Động từ biểu thị ý chí/khả năng

Một phần của tài liệu Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 44 - 46)

- Động từ + đại từ để hỏi “ gì”: Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!

672. Lại thua ả Lý bán mình hay sao?

2.4.4 Động từ biểu thị ý chí/khả năng

Về mặt ngữ pháp

Trong tác phẩm “Truyện Kiều” đoạn trích “Kiều bán mình chuộc cha” được Ngyễn Du sử dụng khá nhiều động từ biểu thị ý chí, khả năng. Những động từ này thể hiện qua nhiều ý nghĩa như: ý chí, ý muốn, khả năng, thái độ mong mỏi, mức độ cần thiết và đi cùng các yếu tố động từ, tính từ, danh từ.

- Ý nghĩa :

 Động từ biểu thị sự đánh giá về mức độ cần thiết: Làm con trước phải đền ơn sinh thành

 Động từ biểu thị sự đánh giá về khả năng: Hàn huyên chưa kịp giãi dề

 Động từ biểu thị về thái độ mong mỏi: Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thân này thôi có còn gì mà mong

 Động từ biểu thị mức độ của ý chí, ý muốn:

Định ngày nạp thái vu qui Rằng: Lòng đương thổn thức đầy

Quyết tình nàng mới hạ tình Nỡ đầy đọa trẻ, càng oan khốc già Đã đành nước chẩy hoa trôi lỡ làng

Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi Dẫu mòn bia đá, dám sai tấc vàng

Thôi thì nỗi ấy sau này đã em

- Yếu tố đi cùng:

 Động từ biểu thị ý chí khả năng + động từ :

Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân

 Động từ biểu thị ý chí khả năng + tính từ:

Quyết tình nàng mới hạ tình

 Động từ biểu thị ý chí khả năng + danh từ:

Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ Phải lời ông cũng êm tai Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi Về mặt ngữ nghĩa

 Quyết: khẳng định dứt khoát về việc đã cân nhắc

Quyết tình nàng mới hạ tình Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân

 Phải: sự chọn lựa bắt buộc, chịu sự tác động

Làm con trước phải đền ơn sinh Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi

Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ

 Thôi: ngừng, chấm dứt việc gì đó; đành coi như không có chuyện gì, không có gì phải nói nữa.

Thôi thì mặt khuất chẳng thà lòng đau Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa

Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây Thôi thì nỗi ấy sau này đã em Lạy thôi, nàng lại thưa chiềng Thân này thôi có còn gì mà mong

 Chưa kịp: việc gì đó chưa làm mà nó đã xảy ra, trôi qua.

 Tự: hành động mà bản thân mình tự làm

Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi

 Nỡ:đang tâm làm việc gì đó trái với tình cảm thông thường.

Nỡ đầy đọa trẻ, càng oan khốc già

 Đành: Bằng lòng, chấp nhận vì không thể khác được. Từ chối không được, đành phải nhận.

Phận sao đành vậy cũng vầy Đã đành nước chẩy hoa trôi lỡ làng

 Rằng: biểu thị nội dung làm rõ

Hỏi ra sau mới biết rằng Rằng: Lòng đương thổn thức đầy

Hỏi tên rằng: Mã Giám sinh.

Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần. Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều

Mối rằng: đáng giá nghìn vàng Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu

Thà rằng liều một thân con

 Dám: không ngại, không sợ, tự tin để làm những việc khó khăn nguy hiểm.

Dẫu mòn bia đá, dám sai tấc vàng

 Mong, trông: trông mong, chờ đợi.

Tinh kỳ giục giã đã mong độ về Thân này thôi có còn gì mà mong

Trông ra ngọn cỏ lá cây

 Định: nêu ra, vạch ra môt việc gì đó.

Định ngày nạp thái vu qui

Một phần của tài liệu Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)