Động từ khuyết ý

Một phần của tài liệu Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 65 - 67)

- Gieo (1 lần): Trao tơ phải lứa gieo cầu đáng nơi (658)

2.4.8 Động từ khuyết ý

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đoạn Kiều Bán Mình Chuộc Cha từ câu 573-804 tổng cộng có 5 động từ khuyết ý với số lần xuất hiện là 9 lần. Trong đó được sử dụng nhiều nhất là: buộc (3 lần), ít nhất là mắc (1 lần), chịu (1 lần), ngoài ra còn có được (2 lần), đành (2 lần).

Về ngữ nghĩa:

Trong truyện Kiều đoạn thơ Kiều bán mình chuộc cha (câu 573-804) sử dụng khá ít động từ khuyết ý. Trong đó đa số đều mang nghĩa ép buộc hoặc khiến người đọc có cảm giác tuyệt vọng đầy sự miễn cưỡng dù bản thân không hề

muốn điều đó. Buộc:

“Một dây vô lại buộc hai thâm tình.”

“buộc”-> liên kết hai mối thâm tình lại với nhau

“Điều đâu bay buộc ai làm ?”

“buộc” -> bắt buộc ai đó làm việc gì.

“Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên”

“buộc” -> chẳng còn lựa chọn nào ngoài đem dây trói buộc vào tự nhiên Được:

“Nhờ cha trả được nghĩa chàng cho xuôi.”

“Được” -> tốt xấu gì cũng phải trả nghĩa cho người ta mới phải lẽ.

“Còn mang lấy kiếp má hồng được sao?”

“Được” -> thể hiện sự bất lực không còn có thể quay lại kiếp nữ nhi tự do được nữa.

Đành:

“Phận sao đành vậy cũng vầy,”

“đành” -> thể hiện sự bất lực miễn cưỡng mà vẫn chấp nhận số phận của mình.

“Đã đành nước chẩy hoa trôi lỡ làng.”

Mắc:

“Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?”

“mắc” -> không chủ động nhưng vẫn bị níu kéo tâm can bởi mối tình. Chịu:

“Cậy em, em có chịu lời,”

“chịu” -> chịu có mức độ nhẹ hơn buộc, nhưng vẫn đủ khiến người nghe có cảm giác bị cưỡng chế tâm lý làm theo lời người nói.

Về ngữ pháp:

◊ Buộc

“Một dây vô lại buộc hai thâm tình.”

“buộc” đóng vai trò vị ngữ, là động từ với kết hợp với danh từ “hai thâm tình” phía sau.

“Điều đâu bay buộc ai làm ?”

“buộc” đóng vai trò vị ngữ, kết hợp với danh từ “ai”.

“Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên”

“buộc” đóng vai trò vị ngữ, kết hợp với danh từ “tự nhiên”.

◊ Được

“Nhờ cha trả được nghĩa chàng cho xuôi.”

“Được” nằm trong vị ngữ, kết hợp với động từ “trả”.

“Còn mang lấy kiếp má hồng được sao?”

“Được” ở vị ngữ, trước là danh từ “kiếp má hồng”, sau là từ để hỏi “sao?”

◊ Đành:

“Phận sao đành vậy cũng vầy,”

“đành” làm vị ngữ, đứng giữa “sao” và “vậy”

“Đã đành nước chẩy hoa trôi lỡ làng.”

“đành” làm bổ ngữ cho cụm “nước chảy hoa trôi”

◊ Mắc:

“mắc” làm vị ngữ, đứng trước danh từ “mối tình”

◊ Chịu:

“Cậy em, em có chịu lời,”

“chịu” làm vị ngữ, sau là danh từ “lời”

Một phần của tài liệu Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)