- Động từ + đại từ để hỏi “ gì”: Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!
672. Lại thua ả Lý bán mình hay sao?
2.4.3 Động từ chỉ sự xuất hiện/tồn tại/tiêu biến
Về ngữ pháp,khả năng kết hợp
Trong đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du (đoạn Kiều bán mình chuộc cha) tác giả sử dụng khá nhiều động từ chỉ sự tồn tại/xuất hiện/tiêu biến với nhiều ý nghĩa khác nhau như về sự tồn tại,biến hiện của chủ thể hành động như một quá trình tĩnh tại kéo dài ví dụ như “còn” ,“mất”, “xuất hiện”…Nhóm động từ này hầu như không dính dáng 1 chút nào với ý nghĩa động khi nằm trong một câu vì thế nó không bị động từ trực tiếp chi phối,vị trí vì vậy khả năng kết hợp của đối tượng có thể sắp xếp tự do.Ta thấy nhóm động từ này trong đoạn trích biểu thị nhiều ý nghĩa:
*Chỉ sự tồn tại ,biến hiện của sự vật hiện tượng
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Thà rằng liều một thân con, Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây.
Rước nàng về đến trú phường, Bốn bề xuân khóa một nàng ở trong.
*Chỉ sự xuất hiện,tồn tại tiêu biến nhưng không chủ động
Cũng đừng tính quẩn lo quanh, Tan nhà là một thiệt mình là hai.
Vì ai rụng cải rơi kim, Để con bèo nổi mây chìm vì ai.
*Động từ làm vị từ trung tâm trước là không gian,thời gian sau là từ bổ nghĩa cho câu
Phận sao đành vậy cũng vầy,
* Động từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện, tiêu biến vừa có nét nghĩa nội hướng ,vừa có nét nghĩa ngoại hướng.
Đau lòng kẻ ở người đi, Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm.
Về ngữ nghĩa
*Còn : tiếp tục tồn tại.
Thà rằng liều một thân con, Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây.
=> Lá còn xanh cây=> chỉ gia đình Thuý Kiều vẫn còn nguyên vẹn, hạnh phúc , yên ấm.Nhờ cách nói ẩn dụ này, câu thơ đã diễn tả được sự lựa chọn chấp nhận hi sinh của Thuý Kiều trước cơn gia biến. Kiều chấp nhận bán mình chuộc cha để cha mẹ và các em được hạnh phúc , yên ấm. Kiều quả là người con hiếu thảo
Phận sao đành vậy cũng vầy,
Cầm như chẳng đậu những ngày còn xanh. =>Ngày còn xanh =>những ngày còn tươi trẻ
Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
=>Còn dài=>chi thời gian còn dài ,Kiều đưa ra những lời lẽ đầy thấu tình để thuyết phục Vân. Ít ra thì so với chị, thanh xuân của em vẫn còn nhiều, tuổi em đang trẻ. Còn chị đây, khi đã chấp nhận bán mình, thì tuổi xuân cũng sẽ chẳng còn, bao nhiêu sóng gió phía trước còn chưa biết.
*Có: từ biểu thị trạng thái tồn tại nào đó nói chung.
Tính bài lót đó luồn đây, Có ba trăm lạng việc này mới xuôi.
…
Đã sinh ra số long đong,
Trên yên sẵn có con dao,
Giấu cầm nàng đã gói vào chéo khăn:
*Mất: không có, không thấy, không tồn tại nữa.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
=>Mất người=> Kiều tự coi mình là "người mệnh bạc" và thấy mình thật đáng thương, duyên phận hẩm hiu khi không thể giữ trọn vẹn tình yêu với chàng Kim. Số phận của Kiều để người ta phải xót thương vô cùng. Nhưng khi nàng trao đi kỉ vật cho Vân thì kỉ vật vẫn còn đó dù cho " mất người" nàng đã ra đi. "Phím đàn" với " mảnh hương" vẫn còn đó, đó chính là những kỉ niệm chung giữa Kim - Kiều đốt hương và gảy đàn bên nhau.
*Phai: không còn giữ được nguyên độ đậm của màu sắc, hương vị như ban đầu.
Mới dằn cơn vựng, chưa phai giọt hồng. Hỏi: Sao ra sự lạ lùng?
=>Chưa phai giọt hồng=>Chưa ngừng nước mắt,giọt hồng là giọt nước mắt máu,giọt lệ thảm.Cả câu có ý nghĩa là Kiều đã tỉnh lại nhưng vẫn khóc lóc thảm thiết
*Rụng: rời ra, lìa ra và rơi xuống
*Rơi: di chuyển xuống mặt đất một cách tự nhiên khi không có gì giữ lại ở vị trí trên cao
Vì ai rụng cải rơi kim, Để con bèo nổi mây chìm vì ai.
=>Rụng cải rơi kim tức là nói hạt cải rụng ở hổ phách ra,kim rơi với đá nam- châm tức là nói đến sự chia lìa giữa nhưng vật phối hợp hay là sự rẽ duyên vợ chồng.
*Tàn: ở trạng thái cuối của sự tồn tại
Búa rìu bao quản thân tàn, Nỡ đầy đọa trẻ, càng oan khốc già.