Giải pháp đặc thù ngành sản xuất thủy sản tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Nghiên cứu trường hợp các nhóm doanh nghiệp tại huyện Vân Đồn) (Trang 116 - 120)

9. Nội dung và cấu trúc luận văn:

3.2. Giải pháp đặc thù ngành sản xuất thủy sản tỉnh Quảng Ninh

3.2.1 Hỗ trợ con giống

Có thể khẳng định giống đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản. Để phát triển mạnh hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong Tỉnh, công tác giống trong thời gian tới cần đảm bảo đủ về số lượng cho nhu cầu nuôi trồng, mặt khác chất lượng giống phải đảm bảo để có thể đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Các giải pháp cụ thể là:

- Đẩy mạnh việc bảo vệ và phát triển các nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên, các hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học nhằm duy trì nguồn vốn gen đa dạng, phục vụ cho việc cung cấp các giống thuỷ sản ổn định, chất lượng cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững của Tỉnh.

- Tập trung chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị sản xuất và cung ứng giống trên địa bàn Tỉnh hoàn thiện hoàn thiện hệ thống trại sản xuất giống, tăng cường trang thiết bị hiện đại, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu con giống về số lượng, chất lượng kịp thời vụ.

- Xây dựng các trại sản xuất giống có công suất nhỏ, bố trí đồng đều ở các đại phương, tập trung sản xuất đảm bảo chất lượng, sạch bệnh, sức đề kháng cao. Tăng cường nhập giống bố mẹ đạt tiêu chuẩn để sản xuất giống tại chỗ, hạn chế nhập ấu trùng từ Trung Quốc. Con giống trước lúc xuất ra khỏi trại phải được kiểm dịch đầy đủ.

- Trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ giống của các địa phương lớn hơn so với khả năng sản xuất, cung ứng giống của các trại. Uỷ ban nhân dân của các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục bảo vệ nguồn lợi và thú y thuỷ sản cần tập trung hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hộ mua giống ở các tỉnh ngoài đạt kết quả tốt.

3.2.2 Quy hoạch

Quy hoạch đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Nó có ý nghĩa như kim chỉ nam mở đường cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, một thực tế xảy ra là ở tỉnh Quảng Ninh là tình trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản chưa theo quy hoạch. Đó là tình trạng nuôi trồng thuỷ sản phát triển trước còn quy hoạch lại được xây dựng và triển khai sau. Điều này đã làm cho quy hoạch không phát huy được vai trò dẫn đường của mình, làm cho nuôi trồng thuỷ sản tại một số địa phương trên địa bàn Tỉnh phát triển một cách tự phát, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, xã hội, môi trường. Do vậy, Tỉnh cần có những giải pháp hợp lý về quy hoạch để phục vụ cho nuôi trông thuỷ sản phát triển một cách bền vững.

- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và đôn đốc các dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, dự án chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả. Trên cơ sở đó tìm ra những tồn tại, khó khăn và bàn biện pháp khắc phục.

- Trên cơ sở định hướng mục tiêu phát triển cần xác định cụ thể đối tượng nuôi cho từng vùng, kết hợp việc quan trắc môi trường, bảo tồn rừng ngập mặn, phân bổ và thiết kế trại sản xuất giống có quy mô nhỏ trên các điạ bàn phù hợp với từng vùng nuôi.

Nuôi trồng thuỷ sản là một ngành sản xuất mà thị trường đầu vào và thị trường đầu ra là những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển. Thị trường đầu vào bao gồm các nhân tố: giống, thức ăn, công nghệ, kỹ thuật nuôi. Thị trường đầu ra là các nhà máy chế biến, các chợ tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản tươi sống trong và ngoài nước. Muốn phát triển nghề nuôi trông thuỷ sản, Tỉnh Quảng Ninh không chỉ quan tâm tới việc đầu tư cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản mà cần phải có những chiến lược và hướng đầu tư đúng đắn để mở rộng và phát triển thị trường đầu ra này. Đó là việc đầu tư

vào các trại sản xuất giống có công nghệ sinh sản giống nhân tạo hiện đại, sạch bệnh, quá trình sinh trưởng và phát triển nhanh làm tăng năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cũng cần được quan tâm chú ý đầu tư để đảm bảo nhu cầu về số lượng và chất lượng thức ăn sản xuất, giá thành hợp lý.

Do vậy, một số giải pháp để mở rộng thị trường đầu ra cho nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh là:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm nuôi trồng, thực hiện tốt quy trình nuôi cá sạch, chỉ đạo phát triển đối tượng nuôi trồng có giá trị, nhất là những giống loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

- Xây dựng một cơ cấu vật nuôi hợp lý, đa dạng, đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của ngành chế biến thuỷ sản. Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng thuỷ sản và chế biến thuỷ sản để có sự phát triển đồng bộ, hợp lý giữa hai khâu này. Thông qua chế biến, nuôi trồng thuỷ sản sẽ có được những thông tin về xu thế thị trường, từ đó có những kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản cho phù hợp.

- Để mở rộng và phát triển thị trường tốt, việc cần thiết là tìm kiếm lợi thế cạnh tranh tên thị trường trong nước cũng như thi trường nước ngoài cho từng chủng loại mặt hàng. Đối với mặt hàng tươi sống, để tiêu thị nhanh với chất lượng và giá trị dinh dưỡng không bị thất thoát, cần có hướng đầu tư vào các nhà hàng thuỷ sản đặc sản nhằm giới thiệu các đặc sản thuỷ sản trong Tỉnh, đặc biệt là phát triển các nhà hàng thuỷ sản ở các khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh như: khu nghỉ mát Bãi Cháy, Trà Cổ, Vân Đồn.

- Thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên toàn Tỉnh và đồng thời mở rộng việc tìm kiếm, khai thác thị trường mới.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm nuôi trồng, thực hiện tốt quy trình nuôi cá sạch, chỉ đạo phát triển đối tượng nuôi trồng có giá trị, nhất là những giống loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

3.2.3 Thức ăn, kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản

Hàng năm , diện tích cũng như sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vân Đồn - Quảng Ninh liên tục tăng. Kết quả này có một phần đóng góp không nhỏ của Trung tâm Khoa học và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh trong việc nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công nhiều giống mới, đáp ứng nhu cầu về giống cho sự phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản.Để giúp người dân có kiến thức, ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng thuỷ sản đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có kỹ năng kiểm tra chất lượng con giống, kiểm soát môi trường và phòng trừ dịch bệnh,

Ngoài giống thì thức ăn cũng đóng một vai trò quan trọng trong nuôi trồng thuỷ sản. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển đối tượng nuôi. Khi sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh tăng lên qua các năm, thì vấn đề về thức ăn lại càng được đạt ra một cách cấp thiết. Để đáp ứng đủ lượng thức ăn huyện cần có những giải pháp cụ thể như:

- Các huyện, thị xã cần tập trung chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị sản xuất và cung ứng trên địa bàn tỉnh hoàn thiện hệ thống trại sản xuất, tăng cường trang thiết bị hiện đại, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất giống tiên tiến nhầm đáp ứng nhu cầu con giống về số lượng, chất lượng và kịp thời vụ.

- Xây dựng các trại sản xuất giống có công suất nhỏ, bố trí đồng đều ở các địa phương, tập trung sản xuất giống đảm bảo chất lượng, sạch bệnh, sức đề kháng cao. Tăng cường nhập giống bố mẹ đạt tiêu chuẩn để sản xuất giống tại chỗ, hạn chế nhập ấu trùng từ Trung Quốc. Con giống trước lúc xuất ra khỏi trại phải được kiểm dịch đầy đủ.

khả năng sản xuất, cung ứng giống của các trại. UBND các huyện, thị xã, thành phố, chi cục bảo về và thú y thuỷ sản tập trung hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hộ mua giống ở các tỉnh ngoài đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng Ninh ( Nghiên cứu trường hợp các nhóm doanh nghiệp tại huyện Vân Đồn) (Trang 116 - 120)