Gieo (1 lần): Trao tơ phải lứa gieo cầu đáng nơi (658) Gieo: rắc hạt giống để cho mọc mầm, lên cây.

Một phần của tài liệu Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 53 - 55)

Gieo: rắc hạt giống để cho mọc mầm, lên cây.

-> Cùng với “trao tơ” thì “gieo cầu” là việc kén rể, chọn chồng cho

con gái và nó cũng có tác dụng làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm. - Trả (1 lần): Nợ tình chưa trả cho ai (709)

Trả: đưa lại cho người khác cái đã vay, đã mượn của người ấy.

Cả hai động “trả” và “cho” đều được dùng với nghĩa gốc. Nhưng “trả” và “cho” ở đây không phải với một đồ vật có thể cầm nắm được mà là “trả” tình, “cho” tình và việc Nguyễn Du

sử dụng 2 động từ này tạo nên sự lãng mạn cho câu thơ.

- Đưa (1 lần): Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh (624) Đưa: dẫn dắt, làm cho đi tới 1 nơi, đạt tới 1 mục đích nhất định.

Trong câu thơ, động từ “đưa” được dùng hoàn toàn với nghĩa

gốc.

- Bán (2 lần): Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha (606)

Lại thua ả Lý bán mình hay sao? (672)

Bán: đổi hàng hóa để lấy tiền.

“ bán mình” ở đây không chỉ là hành động trao đổi để lấy tiền mà còn là sự hi sinh, đánh đổi của Thúy Kiều và Lý Kỳ vì sự an nguy của gia đình.

Động từ “bán” ở 2 câu thơ trên có thể nói được dùng với nghĩa

gốc nhưng đồng thời cũng thể hiện sự chua xót, cay đắng cho thân phận của 2 người con gái.

- Đừng (1 lần): Cũng đừng tính quẩn lo quanh. (681)

Đừng: tự ngăn mình không làm việc gì đó, không để cho việc đó diễn ra.  Động từ “đừng” ở câu thơ này được dùng hoàn toàn với nghĩa

gốc.

Về ngữ pháp

- Chuộc (1 lần): Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha (606).

Động từ “chuộc” làm vị ngữ trong câu, kết hợp với danh từ chỉ người là “cha”. - Lót (1 lần) và luồn (1 lần): Tính bài lót đó luồn đây (611)

Động từ “lót” và “luồn” làm vị ngữ trong câu, kết hợp với đại từ chỉ định “đó” và “đây”.

Nếu đọc gộp thì sẽ ra 1 từ ghép là “luồn lót” (dạng từ điển) nhưng ở trong câu thơ lại là “lót đó luồn đây” (dạng lâm thời). (Trang 77 – Ngữ Pháp Tiếng Việt

của GS Nguyễn Tài Cẩn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.)

Động từ “ép” làm vị ngữ trong câu, kết hợp với danh từ “cung”. - Mua (1 lần): Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều (643)

Động từ “mua” làm vị ngữ trong câu, kết hợp với danh từ “ngọc”. Có thể nói động từ “mua” bổ ngữ cho động từ “muốn” không xuất hiện trong câu -> Rằng: muốn mua ngọc thì đến Lam Kiều.

- Trao (2 lần): Tờ hoa đã ký, cân vàng mới trao (686) Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi (658)

(686): động từ “trao” làm vị ngữ trong câu, đi trước là tính từ “mới”. (658): động từ “trao” làm vị ngữ, kết hợp với danh từ “tơ” sẽ là 1 điển tích

“trao tơ” (trong “trao tơ gieo cầu”)

Một phần của tài liệu Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)