Chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích từ tháng 09/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 25 - 28)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1. Khái quát về tỉnh Hƣng Yên và chủ trƣơng của Đảng bộ

1.1.3. Chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích từ tháng 09/

đến tháng 11/1946

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đương đầu với biết bao khó khăn, trở ngại về kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất bị đình đốn, tài chính kiệt quệ, di sản văn hóa thực dân phong kiến cùng các tệ nạn xã hội

còn rất nặng nề.Đặc biệt, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nằm trong vòng vây của kẻ thù. Quân Anh, Pháp, Trung Hoa dân quốc và các thế lực phản động trong nước đã thi nhau xâu xé. Do đó, cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất cứu đói, xóa nạn mù chữ, củng cố chính quyền cách mạng, nhân dân ta không thể buông lỏng vũ khí để bảo vệ nền độc lập chủ quyền của đất nước. Ngày 23/09/1945, sau Cách mạng tháng Tám một tháng, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và Nam Bộ, mở màn cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Cả nước hướng ra tiền tuyến, phong trào quần chúng ủng hộ Nam Bộ kháng chiến ngày càng lan rộng.

Hưng Yên nằm sát thủ đô Hà Nội và nằm trên trục giao thông chiến lược nên tình hình nóng bỏng và sôi động của đất nước đã tác động nhanh và trực tiếp đến địa phương. Cùng với khí thế Nam tiến, các tổ chức dân quân, tự vệ được mở rộng ở khắp các làng xã. Tỉnh ủy đã chỉ đạo đưa cán bộ xuống huyện, phát triển đảng viên, xây dựng cơ sở đảng. Đồng thời chỉ đạo các huyện mở các lớp huấn luyện quân sự, chính trị để bồi dưỡng cho ủy viên quân sự các xã.Phong trào luyện tập quân sự các xã diễn ra khá sôi nổi, thanh niên nam nữ, phụ lão đều hăng hái tham gia, bài học chủ yếu là sử dụng vũ khí, kỹ thuật chiến đấu. Bởi việc tàng trữ vũ khí dưới chế độ cũ là điều “quốc cấm”, nay nhân dân được làm chủ vận mệnh của mình, được tham gia lực lượng vũ trang, được sắm vũ khí để tự vệ đã đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân nên phong trào tự vũ trang, phong trào học tập quân sự phát triển nhanh chóng. Lực lượng dân quân các làng xã dần trưởng thành. Phong trào toàn dân luyện tập quân sự phát triển rầm rộ, rộng khắp, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Nhiều gia đình cả nhà là dân quân, cả nhà tự sắm lấy vũ khí, cả nhà tham gia luyện tập quân sự.Nhiều làng đã mời cả thầy võ về dạy võ cho thanh niên, dân quân.Đường làng, sân đình, bờ đê, biến thành bãi tập.Lực lượng tự vệ tuy không thoát ly sản xuất nhưng nhiều nơi đã xây dựng

dưới hình thức nửa tập trung, mỗi làng có hàng trăm đội viên.Số lượng dân quân tự vệ ở các làng xã phát triển rất nhanh. Nhiệm vụ của lực lượng này là canh gác, tuần tra, áp chế các phần tử phá hoại, giữ vững an ninh, bảo vệ chính quyền và có nơi đã trực tiếp chiến đấu, tiêu trừ thổ phỉ. Lực lượng dân quân tự vệ đã hình thành và phát triển rộng khắp ở các địa phương tạo nên thế và lực vững chắc cho chính quyền dân chủ nhân dân, là nguồn bổ sung cho bộ đội chủ lực. Bên cạnh đó, các chi bộ Đảng đã cử đảng viên vào du kích, công tác phát triển đảng viên mới trong lực lượng vũ trang được chú trọng, các đoàn thể quần chúng cũng động viên đoàn viên, hội viên vào du kích.

Lực lượng vũ trang nhân dân phát triển mạnh, vũ khí trang bị trở thành vấn đề quan trọng, là một trong những yêu cầu cấp thiết.Phong trào tự mua sắm vũ khí tiếp tục được phát động rộng rãi trong nhân dân. Bằng sự nỗ lực, cố gắng cao, các công binh xưởng đã sản xuất được nhiều vũ khí tự tạo như mìn, lựu đạn, đao, kiếm… Tuy nhiên, về súng đạn, do chưa thể sản xuất được cho nên ta tìm mọi cách để đổi chác, dùng bạc, vàng, tiền của đổi được nhiều vũ khí, mua được nhiều súng đạn của quân đội Trung Hoa dân quốc. Tại huyện Mỹ Hào, có xã mua được cả súng đại liên và súng trung liên. Mặt khác, để có vũ khí, ta chủ trương cướp súng đạn của quân đội Quốc dân Đảng Trung Hoa. Nắm biết được đội “Hoa quân nhập Việt” phần đông là không phải là lính chính quy, vốn ốm yếu và tham lam, nên nhiều nơi, đồng bào ta cho chúng ăn uống no say rồi tổ chức cướp súng.

Mặc dù súng đạn còn thiếu thốn, trang bị chủ yếu là vũ khí thô sơ tự tạo nhưng do có tổ chức khá chặt chẽ, tinh thần quyết tâm chiến đấu cao, lực lượng du kích đã trở thành nòng cốt cho phong trào toàn dân luyện tập quân sự, toàn dân tham gia kháng chiến. Dân quân du kích ở từng thôn được tổ chức huấn luyện tập trung dài ngày để học cách bắn súng, ném lựu đạn, cài mìn, đào công sự, làm hầm bí mật… Bên cạnh đó, để giúp cho các gia đình

dân quân du kích có ruộng cấy, nhân dân các xã đã triệt để thực hiện các khẩu hiệu “ruộng vườn du kích”, “hội bảo trợ du kích” được thành lập ở các thôn, các tổ chức quần chúng tích cực quyên góp kim loại, rèn vũ khí cho dân quân du kích. Phong trào luyện tập quân sự được toàn thể nhân dân trong tỉnh hưởng ứng và ủng hộ, nhân dân người góp gạo, người góp quần áo, thuốc men, tiền bạc giúp dân quân du kích ăn uống và mua sắm vũ khí. Các cuộc vận động “Hũ gạo tiết kiệm”, “Hũ gạo Nam Bộ kháng chiến”, “Hũ gạo nuôi quân”,… được nhân dân các huyện tích cực hưởng ứng.

Ý thức được vai trò của làng xã trong kháng chiến “Có thể coi làng kháng chiến là nền tảng để tiến hành chiến tranh nhân dân cơ sở, là hình thức căn cứ địa cấp cơ sở, là chỗ dựa để phá tan âm mưu vơ vét sức người, sức của của địch, đồng thời bồi dưỡng, tích lũy tiềm lực kháng chiến của ta. Đó là những viên gạch để xây nên bức tường chiến tranh du kích sau này” [62, tr.28]. Cho nên, Tỉnh ủy Hưng Yên đã chú trọng ngay từ buổi đầu vấn đề xây dựng làng xã chiến đấu, bởi lẽ, từ làng xã chiến đấu, nhân dân hoàn toàn có khả năng xây dựng những khu du kích và những căn cứ du kích để chống lại kẻ thù chính là thực dân Pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)