Động từ yêu cầu/phát nhận

Một phần của tài liệu Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 52 - 53)

- Động từ + đại từ để hỏi “ gì”: Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!

672. Lại thua ả Lý bán mình hay sao?

2.4.6 Động từ yêu cầu/phát nhận

Về ngữ nghĩa

Trong Truyện Kiều ( câu 573 đến câu 804) có tổng cộng 12 động từ yêu cầu, phát nhận. Việc phân tích ngữ nghĩa sẽ cho biết nghĩa cụ thể của từng động từ đó trong các câu thơ.

- Chuộc (1 lần): Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha (606)

Theo nghĩa gốc, chuộc là đưa tiền của để đổi lấy cái vốn là của mình mà người khác đang nắm giữ, chiếm giữ. Theo ngữ cảnh câu thơ, “chuộc” có thể nói được dùng với nghĩa gốc nhưng thứ Kiều chuộc ở đây không phải 1 một vật dụng, 1 đồ vật mà chính là chuộc về tính mạng của cha và em trai, chuộc về sự bình an cho gia đình.

Tạo nên sự cay đắng cho toàn câu thơ

- Lót (1 lần) và luồn (1 lần): Tính bài lót đó luồn đây (611) Lót: đặt thành 1 lớp thêm vào ở phía dưới hay phía trong vật gì đó. Luồn: len lỏi để đi lọt qua những nơi chật hẹp, từ bên này sang bên kia.

Người nha lại già (Lại già) họ Chung vì có lòng tốt, thương người nên nghĩ đến việc giúp Thúy Kiều bằng cách “Tính bài lót đó luồn đây”. Hai động từ “lót-

luồn” ( hay thường được gọi là “luồn lót”) cũng làm rõ nghĩa hơn cho câu thơ

612: “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”.

“lót-luồn” ở câu thơ này không được sử dụng với nghĩa gốc mà

mang nghĩa là dùng tiền để lo liệu cho đại nạn của gia đình Kiều.

Ép: tác động đến, nhằm khiến cho phải miễn cưỡng nghe theo, làm theo. “ép

cung cầm nguyệt” nghĩa là ép Kiều gảy đàn. Mã Giám Sinh đã ép Kiều phải thể

hiện tàinăng để hắn có cơ sở định giá nàng.

Câu thơ với động từ “ép” được dùng với nghĩa gốc thể hiện sự độc ác, nhẫn tâm của tên Mã Giám Sinh khi hắn xem Thúy Kiều chỉ là món vật để đem ra mua bán.

- Mua (1 lần): Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều (643) Mua: đổi tiền để lấy hàng hóa, đồ vật.

Lam Kiều là tên 1 cây cầu ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là nơi sản xuất ngọc quý. Câu này ý muốn nói đến Lam Kiều để mua được người đẹp.

Động từ “mua” trong câu thơ được dùng với nghĩa gốc, thể

hiện sự lạnh lẽo của lòng người, xem con người chỉ là một món hàng hóa không hơn không kém để đem ra trao đổi bán mua.

- Trao (2 lần): Tờ hoa đã ký, cân vàng mới trao (686)

Trao tơ phải lứa, gieo cầu đúng nơi. (658)

Trao: đưa tận tay người khác với thái độ tin cậy, trân trọng.

(686): động từ “trao” cân vàng và ký tờ hoa là những hành động, văn tự trong việc mua bán Kiều.

-> Động từ “trao” được dùng với nghĩa gốc để chỉ việc mua bán người diễn

ra như mua bán một món đồ, xem con người như cỏ rác.

(658): “trao tơ” danh từ Hán Việt là rút tơ, kéo tơ, chỉ việc gả chồng cho con cái. Cũng có thể hiểu là lời dạm hỏi để gả người con gái.

-> Động từ “trao” không được dùng với nghĩa gốc với tác dụng làm câu thơ thêm sức gợi hình gợi cảm.

Một phần của tài liệu Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)