PHONG CÁCH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN DU

Một phần của tài liệu Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 69 - 71)

- Gieo (1 lần): Trao tơ phải lứa gieo cầu đáng nơi (658)

PHONG CÁCH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN DU

NGUYỄN DU

Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, chúng tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta nhưng bất thành. Chúng ta tuy có chịu ảnh hưởng 1 chút về văn hóa, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật,...của họ nhưng dứt khoát không để bị đồng hóa. Riêng về lĩnh vực ngôn ngữ, để tránh khỏi việc bị đồng hóa, ông cha ta còn Việt hóa 1 số lượng lớn từ gốc Hán qua hình thức phiên âm. Việc những từ thuần Việt vẫn còn phát triển theo thời gian chứ không bị mai một đi đã làm cho Tiếng Việt ta ngày càng phong phú, tinh tế, linh hoạt, đa nghĩa hơn và có tính biểu cảm hơn.

Một trong những người có đóng góp to lớn cho sự phát triển của tiếng Việt là Đại thi hào Nguyễn Du. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình khẳng định: “Nguyễn

Du là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ”. Đi sâu vào việc tìm hiểu nghệ thuật ngôn

ngữ trong Truyện Kiều sẽ giúp ta hiểu sâu về nghệ thuật cũng như phong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du.

Cũng như tất cả các tác phẩm văn học đương thời, ngôn ngữ trong Truyện Kiều có 2 thành phần là thuần Việt và Hán Việt. Theo thống kê của tổ tư liệu Viện ngôn ngữ học thì trong số 3412 từ của Truyện Kiều thì có 1310 từ Hán Việt, (tức chiếm 35% tổng số từ của tác phẩm). So với các tác phẩm cùng thời thì con số này không phải là cao, song cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du mới là điều đáng chú ý.

 Nhận xét về ngôn ngữ Truyện Kiều, Đào Nguyên Phổ viết: “Truyện Kiều

là 1 khúc Nam âm tuyệt xướng”. Còn GS. Lê Trí Viễn cho rằng: “Trình

độ lời thơ được phổ cập đến mọi người”.

- Trước hết, nét đặc sắc trong phong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du là cách dùng từ Hán-Việt trong Truyện Kiều. Trong tác phẩm, từ Hán Việt mặc dù chiếm tỉ lệ cao trong vốn từ tiếng Việt (70%) song không vì thế mà Nguyễn Du sử dụng chúng 1 cách tùy tiện. Những từ Hán Việt sử dụng trong tác phẩm thể hiện vốn hiểu biết rộng rãi, sự sàng lọc kĩ lưỡng của Nguyễn Du trong việc dùng từ. Điều này được thể hiện ở việc Truyện Kiều là một truyện thơ Nôm nhưng Nguyễn Du đã khéo léo đưa vào 1 số lượng tương đối các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố Hán. Điều đáng nói là các từ ngữ, các điển tích,

điển cố ấy được ông dùng rất đúng chỗ và sáng tạo. Chúng ta có thể kể 1 vài ví dụ tiêu biểu:

 Với Thúy Kiều, trao duyên cho em là 1 chuyện lớn, là 1 việc hết sức hệ trọng, nghiêm túc chứ không chỉ đơn thuần là gá nghĩa hay “tình chị duyên em”. Vậy nên trong đoạn trích “Trao duyên”, Nguyễn Du đã sử dụng linh hoạt khá nhiều từ Hán Việt: tương tư,

mệnh bạc, dạ đài, tình quân, Kim Lang (trong tư tưởng của Thúy Kiều đã coi Kim Trọng là chồng).

 Hay miêu tả nỗi nhớ nhà da diết của Thúy Kiều, tác giả viết:

Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Hoặc

Khen ai nhả ngọc phun châu Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này

Sân lai, gốc tử, nhả ngọc phun châu,...đều là những điển tích, điển cố khá quen thuộc và được Nguyễn Du bố trí vào những văn cảnh cụ thể để giúp bạn đọc dễ hiểu và dễ hình dung.

- Thứ hai, Nguyễn Du cũng hay dùng song song những từ thuần Việt với những từ Hán Việt với cùng 1 nghĩa.

 Ví dụ: trong Truyện Kiều, cùng 1 khái niệm mặt trăng nhưng ông sử dụng những từ như: vành trăng, cung trăng, bóng nga, gương

nga, chị Hằng, cung Quảng,... Hoặc 1 một khái niệm bố mẹ, lại có: hai thân, song thân,... hay “mối lái” có các từ: nhà băng, băng nhân, mối,...

- Thứ ba, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều các thành ngữ tục ngữ như: Ra tuồng mèo mả gà đồng

Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào Bề ngoài thơm thớt nói cười

Bề trong nham hiểm giết người không dao

Ca dao, thành ngữ tục ngữ và lời nói hàng ngày đi vào thơ ông chan hòa, tan biến trong phong cách thơ độc đáo của một Đại thi hào.

- Và cuối cùng, phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Du còn được thể hiện ở việc sử dụng tài tình lời thơ lục bát cổ điển.

 Toàn bộ Tryện Kiều được viết bằng thể lục bát, tác giả có sử dụng nhiều phép ẩn dụ, phép sóng đôi, tiểu đối ( bướm lả / ong lơi, dày

gió / dạn sương, mưa Sở / mây Tần,...)

Nguyễn Du đã có sự sáng tạo, linh hoạt, sàng lọc và gọt dũa các ngôn từ của mình để đưa chúng vào sử dụng 1 cách khéo léo và mang lại hiệu quả cao. Ngôn từ ông sắc sảo, uyên thâm, hàm súc nhưng cũng rất gần gũi và bình dị. Tất cả đều chứng tỏ khả năng dùng từ và phong cách sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du. Dưới ngòi bút của ông, từ tiếng Việt trở nên tươi đẹp, trong sáng hơn. Đây chính là những yếu tố quan trọng mang lại thành công rực rỡ cho Truyện Kiều trên phương diện thi pháp học. Bởi thế nên Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi là niềm tự hào trong lịch sử văn học Việt Nam và toàn thể dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích động từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)