Nhìn lại quá trình phát triển của Báo điện tử ĐCSVN trong hơn 10 năm qua; đánh giá, xem xét thấu đáo những thành công đã đạt được cũng như những hạn chế, thiếu sót cịn tồn tại, có thể rút ra một số nguyên nhân như sau:
2.3.3.1. Nguyên nhân thành công
- Trước hết là sự chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của cấp trên, đặc biệt là Ban Bí thư Trung ương Đảng và Ban Tuyên giáo Trung ương.
Trong những năm qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương thường xuyên quan tâm, chỉ đạo kịp thời đối với sự phát triển của Báo. Hàng năm, Hội đồng biên tập Báo có cuộc họp tổng kết đánh giá tình hình phát triển báo điện tử ĐCSVN và nêu rõ các định hướng, nhiệm vụ cần tiếp tục thực hiện. Đặc biệt Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương trước đây là cơ quan trực tiếp quản lý đã thường xuyên định hướng và tạo các điều kiện thuận lợi để Báo phát triển.
Từ khi Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Trung ương, lãnh đạo Ban đã trực tiếp chỉ đạo đẩy mạnh và kiện toàn các mặt hoạt động của Báo. Cụ thể đã thông qua Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của báo theo hướng mở rộng và nâng tầm phát triển; chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Báo xây dựng qui chế hoạt động mới của Báo.
Điều rất thuận lợi cho Báo là cùng với sự quan tâm trực tiếp của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng và Nhà nước cũng dành sự quan tâm đến sự phát triển của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Chỉ trong thời gian ngắn (từ 1997 đến nay), nhiều chỉ thị, quyết định, nghị quyết đã được thông qua nhằm thúc đẩy và điều chỉnh sự phát triển của loại hình báo điện tử.
- Thứ hai là sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các ban, bộ, ngành liên quan và các địa phương.
Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, Báo điện tử ĐCSVN đã nhận được sự phối hợp, hỗ trợ và
giúp đỡ nhiệt tình các ban của Đảng, như Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương, Ban Tài chính quản trị Trung ương về biên chế số lượng cán bộ, phóng viên; về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, tài chính…
Đặc biệt, được sự đồng ý của Thường trực Ban Bí thư, sự ủng hộ của Văn phịng Trung ương Đảng, UBND TP. Hà Nội đã tạo điều kiện cấp đất cho Báo để tiến hành xây trụ sở chính thức tại Khu đơ thị mới Cầu Giấy - Hà Nội. Hiện nay, trụ sở của Báo đang được khẩn trương thi cơng, dự kiến sẽ hồn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2012.
Thành công của Báo điện tử ĐCSVN trong những năm qua phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các cộng tác viên đang công tác tại các bộ, ban, ngành ở trung ương và các địa phương trên cả nước. Trên thực tế, đội ngũ này đã phát huy vai trò là “tai mắt” của Báo tại các bộ, ban, ngành và địa phương, họ đã có những ý kiến đóng góp quan trọng trong xây dựng, phát triển nội dung của Báo; kịp thời cung cấp thơng tin có giá trị ở những nơi khơng có phóng viên của Báo…
- Thứ ba là sự ủng hộ, động viên, góp ý của bạn đọc trong và ngồi nước
Trên thực tế, xét cho đến cùng, sự tồn tại và phát triển của một tờ báo được quyết định bởi bạn đọc. Đối với Báo điện tử ĐCSVN, tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu, giành được sự yêu mến, tin cậy của bạn đọc trong và ngoài nước.
Sự yêu mến, tin cậy của bạn đọc trong và ngoài nước được thể hiện bằng số lượng người truy cập không ngừng tăng lên, từ vài chục ngàn lượt truy cập mỗi ngày khi mới thành lập, nay đã lên đến từ 1,5 triệu đến 2 triệu lượt/ngày (tổng cộng trên cả 4 trang: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp). Tỷ lệ truy cập từ nước ngồi bình qn chiếm khoảng 40%.
- Thứ tư là sự đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn của tập thể cán bộ, phóng viên Báo điện tử ĐCSVN
Cùng với những thuận lợi, như có chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Ban Tuyên giáo Trung ương; sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các bộ, ban ngành liên quan và các địa phương; sự ủng hộ, động viên của bạn đọc trong và ngồi nước, thì một trong những thuận lợi có tính quyết định đến quá trình xây dựng, phát triển mà Báo điện tử ĐCSVN có được, đó là sự đóng góp tích cực, hiệu quả của đội ngũ cán bộ phóng viên có trình độ, năng lực và phẩm chất chính trị, trẻ và đầy nhiệt huyết của Báo trong những năm qua.
2.3.3.2. Nguyên nhân hạn chế - Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Ở cấp Trung ương: Bên cạnh những kết quả tích cực, trong thời gian qua
công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng làm công tác TTĐN nhiều lúc bị động, lúng túng, cịn vướng mắc về cơ chế, chính sách. Vẫn cịn tình trạng chồng chéo, tự phát, phân tán hoặc bỏ sót trong TTĐN, chưa theo kịp diễn biến nhanh chóng của tình hình; cơng tác dự báo cịn yếu. Cơ chế phối hợp cung cấp thông tin vẫn chưa thực sự có hiệu quả, đặc biệt là đối với những trường hợp mới nẩy sinh, những vấn đề nhạy cảm, liên quan đến các lĩnh vực như tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền, chủ quyền biên giới, lãnh thổ...
Đối với Báo điện tử ĐCSVN: Công tác chỉ đạo, lập kế hoạch về TTĐN và
viết tin, bài phục vụ TTĐN của Ban biên tập trong thời gian qua đôi khi chưa sát sao, kịp thời. Chính vì vậy, TTĐN của Báo còn mang tính bị động, chắp vá, thiếu bài bản, còn phụ thuộc nhiều vào tin, bài khai thác từ TTXVN và các báo khác.
- Về đội ngũ cán bộ, phóng viên
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ quản lý và phóng viên, biên tập viên của Báo tuy đã có những bước trưởng thành về nhiều mặt nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế cần phải khắc phục.
Trước hết là hạn chế về số lượng. Tồn cơ quan hiện có 88 người, phân bố thành 13 Ban, đơn vị; trong đó số phóng viên và lãnh đạo các Ban chun mơn trực tiếp viết tin bài thường xuyên là 60 người, còn lại 28 người là cán bộ lãnh đạo Ban biên tập, kỹ thuật viên, biên tập viên và bộ phận hành chính, phục vụ. Đây là một con số khơng nhỏ, thể hiện sự phát triển nhanh chóng của Báo trong những năm qua, tuy nhiên so với nhiệm vụ được giao ngày càng nặng nề và so với số lượng cán bộ, phóng viên của một số cơ quan báo chí khác như Báo Nhân Dân, TTXVN, Báo Hà Nội mới, Báo Quân đội nhân dân...thì số lượng cán bộ của Báo điện tử ĐCSVN còn ở mức rất hạn chế. Ban Quốc tế là Ban chuyên trách công tác tuyên truyền về TTĐN trên trang tiếng Việt của Báo hiện chỉ có 5 người, trong đó bao gồm 01 Phó ban phụ trách và 04 phóng viên. Các Ban tiếng nước ngoài cũng tương tự: Ban tiếng Anh có 6 người, Ban tiếng Pháp có 5 người, Ban tiếng Trung Quốc đơng nhất cũng chỉ có 8 người. Cả 3 Ban tiếng nước ngồi đều chưa có Trưởng ban hoặc Phó ban, mà chỉ có 01 Thư ký Ban phụ trách.
Thứ hai là trình độ chun mơn về báo chí và kinh nghiệm làm báo. Cũng giống như tình trạng chung, phổ biến của các báo điện tử hiện nay, trong số các cán bộ quản lý của Báo điện tử ĐCSVN chỉ có một số ít người được đào tạo chuyên ngành báo chí và kinh qua hoạt động báo chí. Chính điều này đã dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp báo chí của Báo
Đội ngũ phóng viên, biên tập viên của báo hiện nay tuổi đời trung bình cịn khá trẻ. Trong số đó phần lớn đã tốt nghiệp khoa Báo chí của Phân viện Báo chí - Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) hoặc khoa Báo chí của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Một bộ phận khác được đào tạo tại các trường ngoại ngữ và kỹ thuật. Trẻ, nhiệt tình, có khả năng ngoại ngữ và vi tính, tâm huyết với sự nghiệp phát triển của Báo là những ưu điểm nổi bật nhưng họ cũng bộc lộ những hạn chế không nhỏ là thiếu vốn sống và thiếu kinh nghiệm làm báo. Đặc biệt, với chức năng của Báo điện tử ĐCSVN, các phóng viên trẻ đã bộc lộ một điểm yếu lớn – đó là cịn thiếu những hiểu biết về khoa học xã hội nói chung, đặc biệt thiếu những kiến thức về lịch sử Đảng, về công tác xây dựng Đảng, về cơng tác TTĐN nói riêng. Hiện nay, Báo chưa có một cán bộ, phóng viên nào
được đào tạo bài bản về TTĐN. Những điều này dẫn đến hạn chế là thiếu sự nhạy bén và nhạy cảm chính trị trong tác nghiệp, hạn chế khả năng phát hiện vấn đề, xử lý và phân tích thơng tin của phóng viên, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng TTĐN của Báo.
- Về hạ tầng kỹ thuật và công nghệ
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, công nghệ của Báo điện tử ĐCSVN hoạt động tạm thời ổn định, cán bộ, phóng viên tích cực tham gia học tập và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác chuyên môn.
Tuy nhiên, Báo vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế về công nghệ: trang, thiết bị không đáp ứng được các yêu cầu hoạt động do đã cũ, hỏng nhiều, chưa đồng bộ, gây nhiều khó khăn cho việc biên tập, duyệt và xuất bản tin, bài; phòng thu, dịch vụ thơng tin âm thanh (Audio) và hình ảnh động (Video) của Báo cịn thiếu cả về chất lượng và số lượng, các thông tin đa phương tiện chỉ xuất hiện ở
một số nội dung nhất định, việc phát hành các thơng tin này chưa được quy trình hóa và phân loại theo chủ đề.
Báo cũng chưa có hệ thống quản lý thông tin cung cấp công cộng (không giới hạn đối tượng bạn đọc) và thơng tin cung cấp hạn chế (có chế độ xác thực và chỉ cung cấp cho bạn đọc có đăng ký); cơng nghệ tìm kiếm cịn lạc hậu, gây khó khăn cho người dùng trong việc tìm kiếm, khai thác thơng tin; u cầu đảm bảo an ninh, an tồn mạng cịn nhiều bất cập do thiết bị vừa thiếu, vừa lạc hậu. Tình trạng rớt mạng, truy cập chậm vẫn xảy ra...
Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao, Báo điện tử ĐCSVN cần tập trung tiến hành nhiều cơng việc. Trong đó, một nhiệm vụ quan trọng là đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật và nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Bên cạnh hạn chế về cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật, trình độ của cán bộ, kỹ thuật viên của Báo chưa theo kịp cách làm và xu hướng phát triển của báo điện tử hiện đại. Mặt khác, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa biên tập viên và kỹ thuật viên trong việc xử lý các vấn đề kỹ thuật, đồng thời kỹ năng sử dụng phần mềm biên tập (Tịa soạn điện tử) của một số phóng viên cịn hạn chế nên dẫn tới việc chưa khai thác, tận dụng được triệt để các thế mạnh của báo điện tử như đã nêu ở trên.
- Về kinh phí hoạt động
Qua tham khảo, so sánh với một số cơ quan báo, đài tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thu nhập bình quân của cán bộ, phóng viên Báo điện tử ĐCSVN hiện ở mức trung bình và thấp hơn so với một số báo, đài có nguồn thu lớn từ quảng cáo. Hiện nay, ngồi số kinh phí cố định hàng năm do Văn phịng
Trung ương cấp, Báo khơng có nguồn kinh phí nào khác. Nguồn thu từ tài trợ, quảng cáo rất hạn chế, quảng cáo thương mại hầu như khơng có, chủ yếu là tài trợ cho các hoạt động chính trị, xã hội, từ thiện do Báo tổ chức. Trong khi đó, Báo vẫn phải đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, tăng số lượng tin, bài viết mới hàng ngày. Đây là một bất cập, mâu thuẫn rất lớn vì nó khơng tạo được động cơ khuyến khích phóng viên viết tin, bài, không tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các phóng viên, giữa các Ban trong Báo. Việc khơng có kinh phí chi cho những trường hợp "đặc biệt " - trả công cho những người cung cấp thơng tin "nóng", có tính độc quyền và duy trì một số đầu mối quan hệ đặc biệt đã khiến cho Báo ít có những tin, bài có chất lượng cao. Trong khi đó, việc trả nhuận bút thấp không thể thu hút được những cây bút có uy tín viết cho Báo những bài viết chất lượng cao mà nhuận bút lại rẻ.
- Đặc thù nội dung của Báo khó hấp dẫn độc giả
Là một tờ báo chính trị của Trung ương Đảng, được giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương quản lý, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên mạng điện tử internet, đồng thời là kho thông tin điện tử của Trung ương ĐCSVN, nên các nội dung của Báo luôn phải đảm bảo phản ánh những quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước. Các tin, bài của Báo luôn tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc này. Tít, sapơ được thể hiện chân phương, khơng được giật gân, mang tính câu khách, một số chun mục hơi "khơ"...Những điều đó đã khiến cho Báo khó tạo sự hấp dẫn độc giả thuộc nhóm đối tượng đọc báo để giải trí.
Cùng với sự phát triển kinh tế trong những năm qua, đời sống và bộ mặt nông thôn cũng như thành thị đã có nhiều đổi thay, vị thế Việt Nam được cải thiện là cơ sở quan trọng, thuận lợi cho công tác tuyên truyền. Tuy nhiên kéo
theo đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề thuộc mặt trái của cơ chế thị trường, những vấn đề yếu kém thuộc hệ thống quản lý hành chính...đang tác động khơng nhỏ đến đời sống kinh tế-xã hội, đến tâm lý, tình cảm và tư tưởng của người dân. Đây là những khó khăn, thách thức với cơng tác tun truyền, địi hỏi các phóng viên, nhất là phóng viên báo Đảng phải có bản lĩnh, hiểu rõ vấn đề, phân tích rõ cơ sở khoa học của vấn đề để tuyên truyền có sức thuyết phục, từ đó mới có thể thu hút được độc giả.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trên đây là một số nét chính về q trình phát triển của Báo điện tử ĐCSVN và những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong công tác TTĐN của Báo thời gian qua. Có thể thấy rằng, mặc dù là một tờ báo mới ra đời, song những kết quả đạt được trong công tác TTĐN của Báo thời gian qua là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên cạnh những kết quả đạt được, TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN trong thời gian qua cũng khó tránh khỏi một số hạn chế cả về nội dung và hình thức thể hiện. Những hạn chế ấy cần có nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng TTĐN của Báo.
Chƣơng 3