Tích hợp công nghệ phát thanh,truyền thanh theo hướng hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách nâng cao năng lực công nghệ hệ thống phát thanh, truyền thanh (nghiên cứu trường hợp huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) (Trang 74 - 76)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2. Đầu tƣ đổi mới và tích hợp công nghệ phát thanh,truyền thanh theo hƣớng

3.2.2. Tích hợp công nghệ phát thanh,truyền thanh theo hướng hiện đại

Thuật ngữ liên kết chuyển giao công nghệ phát thanh, truyền thanh đƣợc hiểu là chuyển giao trực tiếp cả phần cứng và phần mềm công nghệ phát thanh, truyền thanh từ các nhà cung cấp độc lập, đƣợc tích hợp để tạo thành sản phẩm phát thanh, truyền thanh mới, đạt hiệu quả mà từng công nghệ độc lập không thể mang lại.

Có thể nghiên cứu tích hợp công nghệ Matrox, công nghệ này cung cấp tất cả các tính năng cần thiết của công nghệ dựng phi tuyến trong việc sản xuất các chƣơng trình truyền thanh với công nghệ BE của Hoa Kỳ, công nghệ này cung cấp biên tập, dàn dựng phi tuyến trong phát thanh (radio program), công nghệ này đƣợc hãng BE cung cấp cho VOV.

Hai công nghệ trên do hai nhà cung cấp độc lập, nhƣng khi tích hợp lại thì tạo nên sản phẩm phát thanh, truyền thanh chuyên nghiệp.

Việc tích hợp công nghệ đảm bảo các tiêu chí nhƣ sau:

+ Tính sẵn sàng cao + Công nghệ tiên tiến + Tính mở

+ Tính cơ động + Độ ổn định + Độ tin cậy + Bảo vệ đầu tư

Hệ thống máy phát sóng, bộ thu tín hiệu truyền thanh phải hoạt động ổn định, dễ vận hành, có độ bền, đảm bảo công suất danh định.

Về kinh phí đầu tƣ đổi với công nghệ. Những năm qua, cơ chế đầu tƣ đổi mới công nghệ cho phát thanh huyện Bình Giang vẫn dựa trên ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ. Các nguồn thu từ quảng cáo ở Đài phát thanh Bình Giang hầu nhƣ không có dẫn đến khó khăn về kinh phí chi cho đầu tƣ công nghệ dẫn đến không ít lần công nghệ mới đầu tƣ bị lạc hậu. Do vậy, trong thời gian tới khi tranh thủ đƣợc nguồn kinh phí đầu tƣ từ Tỉnh, huyện, đài phải xác định đầu tƣ công nghệ theo từng công đoạn (đầu tƣ đâu đƣợc đó) và phải tính đƣợc tuổi đời công nghệ đƣợc sử dụng ít nhất từ 5 – 10 năm, tránh việc lãng phí kinh phí cũng nhƣ trang thiết bị công nghệ đƣợc đầu tƣ.

Trao đổi với nhà quản lý kỹ thuật Đài phát thanh huyện tác giả đã nhận đƣợc câu trả lời để dẫn chứng việc đầu tƣ công nghệ sau; “Năm 2014 khi đài đâu tư một máy quay Camera phục vụ cho việc làm tin truyền hình cộng tác với đài phát thanh, truyền hình tỉnh. Quá trình đầu tư thì muốn công nghệ loại hiện đại ( công nghệ số, chuẩn HD cho hợp với xu hướng phát hình công nghệ HD của các đài truyền hình hiện nay để tuổi đời công nghệ được kéo dài tít nhất là từ 5 đến 7 năm. Tuy nhiên kinh phí được đầu tư thì có hạn, dù cón

muốn nhưng đành chấp nhận đầu thiết bị công nghệ phù hợp với nguồn kinh phí có, tuổi đời công nghệ không cao, chỉ sau hơn một năm đầu tư công nghệ đã lỗi thời, không còn phù hợp với xu phế đổi mới công nghệ truyền hình của Đài truyền hình hiện nay”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách nâng cao năng lực công nghệ hệ thống phát thanh, truyền thanh (nghiên cứu trường hợp huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)