- Động từ + đại từ để hỏi “ gì”: Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!
764. Kiều càng nức nở mở không ra lời.
- Động từ “nức nở” giữ vai trò làm vị ngữ trong câu.
804. Bâng khuâng như tỉnh như say một mình.
- Động từ “say” giữ vai trò làm vị ngữ trong câu
- Kết từ “như” + động từ “say”: Bâng khuâng như tỉnh như say một mình.
Về ngữ nghĩa
574. Tần ngần dạo gót lầu trang
575. Một đoàn mừng thọ ngoại hương mới về
Về ngữ nghĩa động từ “ mừng” được hiểu là tâm trạng rất thích thú vì đạt được, có được điều như mong muốn (tay bắt mặt mừng, mừng vì đỗ đại học,..). Mừng trong hoàn cảnh này động từ mừng có thể hiểu là bày tỏ tình cảm của mình bằng
lời nói hay tặng phẩm trước niềm vui của người khác ( mừng tân gia, quà mừng đám cưới, mừng tuổi).
“Một đoàn mừng thọ ngoại hương mới về”
Hai câu thơ được trích ở bên trên đặt trong hoàn cảnh gia đình Thúy Kiều vừa đi sinh nhật bên ngoại về. Động từ “mừng” kết hợp với danh từ “thọ” được hiểu
là mừng tuổi cho người già và được Nguyễn Du sử dụng một cách trang trọng.
Thấy nàng hiếu trọng tình thâm,
610. Vì nàng nghỉ cũng thương thầm xót vay.
Về ngữ nghĩa "Thấy nàng hiếu trọng tình thâm"
Kiều đối với cha thì hiếu thuận, đối với Kim Trọng thì nặng tình, chung thủy.
"Vì nàng nghỉ cũng thương thầm xót vay"
Nghỉ ở đây là tiếng Nghệ Tĩnh, có nghĩa tương đương với hắn, nó, ý chỉ viên quan đến bắt cha Thúy Kiều, "thương thầm xót vay" là thương giùm, xót thay cho hoàn cảnh của Thúy Kiều. Động từ chỉ trạng thái cảm xúc “ thương” ở đây được tác giả sử dụng làm tăng mạch cảm xúc cho bài thơ. Hoàn cảnh của Thúy
Kiều làm cho viên quan đến áp giải cũng phải đau xót, thương thay cho số phận của nàng.
Đau lòng tử biệt sinh ly,
618. Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!
Người ta thường nói ở đời có hai nỗi buồn lớn: người chết đi và người cùng sống với nhau mà phải chia lìa nhau. Kiều lấy làm đau lòng khi nói về cuộc sinh lý cũng như là cuộc tử biệt. Nàng có ý coi cuộc sinh ly giữa nàng với cha mẹ và em cũng như là cuộc tử biệt. Tức nàng cho rằng nàng bán mình chuyến này cũng như chết đi vậy. Nhưng “thân còn chẳng tiếc”, phụ từ “chẳng” - từ biểu thị ý phủ định dứt khoát điều vừa nêu ra kết hợp với động từ “ tiếc” làm cho người đọc hiểu cái chết như thế nàng rất đành lòng.
Nhưng khi nghĩ đến cuộc sinh-ly, tử-biệt đó nàng lại nghĩ đến cuộc sinh ly giữa mình và Kim Trọng, nhớ đến những lời thề thốt, hứa hẹn với tình nhân. “Tiếc gì đến duyên”, động từ “tiếc” kết hợp với đại từ để hỏi “gì” và kết câu bằng dấu chấm than làm câu thơ như lời độc thoại nội tâm của Kiều. Nàng tiếc thầm cho cuộc nhân duyên dang dở đó. Nhưng không làm khác được, nên nàng cũng đành liều. Thân còn chẳng thể lo được thì còn tiếc thế nào được cuộc tình duyên?