- Động từ + đại từ để hỏi “ gì”: Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!
672. Lại thua ả Lý bán mình hay sao?
2.4.5 Động từ biểu thị hành động ngoại hướng
Về ngữ pháp
“Tần ngần dạo gót lầu trang,
Một đoàn mừng thọ ngoại hương mới về,”
590.”Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây.
Hạ từ van lạy suốt ngày,”
“Điếc tai lân tuất, phũ tay tồi tàn.
Rường cao rút ngược dây oan,”.
“Sự lòng ngỏ với băng nhân,
Tin sương đồn đại xa gần xôn xao.”. 630.Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng! 670.Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành.
Dâng thư đã thẹn nàng Oanh,
Lại thua ả Lý bán mình hay sao? Cỗi xuân tuổi hạc càng cao,
Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành.. 685.Mái ngoài họ Mã vừa sang,
Tờ hoa đã ký, cân vàng mới trao. Trăng già độc địa làm sao?
Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên.
Trong tay đã sẵn đồng tiền,
690.Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì! Họ Chung ra sức giúp vì,
Lễ tâm đã đặt, tụng kỳ cũng xong. Việc nhà đã tạm thong dong,
Tinh kỳ giục giã đã mong độ về.
Nghĩ đâu rẽ cửa chia nhà tự tôi.
710.Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.
Nỗi riêng riêng những bàng hoàng, Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn.
Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:
715.Cơ trời dâu bể đa đoan, Một nhà để chị riêng oan một mình,
Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh? Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?
Rằng: Lòng đương thổn thức đầy, 720.Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong.
Hở môi ra cũng thẹn thùng,
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai. Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
740.Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Mai sao dầu có bao giờ.
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
750.Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.
Trăm nghìn gửi lại tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi. Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chẩy hoa trôi lỡ làng.
775.Sá chi thân phận tôi đòi,
Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu. Xiết bao kể nỗi thảm sầu!
Khắc canh đã giục nam lâu mấy hồi.
Kiệu hoa đâu đã đến ngoài, 785.Rước nàng về đến trú phường,
Bốn bề xuân khóa một nàng ở trong. Ngập ngừng thẹn lục e hồng, Nghĩ lòng lại xót xa lòng đòi phen.
Phẩm tiên rơi đến tay hèn, 795.Trùng phùng dầu họa có khi, Thân này thôi có còn gì mà mong.
Đã sinh ra số long đong,
Còn mang lấy kiếp má hồng được sao? Trên yên sẵn có con dao,
800.Giấu cầm nàng đã gói vào chéo khăn:
Phòng khi nước đã đến chân, Dao này thì liệu với thân sau này.
Đêm thu một khắc một chầy,
Bâng khuâng như tỉnh như say một mình.
+ Về (574): làm vị ngữ trong câu + Lạy (591): làm vị ngữ trong câu
+ Rút (593): làm vị ngữ trong câu + Đồn đại (622): làm vị ngữ trong câu
+ Rước (630): làm vị ngữ trong câu + Dâng (671): làm vị ngữ trong câu + Gánh vác (674): làm vị ngữ trong câu
+ Sang (685): làm vị ngữ trong câu + Buộc (688): làm vị ngữ trong câu + Giục giã (694): làm vị ngữ trong câu
+ Xuống (710): làm vị ngữ trong câu + Ghé (714): làm vị ngữ trong câu + Hỏi han (714): làm vị ngữ trong câu
+ Hở (721): làm chủ ngữ trong câu + Ngồi (724): làm chủ ngữ trong câu
+ Lạy (724): làm vị ngữ trong câu + Trông ra (743): làm chủ ngữ trong câu
+ Về (744): làm vị ngữ trong câu + Gửi lại (751): làm vị ngữ trong câu
+ Đến (779): làm vị ngữ trong câu + Về (785): làm vị ngữ trong câu + Sinh ra (797): làm chủ ngữ trong câu
+ Gói vào (800): làm vị ngữ trong câu
Về ngữ nghĩa:
+ Về: di chuyển trở lại chỗ của mình, nơi ở, nơi quê hương của mình (về chỗ ngồi, về quê); di chuyển đến nơi mình có quan hệ gắn bó coi như nhà mình, quê
hương mình hoặc người nhà mình (về thăm quê chú); từ biểu thị hướng của hoạt động nhằm trở lại chỗ cũ hoặc nhằm đưa đến phía, nơi của bản thân mình (quay về, đi về nhà); di chuyển hoặc được vận chuyển đến đích cuối cùng (tàu sắp về ga); chết (lối nói kiêng tránh) (về với tổ tiên).
+ Lạy: chắp tay, quỳ gối và cúi gập người để tỏ lòng cung kính, theo lễ nghi (lạy ba lạy); (từ cũ) từ dùng trước từ chỉ người đối thoại khi mở đầu lời nói, để tỏ thái độ cung kính hoặc ý cầu xin khẩn thiết (lạy cụ ạ, lạy trời đừng mưa).
+ Rút: lấy ra, tách ra khỏi một vật chứa hoặc một tập hợp nào đó (rút gươm, rút khỏi danh sách); lấy trở về, thu trở lại cái đã đưa ra (rút tiền, rút đơn tố cáo); lấy ra cái nội dung mình cần, qua một quá trình so sánh, phân tích, suy luận (rút ra kết luận, rút kinh nghiệm); nắm một đầu (thường là dây) kéo cho di chuyển trượt qua một điểm, một vật cố định nào đó (rút dây ngắn lại); chuyển về một vị trí ở phía sau, phía trong, kín đáo hơn (rút quân); làm giảm bớt (rút thời hạn). + Đồn đại: (Khẩu ngữ) đồn rộng ra, thường là tin không chính xác (nói khái quát) (không tin vào lời đồn đại).
+ Rước: đi thành đoàn có cờ trống, đèn đuốc, v.v. để làm lễ đón về hoặc để biểu thị sự vui mừng, phấn khởi trong ngày hội (rước kiệu, rước đèn trung thu); đón về một cách trân trọng (rước thầy bằng kiệu lớn); (Phương ngữ) như đón (về quê rước ông bà lên chơi).
+ Dâng: tăng lên cao (thường nói về mực nước) (nước sông dâng cao, phong trào kháng chiến dâng lên khắp nơi); cảm giác, nỗi niềm cuộn lên, trào lên (nỗi căm hờn dâng lên trong lòng); đưa lên một cách cung kính (làm lễ dâng hương). + Gánh vác: gánh lấy việc khó khăn, nặng nề (gánh vác nhiều trọng trách). + Sang: di chuyển đến một nơi khác với nơi mình đang ở và thường là ở bên cạnh (có ranh giới trực tiếp và rõ ràng) (sang nhà bạn chơi); chuyển qua một giai đoạn, một trạng thái khác nào đó trong quá trình vận động, phát triển (sang năm mới); chuyển cho người khác quyền sở hữu (sang đất); sao chép nội dung từ băng đĩa gốc sang một băng đĩa mới (sang đĩa); hướng hoạt động nhằm đến một đối tượng khác, một hướng khác (chuyển sang vấn đề khác); đến khoảng thời gian tiếp liền theo sau thời gian hiện tại hoặc đang nói đến (sang tháng mới có tiền).
+ Buộc: làm cho bị giữ chặt ở một vị trí bằng sợi dây (buộc tóc, buộc trâu); làm cho hoặc bị lâm vào thế nhất thiết phải chấp nhận hoặc phải làm điều gì đó trái ý muốn, vì không có cách nào khác (bị buộc phải thôi việc); bắt phải nhận, phải chịu (điều không hay) (bị buộc vào tội giết người).
+ Giục giã: giục liên tiếp (tiếng trống giục giã, tiếng gà gáy giục giã vào buổi sớm).
+ Xuống: di chuyển đến một vị trí thấp hơn hay được coi là thấp hơn (xuống dốc); giảm số lượng hay giảm mức độ, cấp bậc (nhiệt độ xuống thấp); truyền đến các cấp dưới (xuống lệnh, vua xuống chiếu); từ biểu thị hướng di chuyển từ vị trí cao đến vị trí thấp hơn (lặn xuống, đi xuống); từ biểu thị hướng biến đổi của hoạt động, tính chất từ cao đến thấp, từ nhiều đến ít (lốp xe bị xẹp xuống). + Ghé: tạm dừng lại một thời gian ngắn ở nơi nào đó, nhằm mục đích nhất định, trên đường đi (ghé vào quán nước, tiện đường ghé nhà bạn); tạm nhờ vào để làm việc gì cùng với người khác, coi như phụ thêm vào (ngồi ghé vào ghế người khác); nghiêng về một bên để đặt sát vào hoặc để hướng về (ghé tai nói thầm). + Hỏi han: hỏi để biết (hỏi han tình hình); hỏi để bày tỏ sự quan tâm, chăm sóc (hỏi han sức khỏe).
+ Hở: (Khẩu ngữ) không giữ kín, mà để lộ cho người ta biết (không hở chuyện ấy ra với ai).
+ Ngồi: ở tư thế mông đặt trên mặt nền hoặc chân gập lại để đỡ toàn thân, phân biệt với đứng, nằm (ổn định chỗ ngồi); (Khẩu ngữ) ở nơi, ở vị trí nào đó trong thời gian tương đối lâu để làm việc gì đó (ngồi ghế giám đốc).
+ Lạy: chắp tay, quỳ gối và cúi gập người để tỏ lòng cung kính, theo lễ nghi (lạy ba lạy); (từ cũ) từ dùng trước từ chỉ người đối thoại khi mở đầu lời nói, để tỏ thái độ cung kính hoặc ý cầu xin khẩn thiết (lạy cụ ạ, lạy trời đừng mưa). + Trông ra: nhìn về hướng bên ngoài (trông ra ngoài sông).
+ Về: di chuyển trở lại chỗ của mình, nơi ở, nơi quê hương của mình (về chỗ ngồi, về quê); di chuyển đến nơi mình có quan hệ gắn bó coi như nhà mình, quê hương mình hoặc người nhà mình (về thăm quê chú); từ biểu thị hướng của hoạt động nhằm trở lại chỗ cũ hoặc nhằm đưa đến phía, nơi của bản thân mình (quay về, đi về nhà); di chuyển hoặc được vận chuyển đến đích cuối cùng (tàu sắp về ga); chết (lối nói kiêng tránh) (về với tổ tiên).
+ Gửi lại: (lối nói lịch sự) đưa lại, trả lại (tôi gửi lại tiền thừa).
+ Đến: có tại một nơi nào đó sau một quá trình di chuyển từ nơi khác (tàu đã đến ga); bắt đầu hoặc bắt đầu xảy ra vào một lúc nào đó (mùa xuân đến, thời cơ đã đến).
+ Về: di chuyển trở lại chỗ của mình, nơi ở, nơi quê hương của mình (về chỗ ngồi, về quê); di chuyển đến nơi mình có quan hệ gắn bó coi như nhà mình, quê hương mình hoặc người nhà mình (về thăm quê chú); từ biểu thị hướng của hoạt
động nhằm trở lại chỗ cũ hoặc nhằm đưa đến phía, nơi của bản thân mình (quay về, đi về nhà); di chuyển hoặc được vận chuyển đến đích cuối cùng (tàu sắp về ga); chết (lối nói kiêng tránh) (về với tổ tiên).
+ Sinh ra: đẻ ra (thường chỉ nói về người) (sinh con đầu lòng); tạo ra, làm nảy nở (sinh lời, sinh bệnh); chuyển thành có một trạng thái khác trước và không hay (được nuông chiều quá sinh hư).
+ Gói vào: bao kín và gọn vào trong một tấm mỏng như giấy, vải, lá v.v. (gói bánh, gói quà); (Khẩu ngữ) thu gọn lại trong một phạm vi nào đó (cuộc hội thảo gói gọn trong một buổi sáng).