3.2.1. Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức 3.2.1.1. Về nội dung
- Thứ nhất, tăng số lượng tin, bài của bản báo. Như đã trình bày trong Chương 2, hiện tại tin, bài khai thác còn chiếm phần lớn lượng tin, bài cập nhật hàng ngày của điện tử ĐCSVN, số lượng tin, bài do phóng viên, cộng tác viên bản báo thực hiện mới chỉ chiếm khoảng 30%. Vì vậy, trừ những tin bài rất quan trọng nằm ở phần tin nóng các chuyên mục được lưu giữ trên giao diện trang chủ trong thời gian nhất định, có những tin, bài do phóng viên, cộng tác viên bản báo viết mới đưa lên giao diện trang chủ khoảng vài phút đã bị các tin, bài khai thác xuất bản sau đó đẩy vào bên trong. Điều này dẫn tới hạn chế là Báo chưa thể
hiện được rõ nét diện mạo, bản sắc riêng của mình với tính chất là một tờ báo của Trung ương Đảng. Do đó, vấn đề bức thiết hiện nay là cần phải nâng cao hơn nữa tỷ lệ tin, bài viết mới của bản báo. Để làm được việc này phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về chuyên môn cũng như nghiệp vụ tác nghiệp báo chí. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch tin, bài của các cá nhân, các ban một cách nghiêm túc, qui củ, khơng hình thức. Theo đó, phải thực hiện phương châm bám cơ sở để xây dựng tin bài, cụ thể hoá bằng cơ chế nhuận bút để khuyến khích phóng viên bám cơ sở. Mặt khác, cần tiếp tục kiện tồn Ban Phóng viên thường trú và hệ thống cộng tác viên để tăng lượng tin bài của bản báo trên diện rộng ở cả trong nước và nước ngoài.
- Thứ hai, tập trung nâng cao chất lượng nội dung tin, bài. Để có tin, bài
có chất lượng địi hỏi phải có đội ngũ phóng viên có trình độ vững vàng, nắm được định hướng tuyên truyền, “có nghề” trong xử lý thông tin. Với đội ngũ hiện nay cần có sự phân cơng, định hướng, chỉ đạo sát sao của cán bộ quản lý để phóng viên thấy rõ cần thơng tin vấn đề gì trong từng ngày, tuần, tháng...qua đó dần dần phóng viên sẽ trưởng thành, trở thành những cây viết chững chạc. Trên thực tế, lượng thông tin hàng ngày là rất lớn, nhưng tập trung vào vấn đề gì, định hướng ra sao sẽ ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và hiệu quả thông tin tuyên truyền. Trong nhiều việc phải làm trong thời gian tới, Báo cần tập trung vào những công việc cụ thể sau:
Bám sát định hướng tuyên truyền. Trên cơ sở định hướng tuyên truyền
TTĐN của Ban Tuyên giáo và của Bộ Thơng tin - Truyền thơng, cần cụ thể hóa thành đề tài, vấn đề cụ thể giao cho các Ban và các phóng viên. Nắm chắc định hướng và giao nhiệm vụ cụ thể mới có tin bài tuyên truyền sát và hiệu quả.
Nâng cao chất lượng tin, bài ngay từ khâu đầu tiên của quy trình: Mọi
phóng viên phải có trách nhiệm cao về tác phẩm của mình, trước khi trình duyệt, cần đọc lại và sửa lỗi về diễn đạt, chính tả đồng thời kiểm tra lại trên mạng sau
quyết định chất lượng nội dung, nên cần nâng cao trách nhiệm trong việc viết, biên tập tin, bài, đảm bảo chất lượng tin, bài ngay từ khâu đầu để giảm bớt thời gian sửa chữa trong các bước biên tập tiếp theo, từ đó đẩy nhanh tốc độ xuất bản tin bài cho đảm bảo tính thời sự và đạt chất lượng cao. Bên cạnh đó, Ban Thư ký – Tịa soạn cần nâng cao năng lực biên tập, góp phần nâng cao chất lượng tin, bài. Tuyển dụng vào bộ phận này những cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao đồng thời có bản lĩnh và sự nhạy cảm về chính trị.
Nâng cao chất lượng một số chuyên mục thể hiện rõ nét nhất bản sắc của Báo. Như thực trạng đã nêu, Báo điện tử ĐCSVN cịn ít các bài viết mang tính
bình luận về các sự kiện nổi bật trong nước và quốc tế, chưa thực sự xứng tầm một tờ báo của Đảng mang tính định hướng, do đó cần tập hợp một lực lượng các chuyên gia cả trong và ngồi tịa soạn chun viết cho các chuyên mục Tiêu điểm, Diễn đàn, Sự kiện và bình luận. Riêng chuyên mục Tiêu điểm, phấn đấu
toàn bộ bài trong chuyên mục này đều mang thương hiệu Báo điện tử ĐCSVN. Đặc biệt, cần tăng cường các bài viết đấu tranh chống "diễn biến hồ bình", phản bác những thơng tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về Việt Nam của các thế lực chống đối, đây là một trong những hạn chế của Báo thể hiện khá rõ trong thời gian qua. Muốn vậy, Báo phải duy trì tốt quan hệ với Ban Chỉ đạo công tác TTĐN và các cơ quan chức năng liên quan để nắm diễn biến tình hình, có thơng tin kịp thời và phân cơng cán bộ, phóng viên trực tiếp viết bài hoặc đặt bài các chun gia, các nhà báo có uy tín. Đồng thời, cần có chế độ nhuận bút đặc biệt cho loại bài này để thu hút các chuyên gia, các nhà báo có uy tín tham gia viết bài cho Báo.
- Thứ ba, tiếp tục bổ sung đầy đủ dữ liệu cho kho tư liệu, văn kiện. Có nhiều
tác phẩm kinh điển rất khó đọc hoặc văn kiện q dài, vì vậy, nên có thêm những tác phẩm, bài viết tóm tắt nội dung hoặc phân tích sâu các tác phẩm, văn kiện đó. Làm được điều này sẽ giúp bạn đọc dễ tiếp cận với các tư liệu và thu hút được đa
cần tăng cường thiết lập quan hệ với các bộ, ban, ngành về việc cung cấp các văn bản mới một cách nhanh nhất và thuận lợi nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu bạn đọc. Đó là những văn bản gốc rất quan trọng, không chỉ là thông tin mới mà còn là căn cứ định hướng hoạt động thực tiễn đúng hướng và nhanh nhất, hiệu quả nhất. Cần nghiên cứu triển khai các công nghệ và kỹ thuật mới để bố trí, sắp xếp thơng tin trong kho dữ liệu hợp lý, khoa học hơn, dễ tìm kiếm với người đọc.
- Thứ tư, tăng cường đầu tư cho các Ban tiếng nước ngoài. Cùng với trang tiếng Việt, hiện nay Báo điện tử ĐCSVN cịn có 3 trang tiếng nước ngồi, đó là các trang tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp. Qua các trang này, những thông tin quan trọng về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta và các hoạt động, các chủ trương, chính sách thuộc các lĩnh vực, các ngành trong nước đã đến được với bạn bè quốc tế. Những thơng tin đó giúp bạn bè trên thế giới hiểu về Việt Nam hơn, hiệu quả của các tiếng nước ngoài được ghi nhận qua số lượng truy cập ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay các Ban tiếng nước ngồi đều có chung một số khó khăn như tổ chức bộ máy chưa được kiện tồn (cả 3 Ban đều chưa có Trưởng, Phó ban mà mới chỉ có Thư ký Ban được giao phụ trách), thiếu nhân sự, trình độ cán bộ, phóng viên khơng đồng đều, máy móc thiết bị hạn chế… Những khó khăn này cần được tháo gỡ, khắc phục để nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban tiếng nước ngoài trong thời gian tới.
Vấn đề cực kỳ quan trọng đối với các trang tiếng nước ngồi là cùng với thơng tin tuyên truyền đường lối của Đảng và Nhà nước, về đất nước, con người Việt Nam, phải lựa chọn được thông tin cần thiết mà bạn đọc quan tâm. Cách viết cũng phải ngắn gọn, súc tích, phù hợp với cách đưa tin hiện đại cũng như nét đặc thù văn hoá của mỗi thứ tiếng. Muốn vậy, cán bộ và phóng viên các Ban tiếng nước ngoài phải hết sức nhạy bén trong việc nắm bắt và phân tích tình hình, khơng ngừng học tập, nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu đối tượng công chúng của từng ngôn ngữ cụ thể, để đảm bảo thông tin đúng định hướng, đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.1.2. Về hình thức
Cùng với việc rà soát lại hệ thống chuyên trang, chuyên mục để có phương án sắp xếp lại cho khoa học, hợp lý hơn, tránh chồng chéo, tạo điều kiện cho bạn đọc dễ theo dõi, từ đó phát huy hơn nữa hiệu quả tin, bài của Báo, Báo điện tử ĐCSVN cần tiếp tục tận dụng triệt để các thế mạnh của báo điện tử. Như đã trình bày trong Chương 2, mặc dù đã quan tâm, chú trọng phát huy các thế mạnh của báo điện tử, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, một số tính năng ưu việt của loại hình báo chí này vẫn chưa được Báo điện tử ĐCSVN khai thác triệt để, do vậy làm giảm sức hấp dẫn, khả năng thu hút bạn đọc và giảm hiệu quả của thông tin. Bên cạnh nguyên nhân về hạ tầng kỹ thuật và công nghệ, những hạn chế nêu trên còn do các nguyên nhân về tư duy, phong cách làm báo điện tử. Sau đây là một vài đề xuất nhằm khắc phục một số hạn chế cụ thể đã nêu:
Về việc phát huy tính tương tác cao của báo điện tử. Ban biên tập, Ban
Thư ký Chi hội Nhà báo của Báo cần tổ chức hội thảo về vấn đề này để xác định rõ sự cần thiết, tầm quan trọng của việc phát huy tính tương tác cao của báo điện tử, đồng thời đề ra kế hoạch, lộ trình thực hiện cơng việc này. Trước mắt, có thể làm thí điểm đối với một số tin, bài, sau đó nếu có hiệu quả và hiệu ứng tốt sẽ dần dần triển khai mở rộng thực hiện. Việc đăng các ý kiến bình luận của độc giả sau mỗi tin, bài cần thận trọng, có chọn lựa, biên tập kỹ trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc định hướng chính trị, tư tưởng, phục vụ tốt cho cơng tác tuyên truyền nói chung và cơng tác TTĐN nói riêng.
Về việc sắp xếp, trình bày các tin bài liên quan. Những hạn chế của Báo
điện tử ĐCSVN về hình thức trình bày có ngun nhân một phần do hạ tầng kỹ thuật và công nghệ của Báo như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác cũng cần phải nói tới, đó là tư duy, cách làm của một số phóng viên chưa phù hợp với phong cách báo điện tử. Trong phần mềm biên tập (Toà soạn điện tử) của Báo điện tử ĐCSVN hiện nay đã có chức năng gắn các tin bài liên quan, do đó việc sắp xếp, trình bày các tin bài liên quan là việc phóng viên hồn tồn có
thể tự làm được nếu như có ý thức, trách nhiệm cao với tin bài của mình, đồng thời nắm vững các thao tác kỹ thuật trong việc sử dụng phần mềm biên tập. Tuy nhiên, nhiều phóng viên chưa tích cực, tự giác học tập để nâng cao kỹ năng, trình độ trong việc này.
Bộ phận kỹ thuật của Báo cần tổ chức, hướng dẫn lại cho tồn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên về kỹ năng sử dụng chức năng gắn các tin bài liên quan trong phần mềm để vận dụng thực hiện. Đồng thời, Ban biên tập Báo cần có phân cơng cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận trong quy trình biên tập về việc thực hiện công việc này.
Về việc phát huy thế mạnh của phát thanh trên Internet. Báo cần tổ chức
tập huấn cho toàn thể cán bộ, phóng viên về tầm quan trọng, ưu thế của phát thanh trên Internet, đặc thù của báo phát thanh, hướng dẫn cách trình bày tác phẩm báo phát thanh, các thao tác kỹ thuật để tạo ra một tác phẩm phát thanh hoàn chỉnh. Đồng thời, tăng cường trang bị máy ghi âm cho phóng viên và có chế độ nhuận bút phù hợp để động viên phóng viên tích cực thực hiện các tác phẩm phát thanh.
Về việc phát huy hiệu quả của thông tin phi văn tự. Báo cần mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về ngơn ngữ báo chí, đặc biệt là ngơn ngữ phi văn tự, đến trao đổi, thuyết trình, giảng dạy để trang bị kiến thức về ngơn ngữ phi văn tự trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên những kỹ năng cần thiết về đồ họa để có thể tự thiết kế, trình bày biểu bảng, đồ thị, xử lý ảnh... Xây dựng và thực hiện chế độ nhuận bút phù hợp đối với các sản phẩm đồ hoạ thể hiện ngôn ngữ phi văn tự, khen thưởng các tin, bài có cách thể hiện tốt. Nâng cao hơn nữa chất lượng của ảnh đăng trên Báo.
3.2.2. Tổ chức điều tra, nghiên cứu về đối tượng của thơng tin đối ngoại
châm “Chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp với từng đối tượng” như Chỉ thị số 26 – CT/TW “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới” của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) đã nêu. Muốn vậy, Báo điện tử ĐCSVN cần phải tổ chức điều tra, nghiên cứu về đối tượng của TTĐN. Hình thức điều tra có thể phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng hoặc trực tiếp tổ chức trưng cầu ý kiến bạn đọc trên Báo như một số báo điện tử đã làm (Vietnamnet, VOVnews, BBC tiếng Việt...).Vấn đề đặt ra là cần thiết kế bảng hỏi như thế nào để vừa đơn giản, dễ trả lời, thuận tiện, vừa phục vụ được mục đích, điều tra, nghiên cứu của Báo.