hàng ngày của ngƣời Muslim. Đề tài lƣơng thực và sự hào phóng cũng đƣợc đề cập khá nhiều trong truyện Juha. Motif truyện Juha đƣợc chia làm bốn motif chính: motif sự tài trí, thông minh; motif sự ngốc nghếch, ngớ ngẩn; motif sự châm biếm; motif sự công bằng. Mỗi motif truyện phản ảnh một hình ảnh nhân vật Juha khác nhau khi thì gây cƣời bằng sự tài trí, thông minh của mình khi thì bị chế nhạo bởi sự ngốc nghếch, ngờ nghệch. Có thể nói, với motif truyện đa chiều nhƣ vậy, truyện Juha phản ánh đƣợc nhiều khía cạnh của cuộc sống, đồng thời thể hiện đƣợc khát vọng của ngƣời dân Ả Rập về một hình mẫu nhân vật thông minh, lém lỉnh đại diện cho trí tuệ của nhân dân. Tên truyện Juha thƣờng gồm một đến ba từ phù hợp với nội dung truyện ngắn gọn, tiết tấu nhanh. Đồng thời trong tên truyện thƣờng nhắc đến tên của nhân vật chính là Juha. Yếu tố gây cƣời thể hiện trong mọi chi tiết trong truyện