Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu
3.2.2. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranhquân sự các hình thức đấu tranh
Ngay từ những ngày đầu kháng chiến, các đơn vị Vệ quốc đoàn cũng như bộ đội địa phương khi mới thành lập thường chỉ biết đến những hoạt động quân sự đơn thuần, chạy theo những thành tích quân sự mà coi nhẹ các mặt công tác khác. Chính vì vậy, đã có những trận đánh không được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân như các hiện tượng đốt phá đình chùa mà không tuyên truyền cho nhân dân hiểu, thành kiến với các làng tề và làng Công giáo gây ảnh hưởng đến khối đoàn kết nhân dân, nên kẻ địch đã lợi dụng, khoét sâu mâu thuẫn. Những hạn chế này đã được rút kinh nghiệm và sửa chữa sau những đợt chỉnh huấn trong kháng chiến.
Ở Hưng Yên, do đặc điểm và tính chất riêng của địa phương, việc tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang ở tỉnh, ngoài những nguyên tắc cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, còn mang những nét riêng của từng địa phương. Khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ và trong những năm tiếp theo, trên địa bàn Hưng Yên hầu như không có bộ đội chủ lực hoạt động hoặc nếu có thì chỉ có một bộ phận chủ lực không lớn. Mọi hoạt động tác chiến đều do lực lượng vũ trang địa phương đảm nhiệm, giữ vai trò nòng cốt của phong trào toàn dân đánh giặc.
Trong cuộc kháng chiến, thực dân Pháp không chỉ đánh ta về quân sự mà chúng còn đánh cả về kinh tế lẫn chính trị.Trong vùng địch kiểm soát, thực dân Pháp đã thi hành nhiều chính sách chia rẽ rất thâm độc. Chúng tìm mọi cách, mọi thủ đoạn nhằm gây chia rẽ, mất đoàn kết trong nhân dân, ra sức dụ dỗ, lôi kéo những thành phần phản động ngay tại địa phương làm tay sai cho chúng, chống phá đường lối cách mạng của Đảng ta. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn mở các cuộc càn quét với những quy mô lớn, nhỏ khác nhau để gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, đồng thời ra sức bóc
lột, vơ vét của cải của nhân dân địa phương, bắt lính để thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Càng ở những nơi phong trào chiến tranh du kích đánh địch phát triển mạnh thì chúng càng tăng cường càn quét; nơi nào phong trào mềm yếu thì chúng lại ra sức lừa phỉnh, mua chuộc với chiêu bài “chỉ đánh Việt Minh không đánh Việt Nam”.
Chấp hành đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Trung ương Đảng, Đảng bộ Hưng Yên đã chủ trương không chỉ dùng hoạt động quân sự của riêng lực lượng vũ trang mà phải phát huy sức mạnh tổng hợp tiến công địch trên mọi lĩnh vực để bảo vệ căn cứ địa, bảo vệ vững chắc hậu phương. Trong cuộc kháng chiến, các lực lượng vũ trang địa phương giữ vai trò là nòng cốt, hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương phải kết hợp chặt chẽ với các hoạt động đấu tranh kinh tế, chính trị.Thắng lợi quân sự tạo điều kiện cho đấu tranh chính trị, thắng lợi chính trị góp phần phát huy thắng lợi quân sự to lớn hơn. Khi đấu tranh quân sự phát triển và giành thắng lợi thì sẽ bảo vệ được căn cứ địa, hậu phương và khi hậu phương được giữ vững, kinh tế được phát triển sẽ góp phần vào việc xây dựng các lực lượng vũ trang lớn mạnh, thúc đẩy các hoạt động quân sự giành thắng lợi. Ngược lại, khi hoạt động đấu tranh quân sự gặp khó khăn thì các hoạt động đấu tranh về kinh tế, chính trị sẽ hỗ trợ và duy trì phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
Như vậy, thực tiễn của cuộc kháng chiến cho thấy hoạt động quân sự của các lực lượng vũ trang địa phương chỉ có thể phát huy được sức mạnh to lớn khi nó được kết hợp chặt chẽ với các mặt đấu tranh khác của nhân dân địa phương trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.