Những mặt thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam với nhiệm vụ thông tin đối ngoại (Trang 56 - 65)

2.3.1.1. Về nội dung thông tin

- Thông tin chính xác, kịp thời. Xác định rõ tính chất của thơng tin trên Báo điện tử ĐCSVN được độc giả trong và ngoài nước rất tin cậy, coi đó là những thơng tin chính thống của Trung ương ĐCSVN, vì vậy khơng được phép để xảy ra sai sót, dù là sai sót nhỏ, Ban biên tập Báo điện tử ĐCSVN thường xuyên giáo dục, quán triệt cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp trong việc thu thập, khai thác thông tin và xử lý thông tin để đưa lên Báo. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ báo chí cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên cũng được Báo hết sức coi trọng. Đồng thời, quy trình biên tập tin bài

được Ban biên tập xây dựng đảm bảo chặt chẽ và được tuân thủ nghiêm ngặt. Do vậy, từ khi thành lập Báo đến nay, trừ 01 sự cố xảy ra năm 2009, Báo điện tử ĐCSVN không để xảy ra những sai sót đáng kể do thơng tin thiếu chính xác gây ra.

Trong bối cảnh hiện nay, khi các sự kiện, diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế và các lĩnh vực xã hội trong nước và quốc tế diễn ra sôi động, thay đổi từng ngày, từng giờ, Ban biên tập Báo điện tử ĐCSVN xác định yêu cầu của thông tin đưa trên Báo phải theo sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, thông tin kịp thời để định hướng dư luận về các vấn đề trong nước và quốc tế, do vậy, phải hết sức chú trọng việc đảm bảo tốc độ xử lý thơng tin sao cho nhanh chóng. Hiện nay, với 3 ca làm việc trong ngày (sáng, chiều, tối), các bộ phận trong quy trình biên tập của Báo làm việc liên tục từ 8 giờ sáng đến 23 giờ đêm, ngoài ra, những tin tức quan trọng đột xuất cũng có thể được xử lý vào bất kỳ giờ nào trong ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, tết. Do vậy, nhìn chung thơng tin trên Báo điện tử ĐCSVN đảm bảo được sự nhanh chóng, kịp thời. Những tin tức quan trọng đều được Báo đưa ngay trong ngày sau khi sự kiện vừa diễn ra, hoặc ngay sau khi nhận được thông tin. Đặc biệt, tại 3 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng gần đây (Đại hội IX, Đại hội X và Đại hội XI), Báo điện tử ĐCSVN được Trung ương giao nhiệm vụ là trang thơng tin chính thức của Đại hội, Báo đã thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng được giao, đảm bảo thơng tin nhanh chóng, kịp thời, khơng để xảy ra sai sót, được bạn đọc trong nước và quốc tế đánh giá cao. Gần đây, trong đợt tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, chuyên mục Tiến

tới ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 của Báo điện tử ĐCSVN được đánh giá là một trong

những kênh thơng tin nhanh chóng, đầy đủ và tồn diện nhất về cuộc bầu cử. Nhiều tin bài trong chuyên mục này của Báo được trang tin điện tử chính thức của Hội đồng bầu cử và các báo khác trong nước và nước ngoài khai thác, sử dụng lại.

- Thơng tin tồn diện và đúng định hướng chính trị. Xuất phát từ chức

năng, nhiệm vụ của Báo là cơ quan ngôn luận của của Trung ương ĐCSVN, yêu cầu thơng tin tồn diện và đúng định hướng chính trị được Ban biên tập Báo đặt lên hàng đầu. Tính tồn diện trong TTĐN của Báo thể hiện rõ qua hệ thống chuyên trang, chuyên mục bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó những nội dung của TTĐN được chú trọng đảm bảo, cụ thể như: giới thiệu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, thành tựu đạt được trong những năm đổi mới; giới thiệu đất nước, con người, lịch sử, văn hoá Việt Nam; đấu tranh với những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về Việt Nam của các thế lực chống đối; thơng tin về tình hình quốc tế. Tính tồn diện trong TTĐN của Báo cũng thể hiện ở sự cân đối giữa số lượng tin bài thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học – giáo dục, quốc phòng - an ninh; cân đối giữa số lượng tin bài về các vấn đề trong nước và quốc tế; cân đối giữa số lượng tin bài của các vùng, miền trong nước, chú trọng tin bài về vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo...Thống kê, phân loại nội dung tin, bài của Báo điện tử ĐCSVN trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy: Nội dung về chính trị chiếm 24,2%, kinh tế: 20,6%, văn hóa – xã hội – thể thao: 18,5%; khoa học – giáo dục: 16,3%, quốc tế: 15,1%, quốc phòng – an ninh: 3,5%, nội dung khác: 1,8%. Đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ được quy định của Báo, có thể nói rằng tỷ lệ các mảng nội dung như trên là tương đối phù hợp.

Trên cơ sở bám sát các định hướng lớn của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực, định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông về cơng tác báo chí và TTĐN, Ban biên tập Báo điện tử ĐCSVN luôn chú trọng đảm bảo định hướng chính trị trong nội dung tin bài xuất bản lên mạng hàng ngày. Đây là yếu tố cơ bản giúp cho Báo điện tử ĐCSVN ngăn ngừa được một số thiếu sót, hạn chế mà một số cơ quan báo chí thường mắc phải trong thời gian qua như: Chưa có sự phối hợp tốt giữa TTĐN và thơng tin đối nội; một số thơng tin khơng chính xác, thiếu cân nhắc về thời điểm, liều lượng thông tin... bị các thế lực thù địch, cơ hội lợi dụng, thổi phồng, kích động; khai thác quá mức các tin tức về mặt trái của xã hội, thông tin về đời tư, thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc; các biểu hiện của “thương mại hóa” báo chí… Định hướng chính trị của TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN còn thể hiện ở việc trình bày giao diện Báo và việc bố trí, lựa chọn các tin bài “nóng” trên giao diện trang chủ và cho các chuyên mục. Những tin, bài quan trọng về TTĐN, về các vấn đề được dư luận quan tâm thường được đặt ở những vị trí quan trọng trên giao diện trang chủ của Báo để thu hút sự quan tâm của bạn đọc, được lưu giữ trên giao diện trang chủ trong một thời gian nhất định và chỉ được đưa vào trang trong sau khi có tin tức mới và quan trọng hơn xuất hiện.

2.3.1.1. Về hình thức thơng tin

Quá trình xây dựng và phát triển Báo điện tử ĐCSVN trong hơn 10 năm qua cho thấy Báo đã khơng ngừng tìm tịi, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức TTĐN. Điều đó thể hiện ở các nội dung phong phú về TTĐN không chỉ ở trên trang tiếng Việt mà còn ở việc từng bước mở thêm các trang tiếng nước ngoài. Ngay từ khi mới thành lập (năm 2001) Báo đã có trang tiếng Anh, năm 2006 ra đời trang tiếng Trung Quốc, năm 2008 mở thêm trang tiếng Pháp. Các kỳ Đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI, trang tin điện tử về Đại hội do Báo được giao thực hiện bên cạnh trang tiếng Việt đều có bản tiếng Anh. Thơng tin trên các trang tiếng nước ngoài được chọn lọc, biên dịch, biên tập kỹ lưỡng, đảm bảo tính định hướng và chất lượng thơng tin. Đây có thể coi là những cố gắng rất lớn của Báo trong điều kiện nguồn lực về con người và tài chính hạn hẹp. Hiện nay, Báo đang chuẩn bị kế hoạch trình các cấp có thẩm quyền xem xét cho mở thêm trang tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga nhằm mở rộng hơn nữa đối tượng bạn đọc, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả TTĐN.

Việc đổi mới, đa dạng hóa các hình thức thơng tin cịn thể hiện ở việc chú

trọng phát huy thế mạnh của báo điện tử, một loại hình báo chí đa phương tiện.

Đầu năm 2008, Báo điện tử ĐCSVN đã thành lập Trung tâm truyền hình Internet với nhiệm vụ được quy định là: “tổ chức xây dựng các video, phóng sự ảnh nhằm thơng tin tun truyền kịp thời, chính xác về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về đất nước, con người và các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các ngành, các cấp”. Mặc dù chỉ với số lượng nhân sự và trang thiết bị rất hạn chế, từ khi thành lập đến nay, Trung tâm truyền hình Internet của Báo điện tử ĐCSVN đã có nhiều cố gắng trong hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay Trung tâm có 04 cán bộ, phóng viên; trang thiết bị chủ yếu bao gồm 01 studio với một hệ thống kỹ thuật bao gồm 03 camera chuyên dụng, 02 camera bán chuyên dụng, 02 bộ dựng hình phi tuyến tính. Từ thời kỳ đầu thành lập mỗi tháng sản xuất 01 video clip, đến nay Trung tâm đã sản xuất được bình quân mỗi tuần 03 video clip, thể loại được sử dụng chủ yếu là tin, phóng sự ngắn, nội dung nói về các sự kiện, vấn đề nổi bật trong nước và các đề tài cần tập trung tuyên truyền để định hướng dư luận. Thời gian gần đây, sau khi tiếp nhận mục Audio từ Ban Văn hóa - Văn nghệ chuyển sang,

Trung tâm truyền hình Internet đã đảm nhận khá tốt việc chọn lựa, biên tập các tác phẩm âm nhạc cho mục này, bình quân mỗi tuần đưa lên mạng 04 ca khúc, chủ yếu là các ca khúc cách mạng, truyền thống. Nội dung của các ca khúc đảm bảo phù hợp với các chủ đề được định hướng tập trung tuyên truyền trong những thời điểm, giai đoạn nhất định, ví dụ: Nhân dịp kỷ niệm 36 năm giải phóng Ngày giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2011), các ca khúc được lựa chọn để phát lên mạng trong những ngày cuối tháng 4/2011 là: Giải phóng miền Nam; Đất nước trọn niềm vui; Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh; Bài ca bên cánh võng; Bước chân trên dải Trường Sơn; Hợp xướng Bài ca đất nước anh hùng; Liên khúc "Cô gái mở đường - Cơ gái Sài gịn đi tải đạn - Người con gái Pako"… Tiếp đó, nhân dịp kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2011), những ca khúc được lựa chọn để phát trong dịp này là: Ca ngợi Hồ Chủ tịch; Người là niềm tin tất thắng;

Bác Hồ, một tình yêu bao la; Lời ca dâng Bác; Thơ "Người đi tìm hình của nước"...

Theo thống kê của Báo điện tử ĐCSVN, lượng truy cập vào 2 mục Video và Audio không ngừng tăng và luôn dẫn đầu trong các chuyên mục, chuyên trang của Báo: Năm 2009: 2.320.896 lượt; năm 2010: 3.739.152 lượt; 7 tháng đầu năm 2011: 2.871.240 lượt. Điều này khẳng định thế mạnh, sức thu hút của các loại hình truyền thơng đa phương tiện trên báo điện tử. Nếu các báo điện tử biết khai thác, phát huy thế mạnh này thì hiệu quả thơng tin sẽ được nâng cao, góp phần phục vụ tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ TTĐN.

Cùng với việc tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học về các sự kiện, vấn đề được dư luận quan tâm hoặc các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, giao lưu, đối thoại trực tuyến là một trong những hình thức

thơng tin mới, mang tính đặc trưng của báo điện tử cũng được Báo điện tử ĐCSVN chú trọng khai thác. Mỗi năm, Báo tổ chức được hàng chục cuộc giao lưu, đối thoại trực tuyến, tọa đàm, hội thảo khoa học, trong đó có nhiều chương trình mang ý nghĩa chính trị lớn, được độc giả cả trong và ngoài nước quan tâm, chẳng hạn như các chương trình: Đối thoại trực tuyến Phó Thủ tướng Vũ Khoan

trả lời bạn đọc về “Đối ngoại Việt Nam: Từ các sự kiện gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC 14” (tổ chức ngày 6/12/2006); Đối thoại trực

tuyến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tuyến với nhân dân do Báo điện tử ĐCSVN phối hợp với Website Chính phủ tổ chức ngày 9/5/2007; Tọa đàm “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (tổ chức ngày 30/10/2010); Tọa đàm “Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và tăng cường xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam” (tổ chức ngày 25/10/2010); Giao

lưu trực tuyến về: “Quyền và nghĩa vụ trong cơng tác phịng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam” (tổ chức ngày 08/09/2008); Giao lưu trực tuyến “Ngày hội non sông” – hướng tới ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội

đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 (tổ chức ngày 17/5/2011)…

Việc đổi mới, đa dạng hóa các hình thức thông tin cũng thể hiện ở việc

tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Không chỉ chú trọng nâng cao

chất lượng nội dung, hình thức tin bài trên báo, Báo điện tử ĐCSVN còn là một trong những tờ báo đi đầu trong việc tổ chức các sự kiện, chương trình mang tính chính trị - xã hội cao. Năm 2004, khi Báo còn là Website ĐCSVN, Ban biên tập Website đã phối hợp với một số cơ quan tổ chức các cuộc thi về “Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh”, cuộc thi tìm hiểu “75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2005, thực hiện Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị

Cuộc thi tìm hiểu “60 năm Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Nước. Năm 2006, Báo tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu “20 năm đất nước đổi mới” trên Đài THVN và trên Báo điện tử

ĐCSVN. Năm 2007, 2008, Cuộc thi “Tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh” do Báo điện tử ĐCSVN phối hợp với Đài THVN, Báo Quân đội nhân

dân, Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Báo Tiền phong tổ chức cuộc thi hàng tuần, hàng tháng với 2 hình thức thi trắc nghiệm và thi viết, đã thu hút hàng triệu người tham gia. Năm 2009, Báo tổ chức cuộc thi trắc nghiệm và thi viết tìm hiểu

“Biển đảo Việt Nam”, thu hút hàng chục vạn người tham gia; phối hợp với Ban

Tuyên giáo các tỉnh, thành ủy tổ chức Chương trình “Gặp mặt, giao lưu các cá

nhân điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” khu vực

phía Nam, khu vực miền Trung Tây Nguyên và khu vực phía Bắc. Năm 2010, Báo thực hiện thành cơng chương trình “Doanh nhân Việt Nam với Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội: 1000 năm xây dựng và phát triển bền vững” với sự tham

dự của 1.000 doanh nhân đại diện cho 63 tỉnh thành trong cả nước. Chương trình đã vinh dự được đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến dự và phát biểu tại buổi truyền hình trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình…

Ngồi việc tổ chức các cuộc thi lớn, những năm qua, Báo điện tử ĐCSVN đã tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật và giao lưu với các nhân chứng lịch sử, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài THVN như: “Giai điệu mùa xuân”, “Giai điệu tháng Năm”, “Giai điệu Tổ quốc”, “Sáng mãi cách mạng tháng

Mười Nga”, “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”; “Tết độc lập”, “Đảng cho ta mùa xuân”, “Người là niềm tin tất thắng; Ngày hội non sông”… Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2008, chương trình “Màu hoa đỏ” được tổ chức, nhằm kêu gọi các

đối tượng chính sách có hồn cảnh khó khăn trong cả nước. Qua 3 lần tổ chức từ năm 2008 đến 2010, chương trình “Màu hoa đỏ” đã huy động và trao tặng được hơn 3.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa, mỗi sổ trị giá 3 triệu đồng đến các gia đình liệt sĩ, các đồng chí thương binh, các Mẹ Việt Nam Anh hùng và hàng nghìn suất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam với nhiệm vụ thông tin đối ngoại (Trang 56 - 65)