Động từ là,hệ từ “Là” Về ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 67 - 69)

- Gieo (1 lần): Trao tơ phải lứa gieo cầu đáng nơi (658)

2.4.9 Động từ là,hệ từ “Là” Về ngữ nghĩa

Về ngữ nghĩa

Trong Truyện Kiều (câu 573 đến câu 804) có tổng cộng 6 lần động từ “là”/ hệ từ “là” được sử dụng.

Về ý nghĩa, “là” không mang ý nghĩa chỉ 1 hành động tác động đến đối tượng mà thường thể hiện sự đồng nhất giữa 2 đối tượng.

- Lần 1 : Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ (588)

Thằng bán tơ là một nhân vật xuất hiện ít trong Truyện Kiều nhưng khi sử dụng động từ “là” như một sự cảnh tỉnh, tác phẩm tạo nên nút thắt để bạn đọc thấy

được trong xã hội luôn tồn tại những kiểu người trơ tráo, tham hiểm. - Lần 2: Dẫu là đá cũng nát gan lọ người (594)

Động từ “là” trong câu này được sử dụng như 1 sự so sánh “dẫu là đá”, nhằm diễn tả nỗi đau đớn tột cùng của những người thân của Kiều khi bị đánh đập tàn

nhẫn và dẫn nàng đến 1 quyết định đau lòng là bán mình chuộc cha. - Lần 3: Cũng trong nha dịch lại là từ tâm (608)

Động từ “là” được sử dụng như một sự giải thích cho phẩm chất của kẻ “nha dịch”. Tuy làm cho quan nhưng Lại gia thương cho số phận Thúy Kiều nên đã

nghĩ cách cho Thúy Kiều thoát khỏi đại nạn. - Lần 4: Một lần sau trước cũng là (663)

Động từ “là” trong câu này không được dùng với nghĩa so sánh 2 đối tượng hay đánh giá, bình phẩm mà được thay thế cho 2 động từ “đành”, “rồi” thể hiện sự

miễn cưỡng, tiếc nuối.

- Lần 5lần 6: Tan nhà là một thiệt mình là hai (682)

Trong câu thơ này, động từ “là” được sử dụng lặp lại 2 lần để biểu thị sự đồng nhất giữa 2 đối tượng. Nó còn biểu thị quan hệ kết quả cho câu thơ phía trước “cũng đừng tính quẩn lo quanh”, nếu không thì gia đình sẽ tan nát và thiệt cho

Về ngữ pháp

- Lần 1: Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ (588)

Động từ “là” làm vị ngữ trong câu, kết hợp với danh từ “thằng bán tơ”. - Lần 2: Dẫu đá cũng nát gan lọ người (594)

Động từ “là” làm vị ngữ trong câu, được kết hợp với danh từ “đá”, phía trước là kết từ “dẫu” thể hiện ý giả định.

- Lần 3: Cũng trong nha dịch lại là từ tâm (608)

Động từ “là” làm vị ngữ trong câu, phía trước là danh từ “nha dịch”, phía sau là phụ từ “lại”.

- Lần 4: Một lần sau trước cũng là (663)

Động từ “là” làm vị ngữ trong câu, trước nó là phụ từ “cũng” biểu thị sự giống nhau về hiện tượng, trạng thái.

- Lần 5lần 6: Tan nhà là một thiệt mình là hai (682)

Trong câu thơ này có 2 động từ “là” được sử dụng. Ở trước các động từ “là” lần lượt là danh từ “nhà”, “mình” và ở sau lần lượt là số từ “một”, “hai”.

=>Tóm lại, qua các phân tích so sánh trên, chúng ta nhận thấy rằng các động từ trong tiếng Việt hiện đại đã được tác giả Truyện Kiều sử dụng với những đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa có phần khác chúng ta ngày nay. . Nói chung, trong phạm vi các động từ kể trên của Truyện Kiểu, trải qua lịch sử trên 200 năm, cách dùng của chúng cho đến nay đã có những thay đổi, điều chỉnh khá hợp lí và không kém phần thú vị về cả ngữ nghĩa và ngữ pháp.Điều đó làm cho tiếng Việt của chúng ta ngày càng thêm phong phú và tinh tế hơn lên.

PHẦN KẾT

Một phần của tài liệu Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)