Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Nghiên cứu trường hợp các nhóm doanh nghiệp tại huyện Vân Đồn) (Trang 112 - 116)

9. Nội dung và cấu trúc luận văn:

3.1. Giải pháp hỗ trợ các nguồn lực trong đổi mới công nghệ đối vớ

3.1.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Công tác dạy nghệ cho lao động đã từng bước thay đổi và phát triển, quy mô dạy nghề được mở rộng, chất lượng dạy nghệ được nâng cao, các loại hình , hình thức đao tạo được đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Trong bất cứ ngành sản xuất vật chất nào, nguồn nhân lực cũng đóng một vai trò quan trọng. Nguồn nhân lực ở đây bao gồm: Các cán bộ khoa học làm việc trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản và những người nông dân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực này. Muốn phát triển nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực gồm các cán bộ khoa học có trình độ cao và đội ngũ kỹ thuật viên thực hành giỏi làm nòng cốt hướng dẫn cách thức nuôi trồng thuỷ sản tới các hộ nông dân.

sản thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn tại đơn vị, giúp họ có thể hiểu được cơ bản kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời phải thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, phục vụ cho nhu cầu học tập của dân cư, giúp họ tiếp thu những tiến bộ khoa học và công nghệ đang từng ngày, từng ngày thay đổi để có thể ứng dụng nó vào hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của mình. Điều đó giúp những người nuôi trồng thuỷ sản tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình mình.

* Giải pháp về môi trường.

Việc phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Vân Đồn- tỉnh Quảng Ninh đã làm nảy sinh những vấn đề về ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Tỉnh. Các hoạt động như khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng gạch,ngói, xi măng,… đã làm cho môi trường nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng không nhỏ.

Ở một cách tiếp cận khác,việc nuôi trồng thuỷ sản trong Tỉnh đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản ven biển không theo quy hoạch khiến cho dịch bệnh bùng phát và tác động ngược trở lại môi trường như làm thay đổi bãi triều, đầm phá hoang hoá hay bãi cát ven biển. Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, phát triển nuôi trồng thuỷ sản dẫn đến mất rừng ngập mặn, mất bãi đẻ tự nhiên của các thuỷ sản và phá vỡ cảnh quan vùng ven biển.

Hơn thế nữa, chính việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách ồ ạt, thiếu bền vững trong nuôi trồng thuỷ sản là một vấn đề hiện nay đang được các ngành các cấp có liên quan cần quan tâm xem xét. Chính sự phát triển này đã tự bản thân nó là huỷ hoại môi trường, ảnh hưởng nghiêm trong đến chất lượng nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản.

thuỷ sản phát triển một cách ổn định và bền vững là:

- Chỉ đạo, động viên các doanh nghiệp chế biến có chính sách gắn bó trong việc xây dựng vùng nguyên liệu, tích cực tham gia đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản. Thúc đẩy tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa người chế biến và người nuôi trên cơ sở cam kết, chia sẻ quyền lợi. Nâng cao năng lực, đổi mới dây chuyền công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, ổn định và đi sâu vào các thị trường truyền thống, tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường trong và ngoài nước.

- Đa dạng hoá hình thức và đối tượng nuôi trồng thuỷ sản.

- Quản lý chặt chẽ hơn trong việc sản xuất, buôn bán và sử dụng các đầu vào cho nuôi trồng thuỷ sản như: thức ăn, thuốc phòng bệnh, chất bảo quản để giảm bớt ảnh hưởng tới nguồn nước.

- Tăng cường nhận thức cho người dân về môi trường và các phương thức bảo vệ môi trường. Bởi chính họ là những người đã, đang và sẽ tác động trực tiếp đến môi trường, gây ảnh hưởng đến chinh hoạt động nuôi trồng của họ. Vì vậy, cần phải gắn trách nhiệm của hộ nuôi trồng thuỷ sản, người dân, chủ trang trại, doanh nghiệp vào quản lý môi trường.

- Cải tiến quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Để định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển bền vững, quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển thường được xây dựng cho từng giai đoạn cụ thể.

- Nâng cao năng lực nhận thức cho các bên tham gia. Để đảm bảo phát triển bền vững, sớm tháo gỡ các thử thách đang đặt ra phía trước đòi hỏi phải huy động và tạo điều kiện để các bên được tham gia và đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng, cũng như thực hiện và đánh giá hoạt đông nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực quản lý môi trường, chuyển tải thông tin liên quan cho cán bộ quản lý các cấp, cộng đồng địa phương và

người dân trở nên rất cần thiết. Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản cần được quan tâm cân nhắc chu đáo, không đơn thuần chỉ mở rộng diện tích và sản lượng nuôi. Cần hướng tới nhiều biện pháp đồng bộ như giảm thiểu các tác động môi trường, sản xuất theo quy trình sạch, giữ vững thị trường quốc tế.

* Về công tác chỉ đạo.

Công tác chỉ đạo đóng vai trò dẫn đường, là kim chỉ nam cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản diễn ra ổn định và phát triển bền vững. Về công tác chỉ đạo cần thực hiện một số công tác như:

+ Chỉ đạo rà soát tình hình hiệu quả nuôi sau chuyển đổi để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Với những diện tích trong quy hoạch xây dựng sẽ chuyển đổi nếu xét thấy hiệu quả chưa cao, hệ thống thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng thì điều chỉnh lại tiến độ hoặc tạm dừng chuyển đổi, để tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước va hội nhập.

+ Chỉ đạo phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng mạnh vào các đối tượng nước lợ và nuôi biển, đồng thời phát triển nuôi thuỷ sản nước ngọt, phát triển đa loài, đa phương thức nuôi và các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và có khả năng xuất khẩu.

+ Chỉ đạo chặt chẽ mùa vụ sản xuất giống, mùa vụ thả nuôi nhất là đối với tôm nước lợ để giảm thiểu áp lực về nhu cầu con giống, giảm thiểu diện tích nuôi bị chết thả lại.

+ Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, an toàn vệ sinh thú y thuỷ sản.

+ Tăng cường công tác khuyến ngư về tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức về kỹ thuật nuôi, sản xuất giống, bảo quản sản phẩm, mô hình trình diễn để phổ biến nhân rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Nghiên cứu trường hợp các nhóm doanh nghiệp tại huyện Vân Đồn) (Trang 112 - 116)