Tình hình lao động huyện Vân Đồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Nghiên cứu trường hợp các nhóm doanh nghiệp tại huyện Vân Đồn) (Trang 88)

TT Danh mục Đơn vị Lao động

1 Dân số người 41.645

2 Lao động người 22.572

Tỷ lệ so với tổng dân số % 54,20

3 Lao động trong các ngành kinh tế người 19.525

3.1 Nông - lâm - thủy sản người 13.400

Tỷ lệ so với tổng lao động % 68,60

3.2 Công nghiệp - xây dựng người 1.250

Tỷ lệ so với tổng lao động % 6,40

3.3 Thương mại - dịch vụ người 4.875

Tỷ lệ so với tổng lao động % 24,97

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh )

* Dự báo lao động

Lao động huyện Vân Đồn sẽ thay đổi đáng kể trong giai đoạn quy hoạch. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực thứ nhất (nông-lâm-ngư nghiệp) sẽ giảm từ 74% hiện tại xuống chỉ còn 10% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực thứ hai (ngành công nghiệp và xây dựng) sẽ tăng từ 7% lên mức 36% đến năm 2020. Lĩnh vực thứ ba là ngành dịch vụ sẽ trở thành nguồn thu hút lao động chính trong tương lai với tỷ lệ 54% lao động đến năm 2020. Hầu hết lao động này sẽ được tạo ra từ ngành du lịch và dịch vụ kinh doanh với mức tăng lao động cao. Tổng lao động dự báo sẽ tăng từ 18.000 lao động hiện tại lên 40.000 (vào năm 2015) và 73.160 đến năm 2020.

Nông, Lâm và Ngư nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện Vân Đồn, đặc biệt là đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản. Một đặc điểm kinh tế nổi bật tại huyện Vân Đồn điển hình là vẫn dựa vào nền kinh tế tự nhiên nông lâm ngư nghiệp; ngành công nghiệp hàng hóa hiện vẫn chưa được phát triển. Ngành thủy sản là động lực phát triển các ngành nghề kinh tế khác.

Giá trị của toàn ngành kinh tế tăng khoảng 11,5% năm, trong đó nông nghiệp tăng khoảng 13%, ngư nghiệp tăng 13,7%.

Số lượng người trong độ tuổi lao động (từ 18  60 tuổi) chiếm khoảng 40,3% dân số huyện Vân Đồn. Số lao động làm việc trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp chiếm tới 87%.

2.3.3.1.Chính sách đổi mới công nghệ của huyện

Chính phủ đã ban hành nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn, nông nghiệp.

Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nghị định số 53/2012/NĐ-HĐND ngày 11/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua chính sách hỗ trợ lãi xuất đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012- 2015.

Huyện Vân Đồn có quyết định số 313/TTr- UBND ngày 9/5/2012 của UBND huyện về đề nghị tham gia ý kiến vào đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020.

Để cụ thể hoá Nghị quyết số 53/2012 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2009 (ngày 13-8-2012) về cơ chế hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển SXKD sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012- 2015. Trên cơ sở cơ cấu nguồn vốn tỉnh hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương đã phân bổ nguồn lực thực hiện chính sách

đúng cơ cấu quy định; tổ chức việc chi trả tiền hỗ trợ lãi suất, tuyên truyền chính sách đến với người dân và các tổ chức có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất.

Nhìn chung, việc hỗ trợ lãi suất đã giúp cho người sản xuất tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, giảm bớt khó khăn trong sản xuất kinh doanh(SXKD), nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay. Sau 1 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 2009, các cá nhân, tổ chức trên địa bàn mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, tạo sự ổn định xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách đã xuất hiện một số bất cập làm hạn chế dòng vốn ưu đãi đến với các đối tượng thụ hưởng. Theo phản ánh của các xã trên địa bàn huyện Vân Đồn. Đối với nội dung đầu tư ở một số lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất quy định tương đối cứng, khó triển khai thực hiện. Vì muốn vay vốn người vay phải được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap hoặc phải có giấy chứng nhận. Ngoài ra, lãi suất tiền vay không ổn định, nên việc tính toán hỗ trợ cho các đối tượng không giống nhau, khó trong việc thanh toán chi trả,... Qua việc thực hiện chính sách cho thấy: Đối với huyện Vân Đồn việc triển khai lập và phê duyệt các dự án, mô hình chậm; hầu hết chưa xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 2009; việc tuyên truyền chính sách đến với đối tượng được thụ hưởng còn hạn chế, hình thức, năng lực lập dự án, phương án SXKD để tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng của người dân còn hạn chế.... Mặt khác, nội dung chính sách còn nhiều bất cập: Hạn mức được hỗ trợ lãi suất định mức tối thiểu cao, chưa thực sự phù hợp với nhiều đối tượng có nhu cầu, cụ thể như quy định mỗi dự án, phương án SXKD được hỗ trợ lãi suất phải có mức dư nợ tối thiểu là 50 triệu đồng (mà theo thống kê từ Ngân hàng nhà nước có đến 59,3% số khách hàng vay vốn đầu tư vào nông nghiệp nông thôn có hạn mức vay dưới 50 triệu đồng). Nội dung được hỗ trợ chưa rộng, một số loại hình cần có tỉ lệ vay tương đối cao và thực sự cần thiết,

nhưng không thuộc diện được hỗ trợ, như: Cho vay sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, vay phát triển ngành nghề nông thôn, vay đầu tư phát triển các loại hình du lịch nông thôn, hỗ trợ cho đối tượng sản xuất con, cây giống,... Bên cạnh đó, việc tổ chức chi trả chỉ ở cấp xã cũng gây khó khăn cho một số dự án của nhà đầu tư ở phạm vi liên xã hoặc các chủ đầu tư gần trung tâm huyện. Thời gian nộp hồ sơ xin hỗ trợ lãi suất chưa quy định, nên khó khăn cho cán bộ thẩm định, xác nhận,…

Để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc, nhằm thúc đẩy phát triển SXKD sản phẩm nông nghiệp, UBND huyện đã chủ trương điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ lãi suất, đề nghị xây dựng tờ trình và dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp 11. Theo đó, UBND huyện đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 53/2012 của HĐND tỉnh về các nội dung đầu tư được hỗ trợ lãi suất vay vốn: Đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá; đầu tư sản xuất các sản phẩm thuộc chương trình phát triển thương hiệu nông, lâm, thuỷ sản tỉnh; đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô các cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, đánh bắt hải sản xa bờ; đầu tư các ngành nghề nông thôn, dịch vụ du lịch sinh thái trên địa bàn nông thôn có sử dụng lao động nông thôn, ...

Vì sao đã có sự hỗ trợ rất lớn nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó khăn? Qua kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp không có khả năng dự báo tình hình biến động của thị trường, hạn chế trong thâm nhập thị trường quốc tế, giá thành sản phẩm và dịch vụ còn cao dẫn đến khó khăn khi cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Trước khó khăn chung của nền kinh tế, dù rằng các ngân hàng đã có nhiều giải pháp gỡ khó trong việc cho vay vốn nhưng việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, nhất là vốn trung, dài hạn. Bên cạnh đó, doanh

nghiệp cũng đối mặt với nhiều thách thức trong việc sử dụng vốn do chi phí sản xuất đầu vào không ổn định, thị trường bị thu hẹp, sản xuất kinh doanh bị đình trệ và những tác động xấu của nền kinh tế vĩ mô.

Trên thực tế hiện nay, trong tổng số 150 doanh nghiệp của huyện thì số doanh nghiệp nhỏ và vừa có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều, khả năng quản lý thích ứng bị hạn chế, kết quả sản xuất và hiệu suất lao động thấp, chi phí và giá thành sản phẩm đội cao. Hiện nay số doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cả về mặt lượng lẫn mặt chất hiện rất ít, trình độ lao động thấp kém nên không đáp ứng với yêu cầu sản xuất, kinh doanh thực tế. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc đầu tư thu hút được nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực giỏi trong kinh doanh về làm việc tại đơn vị.

Để tháo gỡ một cách hiệu quả nhất những khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, theo đề xuất của các doanh nghiệp tỉnh cần tiếp tục rà soát, đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn, khuyến khích đầu tư. Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, tháo gỡ khó khăn về khai thác khoáng sản, đất đai và hình thành vùng nguyên liệu… Định kỳ tổ chức các hội nghị gặp gỡ giữa doanh nghiệp với UBND huyện để nắm bắt những khó khăn của doanh nghiệp và có những giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề về vốn và thị trường để tiêu thụ sản phẩm.

2.3.3.2. Chính sách đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

Trong sản xuất kinh doanh, đầu tư, sản xuất và trong đổi mới công nghệ thông tin là yếu tố sống còn không thể thiếu. Nhưng tình trạng chung hiện nay của các doanh nghiệp nói chung là thiếu thông tin.

sản đa phần do các giảng viên hướng dẫn nhưng hầu hết các giảng viên chưa qua lớp sư phạm, họ chỉ tham gia các lớp tập huấn của những người đi trước, sau truyền đạt lại theo một quy trình đã có sẵn. Vì vậy về mặt phương pháp, trong các lớp tập huấn chưa phù hợp với đối tượng nghe, chưa có thao tác đúng, chưa có cách truyền đạt phù hợp. Đây là một vấn đề trong những vấn đề chưa được quan tâm đúng mức trong tập huấn kỹ thuật của ngành thủy sản. Nội dung của các buổi tập huấn thường rất đa dạng, phong phú nhưng chậm thay đổi, thiếu bổ sung. Việc này nhiều cơ quan chưa quan tâm, người biên soạn chưa có mức thù lao thoả đáng, nội dung biên soạn sơ sài, quy trình chưa phù hợp với thực tiễn. Sự sai lệch trên là do quy mô khác nhau, quy trình khác nhau có tính thích ứng tương đối hoặc do ngươi soạn thiếu thực tế, dùng quyền tự ý biên soạn mà không cần tư vấn, trưng câu ý kiến của các cơ quan chuyên môn, đặc biệt thiếu sự tham gia của người nuôi trồng và doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản vào quá trình biên soạn, nên giáo trình, bản vẽ, tài liệu kỹ thuật đã trở thành khác xa so với thực tiễn sản xuất.

Theo Bộ KH&CN, phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với các nước trên thế giới. Công nghệ của nước ta chủ yếu là sử dụng công nghệ ngoại nhập. 76% máy móc, dây chuyền công nghệ trong nước nhập từ những năm 1960 đến 1970, 3/4 thiết bị đã hết khấu hao. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại cũng chỉ chiếm 10%. Đặc biệt ở những khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và cực kỳ lạc hậu. Những năm gần đây, các doanh nghiệp mua sắm dây chuyền sản xuất mới của nước ngoài nhưng thiếu thông tin, nên thường mua những dây chuyền sản xuất lạc hậu của nước ngoài, khi đưa về nước lại không phù hợp với khí hậu, các công nhân vận hành không được tập huấn. Nhiều doanh nghiệp do thiếu thông tin về công nghệ đã hạn chế những quyết định về đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp hoặc do tìm hiểu thông tin chưa đầy đủ,

hoặc nhận nguồn tin không chính thống, chính xác, thiếu xác thực đã dẫn đến đưa ra quyết định không chính xác.

Điều này dễ dàng nhận thấy nguyên nhân chủ yếu thiếu thông tin, cơ sở sản xuất thiếu sự tư vấn chuẩn xác về các công nghệ hiện đại đang được áp sản xuất thiếu sự tư vấn chuẩn xác về các công nghệ hiện đại đang được áp sản xuất thiếu sự tư vấn chuẩn xác về các công nghệ hiện đại đang được áp dụng trên thế giới. Không ít các doanh nghiệp nhập về những công nghệ lỗi thời hay không phù hợp và không sử dụng được hay sử dụng không có hiệu quả. Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa cung chưa có thói quen tìm kiếm, thu thập thông tin để ra các quyết định. Họ thường điều hành, định hướng và phát triển doanh nghiệp theo cách "cha truyền con nối" hoặc theo kinh nghiệm của người đi trước, học theo các doanh nghiệp lớn đi trước.

Xã hội ngày càng phát triển và kèm theo đó là những phát triển của công nghệ ra đời cùng với sự phát triển đó. Công nghệ mới ra đời đã làm thay đổi đời sống con người trong mọi lĩnh vực

Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản cũng vậy, nhờ áp dụng những công nghệ này mà người ta đã có thể sản xuất ra những giống thuỷ sản mới, chất lượng cao, sinh trưởng nhanh, có khả năng chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh tốt,… Ngoài ra nhờ áp dụng những công nghệ mới mà người ta có thể kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, xử lý kịp thời bệnh nguy hiểm ở động vật thuỷ sản.

Bất kể một ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đích là sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất để tạo ra sản phẩm đầu ra. Nhưng để có được lợi nhuận thì các nhà sản xuất phải tìm kiếm được đầu ra cho sản phẩm của mình. Muốn có được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, điều đó không hề đơn giản chút nào trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.

Nuôi trồng thuỷ sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm tạo ra là các sản phẩm thuỷ sản. Khi tạo ra sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng, thì các hộ sản xuất phải tìm cho mình một đầu ra để tiêu thụ cho sản phẩm

cho mình đó chính là thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản có vai trò quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng cao. Do tính chất đa dạng của nhu cầu thị trường tác động làm cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm nhằm phục vụ tính đa dạng của nhu cầu thị trường. Đồng thời thông qua việc trao đổi mua bán hàng hoá thuỷ sản trên thị trường, làm cho các vùng sản phẩm chuyên môn hoá ngày càng phát triển và liên kết với nhau để khai thác tốt lợi thế của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường. Thị trường quyết định lượng cung - cầu và giá cả các loại mặt hàng thuỷ sản. Vì vậy, thông qua thị trường mà người sản xuất mới biết được nên nuôi trồng loại thuỷ sản nào, số lượng là bao nhiêu mà thị trường đang cần để có được lợi nhuận cao.

Cho đến thời điểm này, Việt Nam chưa có nhiều tổ chức tham gia vào các hoạt động môi giới chuyển giao công nghệ, đặc biệt là môi giới, chuyển giao công nghệ cho việc nuôi trồng thủy hải sản lại càng ít. Hiện nay cơ chế hợp tác giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại vùng nuôi trồng thủy hải sản của Quảng Ninh với các viện nghiên cứu còn hạn chế (ở Vân Đồn hiện tại đã và đang hợp tác với viện Thủy Sản Nha Trang nghiên cứu con giống như Tu Hài, Hàu Đại Dương, Ngao,...).

Các doanh nghiệp không biết hết được hiện nay, đang có những công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Nghiên cứu trường hợp các nhóm doanh nghiệp tại huyện Vân Đồn) (Trang 88)