Thiếu thông tin:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Nghiên cứu trường hợp các nhóm doanh nghiệp tại huyện Vân Đồn) (Trang 94)

sản xuất thiếu sự tư vấn chuẩn xác về các công nghệ hiện đại đang được áp dụng trên thế giới. Không ít các doanh nghiệp nhập về những công nghệ lỗi thời hay không phù hợp và không sử dụng được hay sử dụng không có hiệu quả. Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa cung chưa có thói quen tìm kiếm, thu thập thông tin để ra các quyết định. Họ thường điều hành, định hướng và phát triển doanh nghiệp theo cách "cha truyền con nối" hoặc theo kinh nghiệm của người đi trước, học theo các doanh nghiệp lớn đi trước.

Xã hội ngày càng phát triển và kèm theo đó là những phát triển của công nghệ ra đời cùng với sự phát triển đó. Công nghệ mới ra đời đã làm thay đổi đời sống con người trong mọi lĩnh vực

Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản cũng vậy, nhờ áp dụng những công nghệ này mà người ta đã có thể sản xuất ra những giống thuỷ sản mới, chất lượng cao, sinh trưởng nhanh, có khả năng chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh tốt,… Ngoài ra nhờ áp dụng những công nghệ mới mà người ta có thể kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, xử lý kịp thời bệnh nguy hiểm ở động vật thuỷ sản.

Bất kể một ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đích là sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất để tạo ra sản phẩm đầu ra. Nhưng để có được lợi nhuận thì các nhà sản xuất phải tìm kiếm được đầu ra cho sản phẩm của mình. Muốn có được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, điều đó không hề đơn giản chút nào trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.

Nuôi trồng thuỷ sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm tạo ra là các sản phẩm thuỷ sản. Khi tạo ra sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng, thì các hộ sản xuất phải tìm cho mình một đầu ra để tiêu thụ cho sản phẩm

cho mình đó chính là thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản có vai trò quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng cao. Do tính chất đa dạng của nhu cầu thị trường tác động làm cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm nhằm phục vụ tính đa dạng của nhu cầu thị trường. Đồng thời thông qua việc trao đổi mua bán hàng hoá thuỷ sản trên thị trường, làm cho các vùng sản phẩm chuyên môn hoá ngày càng phát triển và liên kết với nhau để khai thác tốt lợi thế của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường. Thị trường quyết định lượng cung - cầu và giá cả các loại mặt hàng thuỷ sản. Vì vậy, thông qua thị trường mà người sản xuất mới biết được nên nuôi trồng loại thuỷ sản nào, số lượng là bao nhiêu mà thị trường đang cần để có được lợi nhuận cao.

Cho đến thời điểm này, Việt Nam chưa có nhiều tổ chức tham gia vào các hoạt động môi giới chuyển giao công nghệ, đặc biệt là môi giới, chuyển giao công nghệ cho việc nuôi trồng thủy hải sản lại càng ít. Hiện nay cơ chế hợp tác giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại vùng nuôi trồng thủy hải sản của Quảng Ninh với các viện nghiên cứu còn hạn chế (ở Vân Đồn hiện tại đã và đang hợp tác với viện Thủy Sản Nha Trang nghiên cứu con giống như Tu Hài, Hàu Đại Dương, Ngao,...).

Các doanh nghiệp không biết hết được hiện nay, đang có những công nghệ nào mới, công nghệ nào phù hợp với quy mô sản xuất, điều kiện tài chính của mình để có thể đầu tư đổi mới , nếu thiếu đi các nguồn thông tin và tư vấn chuẩn xác. Các doanh nghiệp không có điều kiện đề cập và sử lý các thông tin cho nên rất cần một cầu nối, một tổ chức trung gian để cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận với công nghệ mới, hiện đại. Chính vì thế đây là vấn đề mà các nhà quản lý đã nhận ra từ lâu nhưng vẫn chưa đưa ra được biện

sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không bị thiếu thông tin trước khi đổi mới công nghệ.

2.3.4. Thực trạng chính sách thúc đẩy về việc thiếu các chính sách đủ mạnh để thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản.

Nhà nước liên tục đưa ra các chính sách, chương trình phát triển khác nhau, chương trình nào cũng đều quan trọng nhưng để thực hiện cùng một lúc thì không đủ kinh phí và các điều kiện cần thiết để đầu tư. Do có nhiều chương trình dàn trải, kinh phí và nhân lực đều không đủ nên xét về hiệu quả không cao. trong lĩnh vực KH&CN, các chính sách nhằm đầu tư nhằm dầu tư cho các hoạt động KH&CN nói chung và chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ nói riêng thường dàn trải, thiếu tập trung điển hình hàng loạt các chương trình, đề án KH&CN quốc gia như hiện nay: Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, chương trình phát triển KH&CN, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng hang hóa của doanh nghiệp Việt Nam, chương trình quốc gia phát triển tài sản trí tuệ, chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN, thúc đẩy tổ chức KH&CN thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đề án hội nhập quốc tế về KH&CN,... vì có quá nhiều chương trình lớn trong khi tiềm lực về tài chính, nhân lực của chúng ta còn mỏng, nên hiệu quả khi thực hiện các chương trình này không như mong muốn.

Hiện nay trong công tác quy hoạch, quản lý và phát triển nuôi trồng thủy hải sản vẫn chưa được thật sự quan tâm của các cơ quan quản lý. Hiện nay các doanh nghiệp, khu vực nuôi trồng thủy hải sản gặp rất nhiều khó khăn về vốn, con giống, thiên tai, thiếu thông tin, thiếu nguồn nhân lực có trình độ, có kinh nghiệm,... Bản thân các các doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản

ngoài việc nỗ lực để tồn tại, phát triển thì cần rất nhiều sự hỗ trợ của nhà nước, tuy nhiên các chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản chưa đủ mạnh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản phát triển các lợi thế và tiềm năng của các doanh nghiệp.

Cơ chế phổ biến công nghệ và tăng cường năng lực đổi mới ở nhiều nước người ta đã vận dụng nhiều hình thức khá phong phú như: Tổ chức cho các doanh nghiệp tham quan các viện nghiên cứu, các trường đại học có những công nghệ mới muốn chuyển giao cho doanh nghiệp đã áp dụng thành công các công nghệ mới hoặc các phương pháp quản lý tiên tiến. Tổ chức các buổi hội thảo, các cuộc triển lãm, trình diễn các công nghệ mới, các phương pháp quản lý đổi mới. Tổ chức các dịch vụ cung cấp các thông tin tình báo về cạnh tranh và kinh doanh cho các chuyên gia cố vấn kỹ thuật, các doanh nghiệp có nhu cầu.

Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế trong đó khẳng định tôn trọng sự phát triển bình đẳng của tất cả các nền kinh tế, không phân biệt quốc doanh hay ngoài quốc doanh. Nhưng nhìn chung mà nói, rất nhiều chính sách của chúng ta vẫn chỉ coi trọng thành phần kinh tế nhà nước và các hoạt động của tổ chức nhà nước. Đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các hoạt động của các tổ chức ngoài quốc doanh vẫn chưa được coi trọng đúng mức.

Ngoài việc gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn do vấp phải những khó khăn từ chính sách và nguồn vốn của nhà nước, thiếu thông tin về công nghệ và thông tin thì các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn mà từ việc thiếu sự đồng bộ, thống nhất trong các chính sách.

Hệ thống văn bản của nhà nước mang tính thủ tục, phiền hà, nhiều cửa, cho nên khi áp dụng các chính sách, các ưu tiên mà nếu có miễn cưỡng, hiệu quả không như mong muốn.

Hệ thống chính sách của Việt Nam dành cho phát triển nông thôn, phát triển các doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy hải sản hay thúc đẩy đổi mới công nghệ không phải là ít, tuy nhiên các văn bản này chỉ mang tính ước lệ nhiều hơn khi đi vào thực tế thì rất chung chung, khó thực hiện được.

Các chính sách dạy nghề, hỗ trợ dạy nghề không bám sát vào nhu cầu thực tế, không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng.

2.3.5. Thực trạng chính sách thúc đẩy về sự thiếu đồng nhất, đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản. công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản.

Theo như quyết định đã được phê duyệt về việc phê duyệt Đề án phát triển giống thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 của UBND tỉnh huyện Vân Đồn đã căn cứ quyết định số 1234/QĐ - UBND ngay 25/4/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy hải sản khu kinh tế Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020.

Đến thời điểm hiện tại, chưa có một đơn vị cụ thể nào quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản và các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ, thiếu sự thống nhất trong quản lý, quy hoạch, đầu tư.

Trong những năm qua, ngành Thuỷ sản Vân Đồn có những bước phát triển mạnh. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi nhuyễn thể, đã trở thành thế mạnh phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn. Tuy nhiên, do chưa có một chế tài cụ thể về con giống cho nên các doanh nghiệp cũng như các hộ nuôi trồng thủy hải sản nhỏ lẻ vẫn phải mua những giống không đảm bảo yêu cầu, của Trung Quốc vì vậy dịch bệnh thời gian qua làm tu hài chết hàng loạt đã khiến cho nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn.

Vân Đồn xác định việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Với diện tích mặt nước biển gần 160.000ha, tiếp giáp

với các ngư trường lớn, có hệ thống bến cảng và lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm, ngành Thuỷ sản thực sự là một ngành kinh tế thế mạnh của huyện. Hiện nay, Vân Đồn có 1.660 phương tiện hoạt động trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản, trong đó có 65 phương tiện có công suất trên 90CV làm nghề khai thác, kinh doanh dịch vụ thuỷ sản tuyến khơi, còn lại là phương tiện đánh bắt ven bờ có công suất từ 6CV đến 90CV. Tổng sản lượng thuỷ sản 8 tháng đầu năm nay đạt 13.405 tấn, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó khai thác thuỷ sản đạt 8.255 tấn, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 5.150 tấn. Điều đáng nói, đầu năm nay Vân Đồn được mùa sứa, mặc dù giá thu mua sứa không được cao, nhưng vụ sứa năm 2012 kéo dài đến 3 tháng (từ tháng 2 đến tháng 5) đã mang lại cho ngư dân một nguồn thu không nhỏ.

Thế nhưng đối với nghề nuôi nhuyễn thể, một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản Vân Đồn, vẫn gặp không ít trở ngại. Nếu như từ năm 2011 trở về trước nghề nuôi nhuyễn thể, đặc biệt là nghề nuôi tu hài, được đầu tư phát triển mở rộng, diện tích nuôi tu hài đã lên đến hàng nghìn ha. Có thời điểm nghề nuôi tu hài đã trở thành phong trào xoá nghèo, làm giàu ở Vân Đồn. Nhưng cuối năm 2011 khi tình hình dịch bệnh xảy ra đã xoá sổ gần hết diện tích nuôi tu hài, gây thiệt hại lớn cho người dân. Theo thống kê thiệt hại dịch bệnh năm 2012, trên địa bàn huyện có khoảng 700 hộ dân và 20 công ty, doanh nghiệp tham gia nuôi trồng, tổng giá trị thiệt hại lên đến trên 200 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều hộ nuôi bị thiệt hại nặng do đầu tư diện tích rộng, hộ bị thiệt hại nhiều nhất lên đến trên 3 tỷ đồng. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Từ diện tích hàng nghìn héc ta mặt biển nuôi trồng, đến nay đang được các hộ nuôi và gây dựng lại, từ cuối năm 2011 khi dịch bệnh tu hài xảy ra trên diện rộng đã gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân khiến cho nghề nuôi trồng thuỷ sản Vân Đồn gặp không ít khó khăn. Để nghề nuôi trồng thuỷ sản trên

địa bàn tiếp tục phát triển ổn định, ngay khi có kết quả xét nghiệm dịch bệnh của ngành chức năng, huyện Vân Đồn đã khuyến cáo bà con nông dân và các doanh nghiệp tạm thời dừng nuôi tu hài một thời gian, từng bước chuyển sang nuôi một số đối tượng mới như nghêu, ngao, ốc,… và nuôi cá lồng bè thay thế cho tu hài.

Đến nay, với sự chỉ đạo tích cực của địa phương và ngành chức năng, nhiều hộ gia đình đã chuyển dần sang một số đối tượng nuôi mới và đã bước đầu tạo sự ổn định cho nghề nuôi trồng thuỷ sản nơi đây. Được biết, hiện nay loài thuỷ sản mà bà con tập trung nuôi nhiều nhất là con hàu Thái Bình Dương, cá lồng bè, các loại ốc.

Riêng 8 tháng đầu năm 2012, sản lượng thu hoạch hàu Thái Bình Dương đã đạt 2.320 tấn; 4.500 lồng nuôi cá trên biển. Huyện Vân Đồn cũng đang hướng cho người dân chuyển sang nuôi các loại thuỷ sản khác như nuôi ngao hoa. Loài nhuyễn thể được kỳ vọng rất nhiều bởi giá trị kinh tế cao, thị trường xuất khẩu lớn như: Trung Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á, châu Âu... Theo đánh giá của các kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản của huyện thì loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ này có sức chịu đựng với môi trường tốt hơn khi trời mưa, nhiệt độ thấp, ngao hoa vẫn không bị chết. Nếu như nuôi tu hài phải rất khó khăn trong chọn vùng nuôi thì ngao hoa lại không kén đất nuôi, những vùng không thể nuôi được tu hài, ngao hoa vẫn sống và phát triển tốt. Thêm nữa, nguồn giống sản xuất lại dễ hơn, hiện nay ở Quảng Ninh và Nha Trang đã ương được giống. Tuy nhiên, ngao hoa cũng có một số nhược điểm là hay bỏ đi, mỏng vỏ, bị con khác ăn. Để đánh giá được loài nhuyễn thể này cần phải có thời gian, nuôi theo nhiều hình thức khác nhau để đưa ra quy trình nuôi. Có thể nhận thấy rằng, mặc dù nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Vân Đồn vẫn còn khó khăn, song với tiềm năng và thế mạnh của vùng biển đảo, hy vọng Vân Đồn sẽ tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có để đưa nghề

nuôi trồng thuỷ sản của huyện phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giảm nghèo, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương,...

Sự hỗ trợ của nhà nước đối với các hộ nuôi trồng thủy hải sản vẫn chưa cụ thể, mỗi khi có thiên tai, bão ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng con giống cũng như thiệt hại về kinh tế, cơn bão cuối năm 2012 đã làm cho hàng trăm hộ nuôi trồng thủy hải sản và các doanh nghiệp nuôi trồng trên địa ban huyện bị thiệt hại nặng nề, hầu hết các doanh nghiệp, gia đình đều trắng tay.

Ví dụ: Công ty nuôi trồng Ngọc trai Phương Đông hàng ngàn mét vông mặt biển nuôi trai lấy ngọc chuẩn bị cuối năm thu hoạch, đang trong thời kỳ cấy trai để chờ thu hoạch ngọc, cũng đã bị đánh trôi dạt, nhà bè, lồng nuôi bị đánh trôi dạt, nhà bè cấy bị tốc mái hoan toàn, bè nuôi hỏng, nếu còn sót lại lồng nuôi nào thì cũng không thể thu hoạch được vì tự con trai mở miệng. Doanh nghiệp nuôi trồng Đỗ Tờ nuôi trồng Tu Hài, Hàu Đại Dương ,toàn bộ mảng, bè hỏng không thể tận dụng lại được, bên cạnh đó các hộ nuôi trồng có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Nghiên cứu trường hợp các nhóm doanh nghiệp tại huyện Vân Đồn) (Trang 94)