Xây dựng, củng cố lực lượng, phát triển các khu du kích và căn cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 56 - 66)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1. Chủ trƣơng mới của Đảng và Đảng bộ

2.2.1. Xây dựng, củng cố lực lượng, phát triển các khu du kích và căn cứ

Chiến thắng Biên giới tháng 10/1950, đặc biệt là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 02/1951 đã mở ra một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến.Thời kỳ này, Hưng Yên vẫn là “vùng địch chiếm gần hoàn toàn”.Ở Hưng Yên, địch mạnh hơn ta, phong trào kháng chiến sút kém, cơ sở non yếu.Các tổ chức tề nguỵ của địch lập ra hoạt động mạnh.Chính quyền của ta ở địa phương tạm thời rút lui.

Về xây dựng lực lượng, sau hội nghị Tỉnh uỷ (tháng 12/1950), lực lượng vũ trang của tỉnh được củng cố, kiện toàn: Đại đội 95 bổ sung cho Liên khu, tỉnh tập trung xây dựng ba đại đội còn lại, bổ sung đủ quân số 170 người. Hai Đại đội Lâm Kim Cương và Vũ Hổ phân tán về hai huyện Kim Động, Ân Thi. Đại đội Thanh Bình được xây dựng thành đại đội mạnh, được trang bị cả đại liên, súng cối, làm nhiệm vụ cơ động của tỉnh. Năm huyện phía Nam (gồm Kim Động, Ân Thi, Khoái Châu, Phù Cừ, Tiên Lữ) mỗi huyện xây dựng một đại đội. Bốn huyện phía Bắc (gồm Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang), mỗi huyện củng cố một trung đội mạnh và xây dựng thêm một trung đội dự bị để sẵn sàng bổ sung cho trên. Thị xã Hưng yên tập trung xây dựng một trung đội [5, tr. 248].

Tỉnh uỷ quyết định giao cho Ban chỉ huy Tỉnh đội và Tỉnh Hội phụ nữ xây dựng phong trào nữ du kích Hoàng Ngân, trước hết là chọn phụ nữ ở huyện, xã đi học ở hai lớp huấn luyện tổ chức tại Hưng Nhân, Thái Bình để đào tạo cán bộ quân sự. Các huyện, xã đều cử cán bộ phụ nữ tham gia vào Ban chỉ huy huyện đội, xã đội phụ trách phong trào dân quân du kích ở địa phương.

Tháng 03/1951, Bộ Tổng tư lệnh mở Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (đường 18), buộc địch phải dồn quân lên đối phó. Lợi dụng thời cơ đó, Tỉnh uỷ thực hiện chủ trương của Hội nghị Tỉnh uỷ tháng 12 năm 1950 về mở khu du kích bằng việc quyết định lấy khu Đông huyện Phù Cừ làm đợt phá mở

khu du kích, địa bàn gồm hai xã Quang Hưng và Quyết Tiến với 10 thôn. Để đảm bảo trận đánh mở đầu chắc thắng, tỉnh đã đề nghị Trung đoàn 42 đưa Đại đội 56 của Tiểu đoàn 664 tham gia hỗ trợ và sử dụng Đại đội 22, Đại đội 24 Phù Cừ. Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho huyện Phù Cừ tiến hành công tác dân vận, địch vận, phục vụ chiến đấu; có kế hoạch củng cố chính quyền, đoàn thể và dân quân du kích sẵn sàng chống địch càn quét, bảo vệ vùng mới giải phóng, xây dựng thành khu du kích vững mạnh [42, tr. 68].

Đến tháng 07/1951, Tỉnh uỷ đề ra nhiệm vụ tranh thủ nhân dân phát triển, củng cố cơ sở, tiến lên đẩy mạnh du kích chiến; vận động và tấn công làm tan rã hương đồn địch; củng cố các khu du kích ở Phù Cừ, Tiên Lữ và chuẩn bị phát triển ở những huyện có điều kiện. Kiện toàn bộ đội tỉnh với 2 đại đội mạnh, xây dựng bộ đội huyện toàn tỉnh thành đại đội độc lập, phát triển củng cố du kích thôn.Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Ban chỉ huy Tỉnh đội đã chuẩn bị lực lượng và địa bàn ở khu Bắc Kim Động và Khoái Châu. Tranh thủ thời cơ địch chưa càn lớn trong tỉnh, Tỉnh ủy chủ trương đẩy mạnh hoạt động ở các huyện phía Bắc và tiếp tục mở khu du kích mới.

Tháng 09/1951, địch mở chiến dịch “Trái Chanh” có quy mô lớn đánh vào các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi. Khi địch bắt đầu tiến công, Tỉnh đội trưởng Võ An Đông trực tiếp chỉ huy các đại đội quyết tâm chiến đấu, cùng với các cấp ủy, chính quyền địa phương động viên nhân dân và dân quân, du kích phối hợp và phục vụ chiến đấu. Đại đội 22 sau khi cùng với nhân dân địa phương giải quyết hậu quả đã bí mật rút khỏi trận địa. Phát hiện quân ta vượt sông Luộc sang Thái Bình, ngày 07/10/1951, địch chuyển sang Thái Bình mở trận càn “Trái Quýt” buộc bộ đội ta phải rút về nội địa. Ngay sau khi từ Thái Bình về, Đại đội 22 phối hợp với bộ đội Khoái Châu và dân quân, du kích địa phương tiêu diệt 5 đồn hương dũng là Bùi Xá, Hương Quất, Thọ Nham, Nhuế Dương 3 và 4.

Đây là lần đầu tiên bộ đội địa phương đã dám bám trụ lại giữa đồng bằng trống trải, đánh địch giữa ban ngày, đã đánh thắng quân cơ động chiến lược của địch trong một chiến dịch tiến công quy mô lớn, lấy lại niềm tin và sự phấn khởi cho quân và dân vùng sau lưng địch. Đây cũng là trận chống càn quét thắng lợi nhất không chỉ với Hưng Yên mà còn là trận chống càn thắng lợi nhất của quân và dân đồng bằng Bắc bộ.

Tháng 11/1951, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hoà Bình và coi đây là mặt trận chính, đồng thời đẩy mạnh hoạt động trên các chiến trường phối hợp. Tại Tả ngạn sông Hồng, bộ đội và du kích phải tăng cường chiến đấu, quấy rối, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của chúng. Đây là cơ hội rất tốt cho chiến tranh du kích ở Tả ngạn và Hữu ngạn sông Hồng phát triển mạnh mẽ, và tiêu hao, tiêu diệt địch, khôi phục và mở rộng căn cứ du kích.

Ngày 24/11/1951, Trung ương Đảng ra chỉ thị Về nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hoà Bình của địch, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tỉnh, từng mặt trận và chỉ rõ: “địch rất sơ hở, phải ra sức lợi dụng cơ hội tốt này để củng cố cơ sở nhân dân, xúc tiến ngay công tác ngụy vận, đẩy mạnh chiến tranh du kích” [42, tr. 76].

Thực hiện chỉ thị trên, Tỉnh uỷ Hưng Yên chỉ thị cho các Đảng bộ trong tỉnh đẩy mạnh phong trào quần chúng đấu tranh, mở rộng các khu du kích, phát động đợt hoạt động phối hợp Chiến dịch Hoà Bình.

Kết thúc đợt hoạt động phối hợp với chiến dịch Hoà Bình, ngày 26, 27/02/1952, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ họp mở rộng nhận định tình hình: thi hành chỉ thị của Trung ương, của Khu uỷ, ta hoạt động mạnh mẽ thu được kết quả to lớn. Phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh, việc tranh thủ nhân dân đạt nhiều kết quả, đặc biệt phá được phần lớn âm mưu chia rẽ lương - giáo của giặc, thuyết phục, vận động được nhiều ngụy quân, ngụy quyền…

Về công tác tư tưởng, Nghị quyết nêu rõ việc lãnh đạo giáo dục tư tưởng phải đề phòng tư tưởng bi quan, lạc quan tếu, gây dựng tinh thần chịu đựng gian khổ để liên tục chiến đấu tiêu diệt sinh lực địch… tổ chức học tập “tình hình và nhiệm vụ” thật sâu rộng trong Đảng, bộ đội, nhân dân. Trong khi học tập gắn liền với việc kiểm thảo những tư tưởng sai lầm trước đây.Phải lấy những gương hy sinh, chiến đấu oanh liệt để giáo dục quần chúng nhân dân.Bên cạnh đó, việc củng cố sự lãnh đạo của các cấp ủy cho thật vững vàng để có thể đối phó được với những hoàn cảnh khó khăn của cuộc chiến.

Trong tháng 04/1952, Tỉnh uỷ chỉ đạo mở tiếp khu du kích Nam Phù Cừ, Nam Tiên Lữ, tiêu diệt vị trí Đình Cao, đồn Canh Hoạch, Mai Xá, Võng Phan…

Sau khi địch rút khỏi Hoà Bình, trong 3 tháng (tháng 03 đến tháng 05/1952), chúng đã mở 6 trận càn lớn liên tiếp ở đồng bằng Bắc Bộ, trong đó đáng chú ý nhất là trận càn “Lạc đà” vào vùng Nam Hưng Yên, Nam Hải Dương từ ngày 24/04 đến 14/05/1952 và trận càn Hưng Yên đến hết tháng 05/1952. Ngày 03/04/1952, chúng lại dùng máy bay yểm trợ mở cuộc càn “Con cá” đánh vào khu vực Tân Dân (Khoái Châu) đồng thời cho máy bay do thám khu vực phía Nam tỉnh.

Do được chuẩn bị từ trước, các địa phương, đơn vị đã chủ động chống càn. Bộ Tư lệnh Tả ngạn được thành lập kịp thời chỉ đạo chặt chẽ. Tỉnh uỷ chỉ đạo các đơn vị thấy rõ tính chất quyết liệt của trận càn này, cần phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị. Đến ngày 22/04, đại đội 27 của ta đánh sập cầu Lực Điền, kết hợp với bộ đội Khoái Châu chống càn tại Xuân Đình, Nhạn Tháp. Ngày 07/05/1952, Đại đội 20 cùng du kích và bộ đội Ân Thi chống càn tại Du Mỹ, diệt hơn 70 tên địch. Trong trận càn này, địch ra sức tàn phá, bắn, giết, cướp bóc, hãm hiếp hòng làm cho dân ta hoang mang, kiệt quệ.

Lần đầu tiên chỉ đạo chống càn, ta đã phối hợp nội, ngoại tuyến có kết quả cao. Tuy địch gây cho ta thiệt hại lớn về người và của, nhưng về cơ bản, ta đã đánh bại được ý đồ và mục tiêu của địch trong trận càn này, 1.416 tên địch bị chết và bị thương. Địch phải thú nhận rằng dùng những thủ đoạn và phương tiện chiến tranh hiện đại để chống chiến tranh du kích là một điều vô ích. Kết thúc trận càn “Lạc đà”, Tỉnh uỷ họp Hội nghị mở rộng từ ngày 13 đến 30/06/1952, kiểm điểm và rút kinh nghiệm các mặt, chỉ rõ ưu khuyết điểm tưng trận đánh quan trọng, biểu dương những địa phương, đơn vị có thành tích xuât sắc; đồng thời phê bình đơn vị có khuyết điểm, thiếu sót. Và đề ra nhiệm vụ cần phải làm ngay là tích cực củng cố các căn cứ du kích và khu du kích, thường xuyên đẩy mạnh chống càn, đẩy mạnh du kích chiến, vận động và hướng dẫn nhân dân làm công tác địch vận…

Kết quả hoạt động đã đánh dấu bước trưởng thành của Đảng bộ trong chỉ đạo và tổ chức tiến hành chiến tranh. Sau trận càn “Lạc đà”, địch rút quân cơ động đi các chiến trường khác. Đảng bộ Hưng Yên tiến hành đợt chỉnh huấn, chỉnh Đảng, chuẩn bị cho nhiệm vụ mới.

Tại Đại hội Thi đua yêu nước và cán bộ gương mẫu toàn quốc tháng 05/1952, Hưng Yên được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Đoàn kết nhân dân đánh thắng giặc Pháp”. Tỉnh đã tổ chức Đại hội thi đua đón nhận phần thưởng của Bác tại Đức Chiêm (Kim Động).

Tháng 07/1952, Trung ương Đảng và Tổng quân ủy triệu tập Hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ, nhằm mục đích thấm nhuần hơn nữa Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai và tổng kết những kinh nghiệm quý báu về các mặt hoạt động ở vùng tạm chiếm, đặc biệt là những kinh nghiệm chống càn quét, xây dựng và bảo vệ các khu du kích trong vùng địch hậu. Hội nghị đánh giá Hưng Yên là một trong những tỉnh điển hình về chiến tranh du kích phát triển cao.Phần thưởng cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh

tặng cho Hưng Yên là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quân và dân trong tỉnh bước vào hoạt động Thu Đông.

Tháng 10/1952, Chiến dịch Tây Bắc mở màn, quân và dân Hưng Yên đã phối hợp hoạt động kịp thời, liên tục đánh địch: Đại đội 22 diệt 1 đại đội địch đi giải vây cho bốt Thiết Trụ. Bộ đội tỉnh kết hợp với bộ đội Mỹ Hào và du kích phối hợp tiêu diệt các đồn hương tổng dũng Bùi, Dâu, Vũ Xá, Thịnh Vạn, Hoà Lạc, Phú Hữu, Cẩm Sơn, Cẩm Quan… Bộ phận trung đoàn 12 phục kích đánh địch ở Triều Dương (10/10); tiêu diệt vị trí Cầu Tràng (13/10), bức rút cầu Cáp (27/10)…

Phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ, đều khắp, trong đó phong trào nữ du kích Hoàng Ngân phát triển mạnh, thể hiện tinh thần mưu trí, dũng cảm, táo bạo với lối đánh “thiên biến vạn hoá” hết sức phong phú như nữ du kích xã Đông Kinh (Khoái Châu) do Trương Thị Tám chỉ huy; nữ du kích xã Cộng Hoà (Yên Mỹ), Quang Trung (Ân Thi) bám đường 39 đánh địch và lên tận đường 5 đánh xe.

Tháng 01/1953, Tỉnh uỷ chỉ đạo tổ chức Hội nghị quân sự toàn tỉnh nhằm định hướng hoạt động cụ thể cho các đơn vị tỉnh, huyện. Sau đó, Tỉnh uỷ tổ chức liên tiếp các Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng khu du kích; Hội nghị chính trị viên trung đội, đại đội; Hội nghị nữ du kích Hoàng Ngân… Nhiều cấp uỷ viên được đưa sang phụ trách quân sự, nhiều đảng viên vào bộ đội, du kích. Các đơn vị đều được học tập 4 chính sách lớn, trong đó có chính sách ruộng đất. Chính quyền các cấp và các đoàn thể tập trung vào chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị chiến trường, chăm sóc thương binh, ưu tiên ưu đãi về quyền lợi ruộng đất cho gia đình bộ đội.

Trong sáu tháng đầu năm 1953, Tỉnh ủy đã tổ chức học tập tài liệu “Trường kỳ kháng chiến…” cho 5.300 dân quân du kích ở 43 xã vừa học tập, vừa rút kinh nghiệm các trận đánh du kích, bồi dưỡng chính trị cho 157 cán

bộ trung tiểu đội bộ đội, 97 thôn đội, xã đội, phát triển được 590 nam, nữ du kích, vận động 507 thanh niên tòng quân.

Đầu năm 1953, sau khi bổ sung cho Khu Tả ngạn sông Hồng Đại đội 20 và Đại đội 22, tỉnh thành lập hai đại đội là Đại đội 19 và Đại đội 25, thành lập Tiểu đoàn 58. Lực lượng dân quân, du kích phát triển mạnh, toàn tỉnh có 6.172 du kích (trong đó có 94 lão du kích và 144 du kích thiếu niên) [5, tr. 274].

Trước những thất bại liên tiếp, địch rút vào phòng thủ, xây dựng lô cốt, boongke ở địa bàn trọng yếu, đưa quân lính ở các vị trí trong khu vực ta đã giải phóng tập trung về các vị trí kiên cố, biến các đội “vệ sĩ” thành địa phương quân.

Với tinh thần tích cực tiến công tiêu diệt địch, bộ đội ta tìm mọi sơ hở của địch để đánh. Chiến tranh du kích phát triển cao ở nhiều nơi như Minh Hoàng, Quyết Tiến (Phù Cừ), Tiền Phong (Ân Thi), Thủ Sỹ, Phan Tây Hồ, Hưng Đạo (Tiên Lữ)… khiến cho quân địch ở Hưng Yên hoang mang, lo lắng, lúng túng, quân số ngày càng thiếu hụt. Ban Chỉ huy Tỉnh đội họp cán bộ các đơn vị trao đổi kinh nghiệm chiến đấu đã tìm cách đánh bí mật tập kích (gọi là mật tập) và thành lập “Đội tiền phong” chuyên làm nhiệm vụ trinh sát, đồng thời xây dựng kế hoạch tác chiến và cho bộ đội luyện tập theo phương án đã chuẩn bị.

Từ ngày 25/05 đến ngày 03/06/1953, Tỉnh uỷ họp Hội nghị mở rộng đề ra nhiệm vụ Hè – Thu (tháng 06 đến tháng 09). Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Tỉnh đội xây dựng kế hoạch cụ thể cho các đơn vị với phương châm “Phát huy tinh thần đánh địch, khắc phục khó khăn giành chủ động, đánh nhỏ ăn chắc”. Kết thúc đợt 1 hoạt động Hè Thu, quân ta đã đánh và tiêu diệt 10 bốt địch, bắn rơi 1 chiếc máy bay, phá huỷ 4 khẩu pháo 105 ly, 1 xe tăng, bắt sống 70 tên và thu nhiều vũ khí, đạn dược [43, tr. 55].

Năm 1953, tình hình chiến sự trong cả nước có nhiều chuyển biến hết sức quan trọng.Trên các mặt trận chính, quân đội ta giành và giữ được thế chủ động tiến công.Trong khi đó, thực dân Pháp lâm vào tình trạng khó khăn.Trên chiến trường, địch bị thất bại nặng nề ở Tây Bắc và Thượng Lào.Kế hoạch bình định của Jean de Lattre de Tassigny bị thất bại, tướng Raoul Salan bị triệu hồi về nước. Được Mỹ tiếp sức, thực dân Pháp tăng viện binh sang Đông Dương và bắt thêm lính với ý đồ cố gắng tạo khối chủ lực mạnh, đồng thời cử tướng Henri Navarre sang Đông Dương làm Tổng chỉ huy quân đội ở Đông Dương. Cũng như những người tiền bối, Navarre coi Bắc Bộ là “khu tác chiến chủ yếu” và rất coi trọng đồng bằng Bắc Bộ.

Ngay từ khi mới sang, Navarre đã chú ý và tập trung hoạt động vào đồng bằng Bắc Bộ. Tháng 07/1953, Hội đồng quốc phòng quân sự Pháp thông qua kế hoạch quân sự Navarre. Trong đó, Navarre nêu thứ tự kế hoạch tảo thanh, để xóa bỏ những căn cứ của ta phải tiến hành những chiến dịch đại quy mô, “Cá Măng” là một chiến dịch như thế.

Trước những diễn biến trên, Trung ương Đảng nhận định: cuộc đấu tranh ở địch hậu sẽ gay go, quyết liệt hơn, nhưng chúng ta chấp hành chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo chiến tranh du kích trong kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)