Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam với nhiệm vụ thông tin đối ngoại (Trang 65 - 72)

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận như đã nêu trên, TTĐN trên Báo điện tử Đảng CSVN trong thời gian qua cũng khó tránh khỏi một số thiếu sót, hạn chế cần được khắc phục. Có thể khái quát một vài nét chủ yếu như sau:

2.3.2.1. Về nội dung thông tin

- Số lượng tin, bài được cập nhật khá lớn, tuy đảm bảo đúng tôn chỉ mục đích, đạt yêu cầu định hướng thơng tin, nhưng vẫn cịn tình trạng dàn trải, chưa thể hiện rõ bản sắc riêng của Báo điện tử ĐCSVN.

Hiện nay, Báo điện tử ĐCSVN mỗi ngày đưa lên mạng bình quân hơn 200 tin, bài, trong đó trong đó số tin, bài của bản Báo đạt tỉ lệ trên 30%, còn lại khoảng gần 70% là tin bài khai thác từ các nguồn khác nhau, chủ yếu là từ TTXVN. Trong số tin bài khai thác, tin bài của TTXVN chiếm khoảng 90%. (Báo điện tử ĐCSVN là khách hàng hợp đồng mua tin, ảnh thường xuyên của TTXVN từ năm 2003). Việc sử dụng tin bài khai thác nhằm đảm bảo tính tồn diện, phong phú của nội dung thơng tin trên Báo, mặt khác, các tin, bài khai thác từ TTXVN là hãng thơng tấn quốc gia và các cơ quan báo chí có tính định hướng chính trị cao như Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Báo điện tử Tiếng nói Việt Nam... góp phần bổ sung những khoảng trống về thơng tin do số lượng phóng viên của Báo rất mỏng nên khơng bao qt hết, trong đó có nhiều nội dung quan trọng, phù hợp với tôn chỉ, chức năng của Báo điện tử ĐCSVN. Tuy nhiên, việc tỷ lệ tin bài khai thác quá lớn như nêu trên cũng dẫn tới hạn chế là Báo chưa thể hiện được rõ nét diện mạo, bản sắc riêng của mình với tính chất là một tờ báo của Trung ương

chức năng được quy định hiện nay. Chính vì vậy, vai trị của Báo về TTĐN, về yêu cầu định hướng dư luận trong và ngoài nước đối với các vấn đề được dư luận quan tâm còn hạn chế.

Nhận định trên phù hợp với đánh giá của Ban biên tập Báo điện tử ĐCSVN tại báo cáo tổng kết công tác năm 2009: “Thông tin mới chỉ bao quát đầy đủ các sự kiện chính trị của đất nước, của Đảng, cịn ít các bài bình luận xã luận, bài định hướng đúng tầm của một cơ quan báo chí Trung ương. Nhiều phóng viên bước đầu đã bám sát được hoạt động của các bộ ngành, và có tin bài phản ánh, nhưng cịn nặng đưa tin lễ tân, mà thiếu các bài phân tích và tin bài có tính phát hiện”.

Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của Báo điện tử ĐCSVN cũng nêu rõ: “Tuy chất lượng tin bài trong năm qua có sự cải thiện, song vẫn cịn khơng ít hạn chế. Tin lễ tân cịn nhiều, tính phát hiện trong các tin bài còn hạn chế, thiếu các bài phân tích sâu, chưa thật nhanh nhẹn, chủ động trước các sự kiện nóng hổi của đất nước”.

- Nội dung đấu tranh chống quan điểm sai trái chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Theo Quyết định số 571 QĐ/BTGTW ngày 10/3/2008 của Ban Tuyên giáo Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Báo điện tử ĐCSVN, một trong các nhiệm vụ của Báo là tham gia tuyên truyền TTĐN và đấu tranh về mặt lý luận chính trị, trong đó, Báo cần “Đấu tranh kiên quyết, chủ động, kịp thời, sắc bén và có sức thuyết phục chống lại những luận điệu và hành động của các thế lực thù địch phá hoại sự nghiệp cách mạng của nước ta”.

Mặc dù hết sức coi trọng nội dung đấu tranh chống “DBHB”, phản bác những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về Việt Nam của các thế lực chống đối và thực tế đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, nội dung này trên Báo điện tử ĐCSVN trong thời gian qua vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra ở những thời điểm cụ thể hoặc đối với từng sự kiện, vấn đề cụ thể.

Có thể lấy ví dụ về một đề tài được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây, đó là thơng tin về nhân vật Cù Huy Hà Vũ, người vừa bị Tòa án Nhân dân Tối cao tuyên phạt 7 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”:

Trong 2 năm 2009, 2010 và 8 tháng đầu năm 2011 (tính đến ngày 10/8/2011), Báo điện tử ĐCSVN đã đăng 10 tin liên quan đến Cù Huy Hà Vũ. Qua thống kê cho thấy, trong số 10 tin đã đăng liên quan đến Cù Huy Hà Vũ, chỉ có 02 tin là do phóng viên của Báo điện tử ĐCSVN trực tiếp viết, còn lại 07 tin khai thác từ TTXVN, 01 tin khai thác từ báo Nhân Dân điện tử. Đáng lưu ý hơn nữa là trong số 10 tin nói trên thì nội dung 08 tin nói về q trình tố tụng, xét xử các vụ án, 02 tin đưa phát ngôn của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, khơng có tin nào do phóng viên chủ động khai thác thơng tin từ thực tế, đồng thời thể loại được sử dụng tất cả đều là tin, khơng có một bài phản ánh, phóng sự hay bài bình luận nào. Điều này rõ ràng chưa đáp ứng được yêu cầu định hướng dư luận về một vấn đề phức tạp, nhạy cảm, được dư luận quan tâm và các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá quyết liệt. Đây không chỉ là hạn chế của riêng Báo điện tử ĐCSVN, mà còn là hạn chế chung của báo chí trong nước. Gõ từ khóa “Cù Huy Hà Vũ” vào ơ “Tìm kiếm” trên trang Google, lập tức có khoảng 2.440.000 kết quả tìm kiếm liên quan đến Cù Huy Hà Vũ, trong đó chiếm đại đa số là các bài bình luận mang tính thù địch, hằn học của các thế lực chống đối.

Trong khi đó, các bài viết của báo chí trong nước có nội dung tích cực, có tác dụng định hướng dư luận về vấn đề này chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

- Cịn mắc sai sót trong nội dung thơng tin.

Về những mặt hạn chế của báo chí trong nước trong cơng tác TTĐN, báo cáo Tổng kết công tác TTĐN năm 2009, phương hướng, nhiệm vụ năm 2010 của Ban Chỉ đạo công tác TTĐN đánh giá: “Một số cơ quan báo chí đưa tin thiếu thận trọng, khơng chính xác, khơng đúng định hướng của ta, đưa tin sơ hở để cho các thế lực thù địch, cơ hội, xuyên tạc (như việc đưa tin về hợp tác an ninh Mỹ -

Việt, tin Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa, tin về một số vụ tàu cá Việt Nam, tin về vụ PCI, tin về ngày bức tường Beclin sụp đổ…). Một số báo đưa quá nhiều tin

tiêu cực, trong một số trường hợp chủ yếu nhằm mục đích “câu khách”. Các cơ quan báo chí của ta cịn thiếu phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tuyên truyền đấu tranh chống các luận điệu sai trái, thơng tin sai sự thật, dẫn đến tình trạng “im lặng” khơng đưa tin một thời gian, sau đó lại đồng loạt lên tiếng cùng một lúc, có thể gây hiểu lầm trong dư luận”.

Trong số các hạn chế nói chung của báo chí trong nước được nêu ở trên, có một sai sót của Báo điện tử ĐCSVN đã được nhắc tới, đó là việc đưa“tin

Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa”. Cụ thể, ngày 4/9/2009, Báo điện tử ĐCSVN

đăng lại tin của báo nước ngoài: “Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông”

(dịch từ báo Hoàn Cầu và Phượng Hoàng của Trung Quốc) có nội dung khơng đúng định hướng, không phù hợp với lợi ích của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền trên biển Đông, tạo sơ hở để cho các thế lực thù địch có cơ hội xuyên tạc.

Mặc dù tin này sau đó đã được gỡ bỏ, nhưng việc đăng tin này là một sai lầm, đã gây hậu quả đáng tiếc, tạo bức xúc với nhiều bạn đọc. Cùng với việc đăng lời xin lỗi và cảm ơn bạn đọc đã góp ý phê bình Báo, Ban Biên tập Báo đã nghiêm khắc

kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cá nhân, tập thể sai phạm. Tập thể Ban biên tập Báo và các cá nhân liên quan cũng đã phải nhận hình thức kỷ luật nghiêm khắc của cơ quan chức năng. Đây là sự cố lớn nhất trong quá

trình hoạt động của Báo điện tử ĐCSVN kể từ khi thành lập, là bài học đắt giá

đặt ra cho Báo sau này trong công tác biên tập, xử lý thông tin. 2.3.2.2. Về hình thức thơng tin

- Chưa khai thác, tận dụng được triệt để các thế mạnh của báo điện tử

Mặc dù đã quan tâm, chú trọng phát huy các thế mạnh của báo điện tử, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, một số tính năng ưu việt của loại hình báo chí này vẫn chưa được Báo điện tử ĐCSVN khai thác triệt để, do vậy làm giảm sức hấp dẫn, khả năng thu hút bạn đọc và giảm hiệu quả của thơng tin. Có thể nêu ra một số hạn chế cụ thể như sau:

Chưa phát huy tốt tính tương tác cao của báo điện tử. Tính tương tác là

một trong những tính chất quan trọng của báo chí hiện đại, thể hiện sự khép kín của mơ hình truyền thơng hai chiều, từ đó nâng cao hiệu quả truyền thơng, khắc phục được những hạn chế của mơ hình truyền thơng một chiều, áp đặt. Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này cũng cần được những người làm báo lưu tâm. Đối với báo điện tử, nhờ có những đặc trưng nổi trội về cơng nghệ mà tính tương tác cao hơn rất nhiều so với các loại hình cịn lại. Khơng dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo điện tử, chúng ta cịn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo, độc giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí. Q trình tương tác trên báo điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên trang báo điện tử đều có mục phản hồi để thu hút các bình luận của độc giả (comment), ngồi ra cịn có rất nhiều kênh tương tác khác như

feedback, vote, email, forum... tiện cho độc giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình. Điều này khó thực hiện trên báo hình, phát thanh hay báo giấy.

Tính tương tác cao của báo điện tử hiện nay ngày càng tạo thêm sức mạnh cho loại hình báo chí này, điều này có thể thấy rõ ở việc những sự kiện, vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian qua đã tạo ra những cuộc trao đổi, luận bàn sâu rộng trong cộng đồng mạng, từ đó tác động mạnh mẽ đến dư luận xã hội. Chính vì vậy, nhiều tờ báo điện tử trong và ngoài nước như Vietnamnet, VnExpress, Dân Trí, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, BBC…đều đã khai thác rất hiệu quả thế mạnh này của báo điện tử. Đáng tiếc là Báo điện tử ĐCSVN cho đến nay vẫn chưa áp dụng được việc đăng các ý kiến độc giả (comment) sau mỗi tin bài, đồng thời, việc khai thác thông tin từ 2 địa chỉ e – mail của Báo là

dangcongsan@cpv.org.vn kythuat@cpv.org.vn cũng rất hạn chế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có có nguyên nhân từ tâm lý e ngại về việc nếu đăng những ý kiến khác nhau của độc giả về các sự kiện, vấn đề được nêu trên một tờ báo mang tính phát ngơn chính thống của Trung ương Đảng như Báo điện tử ĐCSVN có thể dẫn tới những hiệu ứng không tốt cho công tác tuyên truyền. Đây cũng là vấn đề đang đặt ra đối với các tờ báo điện tử thuộc nhóm báo chí chính trị như Báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Báo điện tử Chính phủ, Báo điện tử Tiếng nói Việt Nam, Báo điện tử Vietnamplus...

Chưa làm tốt việc sắp xếp, trình bày các tin bài liên quan. Một trong các

ưu thế của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác là khả năng lưu trữ thông tin và sắp xếp, trình bày các tin bài liên quan. Khi một tin, bài mới được đăng lên báo, người đọc không chỉ thỏa mãn với nội dung thông tin trong tin, bài đó, mà cịn có nhu cầu tìm hiểu những thơng tin liên quan ở các tin bài đã đăng trước đó để có thể hiểu được một cách tồn diện, tường tận về vấn đề mình quan

tâm. Những tin bài liên quan đã đăng trước đó có thể mới đăng khơng lâu, nhưng cũng có thể đăng từ rất lâu rồi mà nếu khơng biết cách tìm kiếm, người đọc sẽ khơng tìm thấy được. Chính vì vậy, các báo điện tử cần tạo thuận lợi cho người đọc bằng cách liên kết (link) các tin bài đã đăng vào bên dưới tiêu đề hoặc bên dưới, bên cạnh phần nội dung tin bài mới để người đọc có thể đọc được ngay tin bài liên quan, nếu cần. Một cách liên kết khác cũng được các báo điện tử sử dụng khá phổ biến, đó là liên kết bằng từ khóa (tag). Thực tế hiện nay, các tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn như: VnExpress, Vietnamnet, Dân Trí, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, BBC… rất chú trọng việc này và đạt hiệu quả tốt bởi tạo được thuận lợi cho người đọc và từ đó góp phần nâng cao lượng truy cập. Báo điện tử ĐCSVN cũng đã quan tâm áp dụng cách làm này nhưng chưa thường xuyên và triệt để.

Chưa phát huy được triệt để thế mạnh của phát thanh trên Internet. Như

đã trình bày ở phần trên, trong thời qua, 2 chuyên mục Video, Audio của Báo

điện tử ĐCSVN đã phát huy khá tốt thế mạnh của các loại hình truyền thơng đa phương tiện trên Internet. Tuy vậy, trong khi mục Video có nội dung phong phú với các tin, phóng sự truyền hình phản ánh các sự kiện, vấn đề nổi bật trong nước và các đề tài cần tập trung tuyên truyền thì mục Audio hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc chuyển tải các ca khúc. Các tin tức của Báo cũng chưa bao giờ phát kèm băng âm thanh để độc giả có thể trực tiếp nghe được lời nói của nhân vật. So với nhiều báo điện tử khác, đây rõ ràng là một hạn chế cần được khắc phục, bởi phát thanh có những ưu thế riêng như cơng nghệ sản xuất đơn giản, ít tốn kém hơn truyền hình (chỉ cần một cuộc gọi điện thoại cũng có thể có được một sản phẩm phát thanh), đồng thời khả năng tác động tới cơng chúng cũng rất hiệu quả.

Ngồi các hạn chế nêu trên, một số tính năng ưu việt khác của báo điện tử cũng chưa được Báo điện tử ĐCSVN khai thác như tạo phiên bản dành cho người đọc báo trên điê ̣n thoa ̣i di đô ̣ng, dịch vụ RSS…

- Chưa phát huy tốt hiệu quả của thông tin phi văn tự

"Thông tin phi văn tự" là một thuật ngữ của báo chí hiện đại, để gọi chung những thơng tin trên báo chí khơng đăng tải dưới dạng văn tự mà là dạng đồ hình như ảnh, tranh minh họa, biểu bảng, đồ thị, sơ đồ, bản đồ… Với công chúng, sự tiếp nhận thông tin được thông qua nhiều hình thức khác nhau. Thơng tin phi văn tự giúp người đọc tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng, và đặc biệt nếu là báo in thì tiết kiệm đáng kể diện tích mặt báo.

Cũng như một số báo điện tử và báo in khác, thông tin phi văn tự trên Báo điện tử ĐCSVN hiện nay chủ yếu mới chỉ là phần ảnh, cịn các dạng đồ hình như biểu bảng, đồ thị, sơ đồ, bản đồ, tranh minh họa…, được sử dụng rất hạn chế, và nếu được sử dụng thì thường là khai thác từ các nguồn khác, không phải do bản báo tự làm ra. Trong khi đó, có khá nhiều thơng tin lẽ ra có thể được thể hiện một cách dễ hiểu bằng ngôn ngữ phi văn tự.

Bên cạnh những hạn chế trong việc sử dụng biểu bảng, đồ thị… như nêu trên, hạn chế của ngôn ngữ phi văn tự trên Báo điện tử ĐCSVN còn thể hiện ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam với nhiệm vụ thông tin đối ngoại (Trang 65 - 72)