Nguồn lợi hải sản ở tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Nghiên cứu trường hợp các nhóm doanh nghiệp tại huyện Vân Đồn) (Trang 59 - 68)

STT Nguồn lợi thuỷ sản

Nhuyễn thể Giáp xác

1 Cá song Trai ngọc Tôm he

2 Cá mú Tu hài Tôm sú

3 Cá hồng Hầu biển Tôm chân trắng

4 Cá vược Hầu cửa sông Tôm hùm

5 Cá giò Vẹm xanh Tôm càng xanh

6 Cá tráp vàng Ngao Tôm rảo

7 Cá bống bớp Ngán Cua biển 8 Cá hồng Nghêu Ghẹ xanh 9 Cá chim trắng Ốc hương Sá sùng 10 Cá Hồng Mỹ Ốc đá Hải sâm 11 Cá nốt Ốc nhảy Baba 12 Cá trê Ốc màu Mực 13 Cá Đù Mỹ Sò huyết Bề bề 14 Cá chim Sò lông

15 Cá thu Bông thùa

16 Cá nhụ Điệp quạt

17 Cá đé Bào ngư

(Nguồn: Phòng kế hoạch - Sở thuỷ sản Quảng Ninh)

Biển Quảng Ninh có các yếu tố môi trường đặc trưng, biển lặng, ít bị ảnh hưởng của gió bão, môi trường sạch, nước có độ muối cao, ổn định, độ trong lớn, nhiệt độ không xuống thấp, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hầu hết nhóm sinh vật. Tổng diện tích vùng triều và vùng nước biển có khả năng nuôi thuỷ sản biển trên 20.000 ha, gồm các eo vịnh kín gió xen

kẽ các đảo nhỏ. Quảng Ninh có cửa khẩu Quốc tế và Quốc gia, có cảng biển và nhiều đầu mối giao thông thuỷ bộ, nằm cạnh thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn là Trung Quốc, Hồng Kông ngư dân đã bước đầu tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản,… tạo cho Quảng Ninh trở thành tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng các loại thuỷ, đặc sản trên biển.

Nguồn lợi thuỷ sản không phải là vô tận, trong điều kiện nguồn nguyên liệu thuỷ sản tự nhiên bị khai thác ngày một cạn kiệt thì việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Ninh đang trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn có hướng lâu dài về chiến lược giúp ngành thuỷ sản Quảng Ninh phát triển ổn định.

Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền núi, trung du và ven biển, hình thành 3 vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện tích gần 3.000 km2, chiếm 41%; vùng hải đảo 619 km2, khoảng 10,0%. Chạy dọc vùng núi phía bắc là cánh cung bình phong Đông Triều - Bình Liêu nối liền với dãy Thập Vạn Đại Sơn (Trung Quốc), có độ cao trung bình trên 500m, trong đó có một số đỉnh núi cao trên 1.000 m như Yên Tử (Uông Bí, 1.068 m), Am Vát (Hoành Bồ, 1.094 m), Cao Xiêm (Bình Liêu 1.330 m), Nam Châu Lãnh (Hải Hà, 1.506 m). Từ cánh cung phía bắc, độ cao thấp dần về phía nam rồi đổ ra biển hình thành hệ thống hàng nghìn hòn đảo và quần đảo lớn nhỏ trên biển tạo nên cảnh quan non nước đa dạng.

Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 601.000 ha, trong đó 50.364 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.

Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh khá lớn. Rừng để sản xuất, kinh doanh chiếm 80% (chủ yếu rừng trung bình và nghèo) với tổng trữ lượng 4,8 triệu m3

Rừng đặc sản hiện chỉ có 10.000 ha. Đất chưa thành rừng không còn lớn, có thể hình thành các vùng gỗ nguyên liệu và cây đặc sản quy mô lớn để cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dân dụng và cung cấp cho nguyên liệu chế biến lâm sản của địa phương.

Tài nguyên khoáng sản phong phú cũng là một yếu tố nổi trội của tỉnh, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Quảng Ninh khá giàu khoáng sản, nhưng nổi bật nhất là than đá với trữ lượng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác 30 – 40 triệu tấn/năm. Than là nguồn tài nguyên tạo ra ngành công nghiệp chủ lực có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó Quảng Ninh còn có các loại nguyên liệu làm vật liệu như: đá vôi, đất sét, gạch ngói,… rất phong phú và phân bố rộng khắp trong tỉnh.

Để phát triển kinh tế, xã hội, Quảng Ninh đã tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và giảm dần tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Nhờ đó mà tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh đã ngày càng tăng lên.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 là 13.02%, năm 2010 là 12.7% và năm 2011 tăng 12.1%, năm 2012 là 13%. Tỉnh đã tăng cường các hoạt động đối ngoại, hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 2. 2: Cơ cấu GDP của tỉnh Quảng Ninh (%). T

T Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Tăng trưởng GDP % 13.02 12.7 12.1 13

2 Giá trị tăng thêm ngành

công nghiệp và xây dựng % 5.52 7.70 12.9 12.6 3 Giá trị tăng thêm ngành

dịch vụ % 6.63 7.52 12.1 14.3

4 Giá trị tăng thêm ngành

nông, lâm, thủy sản % 1.83 2.78 4.1 3.7

5 Tổng kim ngạch xuất khẩu USD 6,6tỷ 10 tỷ 12,6 tỷ 10 tỷ 6 Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 13.250 22.589 29.100 28.833 7 Tổng chi ngân sách Tỷ đồng 4.284.9 8.640 12.199 13.209 8 Chỉ số giá tiêu dùng % 6.88 9,21 14.82 10

(Các chỉ tiêu kinh tế của Quảng Ninh năm 2012. Nguồn: UBND Quảng Ninh)

Nhìn vào cơ cấu GDP của Tỉnh ta có thể thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây cũng là một xu thế chuyển dịch tất yếu của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong giai đoạn hội nhập như hiện nay.

Có một đặc điểm là nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh. Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt. Trên thực tế hiện nay khi sản lượng thuỷ sản mà con người khai thác ngày càng bị suy giảm. Nếu như con người không tiến hành giải pháp khác thì

nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy.

Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời xuất khẩu có thể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện nay.

Trong những năm qua ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng khá, đã tập trung quy hoạch, mở rộng vùng nuôi, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhất là các loài giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm he Nam Mỹ, cá song, hàu biển, tu hài, hải sâm,… trong nuôi trồng thuỷ sản. Công tác chuyển dịch cơ cấu giống đã được quan tâm đúng mức, đã đưa nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là các loại giống có năng suất, giá trị cao vào nuôi trồng như tôm Sú, cá Song, cá Giò, Tu Hài, Ba Ba… Toàn tỉnh có hơn 13.000 tàu thuyền làm nghề khai thác và dịch vụ thuỷ sản. Trong đó có 166 tàu có công suất 90 CV trở lên.

Năm 2011, sản lượng đánh bắt cá đạt 56 ngàn tấn, gồm cả đánh bắt gần và xa bờ. Quảng Ninh hiện có 3 loại hình nuôi trồng thủy sản chính là nuôi các nước ngọt, nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi trồng thủy sản ngoài khơi. Tổng sản lượng cả 3 loại hình năm 2011 là 29,6 ngàn tấn.

Năm 2010 tổng sản lượng thuỷ sản đạt 81.680 tấn (trong đó sản lượng khai thác 51.380 tấn, sản lượng nuôi trồng 30.300 tấn) giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 43,55 triệu USD. Nhiều dự án giá trị hàng trăm tỷ đồng đã được thực hiện như các dự án về dịch vụ hậu cần; khu neo đậu tránh trú bão; xây dựng bến cá; xây dựng Trại sản xuất giống và nuôi thực nghiệm giống hải sản; xây dựng hạ tầng cho vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung; vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung,…

Ngành thủy sản còn gặp một số tồn tại, khó khăn như kỹ thuật đánh bắt thấp, phương tiện đánh bắt lạc hậu, hạ tầng chưa phát triển; Kỹ thuật nuôi trồng còn lạc hậu, còn nhiều dịch bệnh, năng suất thấp, sản xuất giống yếu;

Công tác nghiên cứu, nhập công nghệ sản xuất một số đặc sản còn yếu; Công nghệ chế biến lạc hậu, chưa có thương hiệu. Tiềm năng phát triển ngành thủy sản có thể nuôi trồng quy mô công nghiệp ở vùng Bái Tử Long; Nâng cao năng suất khai thác bằng kỹ thuật đánh bắt thân thiện môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để giải quyết các hạn chế và tồn tại cần chuyển giao, đào tạo kiến thức kỹ thuật cho ngư dân; ứng dụng kỹ thuật giống chất lượng cao, thu hút nhà đầu tư có năng lực KH&CN và bảo vệ môi trường; Trong chế biến cần đổi mới công nghệ, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tăng cường hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thành lập doanh nghiệp.

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng diện tích và hiệu quả kinh tế mà các đối tượng thủy sản nuôi đem lại đặc biệt là thủy sản mặn, lợ; Trình độ hiểu biết kỹ thuật của người nuôi thủy sản còn thấp, chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm, phương pháp nuôi quảng canh vẫn là chính, chưa áp dụng tốt kỹ thuật tiên tiến nên năng suất nuôi còn thấp; nuôi trồng thủy sản vẫn bị ảnh hưởng bởi chất thải của một số nhà máy xi măng lân cận, giao thông thuỷ và cảng biển; vệ sinh môi trường.

Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản. Có đường bờ biển dài, bờ biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng cá, có cửa khẩu Móng Cái là đầu mối giao thông quan trọng đồng thời là nơi trao đổi hàng hóa lớn đối với Trung Quốc, xa hơn là các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay Quảng Ninh có khoảng 13.000 ha diện tích sử dụng cho nuôi trồng, hơn 43.000 ha rừng ngập mặn. trong các cánh rừng ngập mặn môi trường nước thuận lợi cho nuôi trồng các loại hải sản, đặc biệt là các loài nhuyễn thể.

Quảng Ninh có dân số lớn, có ngành du lịch phát triển. Đây là thị trường tiêu thụ tại chỗ to lớn các sản phẩm của ngành thủy sản.

Đội ngũ lao đông trong ngành thủy sản đông đảo, khoảng 30.000 người.

Cơ sở hạ tầng phục vụ ngành ngày càng được hoàn thiên, đổi mới hiện đại hơn, đặc biệt là hệ thống các cảng cá lớn nhỏ như cảng Vân Đồn, cảng cá Cái Rồng, Bến Do…

Tất cả những điều kiện trên tạo cho Quảng Ninh nhiều khả năng phát triển ngành thủy sản đa dạng và phong phú về hình thức và sản phẩm.

Có thể thấy nuôi trồng và khai thác đề có sự tăng trưởng nhanh chóng. Tổng sản lượng tăng hơn 2 lần, trong đó sản lượng nuôi trồng tăng gần 6 lần, từ 4.192 tấn năm 2000 (16,43% sản lượng thủy sản toàn tỉnh) tăng lên 23.556 tấn năm 2007 (38,37%), sản lượng khai thác tăng gần 2 lần. Nguyên nhân là do ngành nuôi trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, điều kiện phát triển ổn định không chịu ảnh hưởng lớn vào điều kiện tự nhiên như đánh bắt, người dân chủ động hơn trong sản xuất. Sự phát triển của ngành nuôi trồng được thể hiện sinh động qua các số liệu sau: Diện tích nuôi trồng là 17.300 ha, trong đó có 11.300 ha nuôi tôm, hơn 2000ha nuôi cá nước ngọt, 1300 ha nuôi nhuyễn thể, 2700 ha nuôi các thủy sản khác. Có 5.278 lồng cá biển …Toàn tỉnh có 11 công ty, đơn vị nuôi trai cấy ngọc trên vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long. Hiện nay khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung các khu vực: Quanh đảo Cô Tô, Ba Mùn: nuôi ngọc trai, bào ngư. Vân Đồn, Móng Cái nuôi hải sâm. Các bãi ven biển từ Móng Cái đến Tiên Yên, nuôi nhiều hải sản như tôm cua, rong biển, …

2.2.2. Hoạt động sản xuất và thực trạng công nghệ sản xuất thủy hải sản Quảng Ninh

Các doanh nghiệp địa phương chưa tận dụng được cơ hội tiếp cận các công nghệ của doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn của tỉnh. Doanh nghiệp hoạt động vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công; sử dụng thiết bị

công nghệ không đồng bộ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến; có năng lực để tiếp nhận công nghệ tiên tiến vẫn là thách thức lớn đối với doanh nghiệp. – Nguồn kinh phí đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp trong tỉnh cũng ở mức rất thấp (trừ các Tập đoàn, Tổng

công ty). Các doanh nghiệp chưa chủ động đầu tư nhằm nâng cao trình độ,

năng lực công nghệ của chính bản thân các doanh nghiệp.

– Nhân lực KH&CN làm việc trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, trình độ chuyên môn chưa cao, nhân lực thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, thích nghi, làm chủ công nghệ trong các doanh nghiệp còn ít, do vậy hạn chế đến việc tiếp thu công nghệ tiên tiến từ bên ngoài chuyển giao cho doanh nghiệp và chưa chủ động được việc tìm kiếm công nghệ, tổ chức hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN để giải quyết các vấn đề đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ do doanh nghiệp đặt ra.

* Tài chính cho hoạt động KH&CN

Kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007–2011 có xu hướng ngày một tăng, nhưng chủ yếu là ngân sách Tỉnh và đạt khoảng 0,5–0,6%GDP (Bảng 6). Hằng năm, tỉnh đã dành khoảng 50–55%

(năm 2011 là 67,6%) kinh phí sự nghiệp KH&CN cho hoạt động NC&PT và

đầu tư vào các hoạt động sau:

- Các đề tài, dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (chiếm 29,3% tổng kinh phí hoạt động NC&PT) tập trung vào nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới nhằm tăng giá trị thương phẩm, nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm tài nguyên và thúc đẩy xuất khẩu.

- Các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực Nông– Lâm– Ngư nghiệp (chiếm 16,7%

dụng, khảo nghiệm nhằm tuyển chọn các giống cây, con mới nhằm từng bước thực hiện CNH– HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Các đề tài, dự án trong lĩnh vực KHXH và NV (chiếm 20,7% tổng kinh phí

hoạt động NC&PT) tập trung vào nghiên cứu, cung cấp cơ sở khoa học giúp

cho các cấp, các ngành trong hoạch định chinh sách của tỉnh.

- Các đề tài, dự án trong lĩnh vực điều tra cơ bản và bảo vệ môi trường (chiếm

33,3% tổng kinh phí hoạt động NC&PT) đều có tính cấp thiết cao, có ý nghĩa

quan trọng trong việc hoạch định phát triển bền vững các ngành kinh tế và bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Nghiên cứu trường hợp các nhóm doanh nghiệp tại huyện Vân Đồn) (Trang 59 - 68)