Xây dựng bản đồ đơn tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 61 - 75)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện tiên lữ tỉnh Hưng Yên

4.3.4. Xây dựng bản đồ đơn tính

4.3.4.1. Xác định và phân cấp các chỉ tiêu của bản đồ đơn tính

Bản đồ đơn tính là bản đồ thể hiện các đặc tính, tính chất khác nhau của đất, chúng được mã hóa và phân cấp căn cứ vào hướng của FAO, áp dụng phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn huyện Tiên Lữ Tỉnh Hưng Yên.

Bảng 4.6. Bảng phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Chi tiêu Phân cấp Ký hiệu

Loại đất

Đất phù sa glây, chua So1

Đất phù sa đọng nước, chua So2

Đất phù sa đọng nước, ít chua So3

Đất phù sa điển hình, chua So4

Đất phù sa điển hình, ít chua So5

Đất phù sa điển hình, cơ giới nhẹ So6 Thành phần cơ giới

Thịt nặng Tx1

Thịt trung bình Tx2

Thịt nhẹ Tx3

Mức độ xuất hiện tầng gley

Glây nông (0 - 30 cm) Gl1 Glây trung bình (30 - 70 cm) Gl2 Glây sâu (>70 cm ) Gl3 Không glây N Độ phì nhiêu tầng đất mặt Cao Fe1 Trung Bình Fe2 Thấp Fe3

Địa hình tương đối

Cao To1

Vàn cao To2

Vàn To3

Vàn thấp To4

Trũng To5

Khả năng tiêu thoát nước

Tiêu thoát tốt Dr1

Tiêu trung bình Dr2

Tiêu chậm Dr3

Kết quả lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được tổng hợp từ các chỉ tiêu đơn tính như trên sẽ được làm rõ lý do lựa chọn các chỉ tiêu nói trên phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.

a. Loại đất

Loại đất là một yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của một vạt đất. Loại đất đã chứa hàng loạt chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của đất. Loại

đất còn cho ta khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng với mức độ tốt, xấu tương đối. Mỗi loại đất được xác định và hành thành nên là do tác động của quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng nghiên cứu do đó nó có tính đặc trưng riêng biệt.

Trong nghiên cứu này, bản đồ đất huyện Tiên Lữ được phân loại chi tiết tới cấp phân vị thứ 3 (Đơn vị đất phụ) theo FAO-UNESCO-WRB trong hệ thống phân loại. Kết quả có 06 đơn vị đất phụ đã được sử dụng trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Tiên Lữ ở tỷ lệ 1/25.000 (Bảng 4.6).

b. Thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho cây trồng phát triển bộ rễ, có liên quan đến mức độ thoáng khí, tốc độ thấm và ảnh hưởng trực tiếp đến khâu làm đất. tiêu thoát nước là cơ sở để đánh giá xem đất có phù hợp và sử dụng tốt đối với 2 nhóm cây chính là lúa nước và cây trồng cạn trên địa bàn huyên Tiên Lữ.

Trên cơ sở điều tra khảo sát lấy mẫu ngoài thực địa về phân tích, từ số liệu phân tích về thành phần cấp hạt cát, limon, sét, đối chiếu với tiêu bản chúng tôi đã xây dựng bản đồ đơn tính cho huyện Tiên Lữ, thành phần cơ giới được chưa làm 3 cấp ở tỷ lệ bản đồ 1/25.000 dựa theo bảng phân cấp thành phần cơ giới của FAO và tổng hợp thể hiện theo ở (Bảng 4.6).

c. Mức độ xuất hiện gley

Liên quan đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ cây trồng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo thành năng suất cho cây, đặc biệt là những loại cây rau màu lấy củ trên địa bàn huyện Tiên Lữ như: khoai lang, khoai tây và cây lâu năm,...

Dựa vào kết quả của bản đồ đất, với diện tích tổ hợp đất phù sa glây của huyện Tiên Lữ chiếm 74,22% tổng diện tích điều tra. Chính vì vậy chỉ tiêu mức độ xuất hiện tầng glây được đưa vào làm một chỉ tiêu quan trọng để xác định đặc điểm, tính chất của các đơn vị đất đai huyện Tiên Lữ.

Căn cứ theo các phẫu diện chính và các phẫu diện phụ (phẫu diện thăm dò) kết hợp bản tả chi tiết tại các phẫu diện chính, khoanh tách thành các công tua trên bản đồ và phân cấp ra 4 mức để phân biệt mức độ glây, tổng hợp thể hiện theo ở (Bảng 4.6).

d. Độ phì nhiêu tầng đất mặt

Độ phì nhiêu tầng mặt là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất ở tầng canh tác. Mỗi một loại cây trồng có yêu cầu khác nhau về khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất. Qua khảo sát tình hình canh tác thực tế, lấy mẫu phân tích, dựa vào một số chỉ tiêu nông hóa có tính quyết định về độ phì tự nhiên của đất trên địa bàn huyện Tiên Lữ, bao gồm: độ chua (pHKCl), hàm lượng hữu cơ (OM %), đạm tổng số (N, %), lân tổng số (P2O5, %), lân dễ tiêu (P2O5, mg/100g đất), kali tổng số (K2O, %), kali dễ tiêu (K2O, mg/100g đất), tổng cation kiềm trao đổi (TBS, %) và một số chỉ tiêu khác. Ngoài ra độ phì còn được phản ánh thông qua năng suất của cây trồng.

Từ các số liệu phân tích các chỉ tiêu nông học của đất, kết hợp tham khảo tiêu chuẩn đánh giá về đồ phì của viện Thổ nhưỡng Nông hóa, báo cáo đã phân chia mức độ phì nhiêu đất với 3 cấp: Cao, trung bình và thấp, tổng hợp thể hiện theo ở (Bảng 4.6).

e. Địa hình tương đối

Địa hình tương đối có ảnh hưởng khá quan trọng đến chế độ canh tác như làm đất, tưới, tiêu, khả năng giữ nước và các tính chất khác của đất, địa hình tương đối cũng liên quan đến việc bố trí cây trồng một cách phù hợp. Qua quá trình điều tra, khảo sát và căn cứ vào bản đồ địa hình ở cùng tỷ lệ, kết hợp với hiện trạng sử dụng đất và số liệu giải đoán dem độ cao (có độ phân giải 30m) ở vùng nghiên cứu đề tài đã xây dựng nên bản đồ địa hình tương đối cho huyện Tiên Lữ, địa hình tương đối huyện Tiên Lữ được chia làm 5 cấp (Theo tài liệu

đánh giá đất TCVN 8409-2010) thể hiện tại (Bảng 4.6).

f. Khả năng tiêu thoát nước

Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, việc tiêu nước cũng trở thành vấn đề không thể thiếu và là yếu tố quan trọng trong đánh giá đất đai. Đối với vùng đồng bằng chế độ tiêu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cây trồng và sự sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt vào lúc ngập lụt mưa bão. Căn cứu theo số liệu điều tra khảo sát, hiện trạng về các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tiên Lữ, kết hợp với số liệu điều tra về hiện trạng cây trồng chính của huyện Tiên Lữ báo cáo đánh giá, tổng hợp và thể hiện chế độ tiêu ở 3 cấp tại (Bảng 4.6).

4.3.4.2. Xây dựng bản đồ đơn tính a. Bản đồ đất

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, tỷ lệ 1/25.000 năm 2015 - 2016 của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, đất của huyện Tiên Lữ có 6 loại đất được mã hóa theo ký hiệu bản đồ và thể hiện tại bảng 4.7 trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được thu từ tỷ lệ 1/25000.

Bảng 4.7. Bảng thống kê diện tích loại đất huyện Tiên Lữ

STT Tên đất theo VN Diện tích Tỷ lệ (%)

(ha) 1 Đất phù sa glây, chua 4.250,56 74,22 2 Đất phù sa đọng nước, chua 143,26 2,50 3 Đất phù sa đọng nước, ít chua 462,11 8,07 4 Đất phù sa điển hình, chua 195,79 3,42 5 Đất phù sa điển hình, ít chua 208,31 3,64 6 Đất phù sa điển hình, cơ giới nhẹ 466,91 8,15

Tổng diện tích điều tra: 5.726,94 100,00

Qua thống kê diện tích đất của huyện Tiên Lữ có một nhóm đất chính là đất phù sa và có 6 tổ hợp đất với tổng diện tích điều tra là 5.726,94 ha, diện tích loại đất phù sa glây, chua chiếm diện tích nhiều và phân bố hầu hết các xã trong địa bàn huyện (74,22%), đây cũng thể hiện khá rõ đặc điểm về tính chất của đất vùng nghiên cứu, những vũng thấp trũng do thời gian ngập nước nhiều, đất bị yếm khí hình thành lên tổ hợp đất glây.

Tổ hợp đất phù sa đọng nước, chua và phù sa đọng nước ít chua thì có diện tích ít hơn 605,37 ha chiếm 10,57% những vùng này ở địa hình cao hơn và có hệ thống tiêu thoát nước tốt.

Tổ hợp đất phù sa điển hình có diện tích 871,01 ha chiếm 15,21% diện tích điều tra. Vùng phân bố của của chúng nằm sát khu vực ven đê, một số vùng đất trồng cây ăn quả lâu năm do đặc thù của cây trồng không chịu được ngập nước nên những vùng đó thường có cốt đất cao hơn và do thời gian canh tác kéo dài nên đất chua.

Tổ hợp đất phù sa điển hình, cơ giới nhẹ được phân bố dọc khu vực sông Luộc, và tập trung nhiều nhất ở 2 xã Hoành Hanh và Tân Hưng.

Hình 4.4. Bản đồ đất

b. Bản đồ thành phần cơ giới

Trên cơ sở bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000, dựa vào các chỉ tiêu đã được phân cấp và mã hóa theo ký hiệu bản đồ, bản đồ thành phần cơ giới, số liệu thống kê diện tích được thể hiện tại bảng 4.8 và trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được thu từ tỷ lệ 1/25000.

Bảng 4.8. Bảng thống kê diện tích thành phần cơ giới huyện Tiên Lữ

TT

Phân cấp Diện tích

Tỷ lệ (%)

Theo FAO Theo Việt

Nam (ha) 1 Sét TPCG nặng - - 2 Sét pha limon - - 3 Thịt nặng pha sét - - 4 Thịt nặng pha sét và limon TPCG trung bình 4.855,93 84,79 5 Thịt nặng - - 6 Thịt pha limon - - 7 Sét pha cát - - 8 Limon 404,10 7,06 9 Limon pha sét và cát - - 10 Limon pha cát TPCG nhẹ 466,91 8,15 11 Cát mịn pha limon - - 12 Cát pha limon - -

13 Cát thô pha limon - -

14 Cát mịn - -

15 Cát - -

Tổng diện tích điều tra: 5.726,94 100,00

Thành phần cơ giới của đất từ thịt nhẹ đến trung bình, nhóm đất có thành phần thịt nặng pha sét và limon có diện tích là lớn nhất 4.855,93 ha, chiếm 84,79%. Phần lớn diện tích của huyện Tiên Lữ có tỷ lệ sét trong đất cao, thời gian ngập úng nhiều, tạo thành hiện tượng gley trong đất. Nhóm này phân bổ nhiều nhất ở các xã: Hưng Đạo, Ngô Quyền, Nhật Anh, An Viên, Cương Chính.

Nhóm thành phần cơ giới limon và limon pha cát có diện tích không nhiều và ở những vùng đất bãi bồi ven sông, những vùng này đất có thành phần cơ giới nhẹ.

c. Bản đồ mức độ xuất hiện tầng gley

Dựa vào tổng hợp phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn tính, các chỉ tiêu của bản đồ mức độ glây được mã hóa theo ký hiệu bản đồ thể hiện tại bảng 4.9 và trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được thu từ tỷ lệ 1/25000.

Bảng 4.9. Bảng thống kê diện tích mức độ glây huyện Tiên Lữ

STT Phân cấp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Glây nông (0 - 30 cm) - -

2 Glây trung bình (30 - 70 cm) 4.250,56 74,22

3 Glây sâu (>70 cm ) 143,26 2,50

4 Không glây 1.333,12 23,28

Tổng diện tích điều tra: 5.726,94 100,00

Theo phân cấp về mức độ glây ta thấy, Vùng đất có tàng glây trung bình chiếm diện tích nhiều nhất 4.250,56 ha, phân bổ tập trung ở các xã: Ngô Quyền, Lệ Xá, Hải Chiều, Cương Chính.

Những vùng đất tầng glây sâu có diện tích khá nhỏ 143,26 ha chiếm 2,50% diện tích điều tra và tập trung ở các xã: TT. Vương, Dị Chế, Ngô Quyền và Hưng Đạo.

Diện tích vùng đất không bị glây là 1.333,12 ha chiếm 23,28% diện tích điều tra, phân bổ trên toàn bộ các xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ.

Hình 4.6. Bản đồ mức độ glây

d. Bản đồ độ phì nhiêu

Dựa vào tổng hợp phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn tính các chỉ tiêu của bản đồ độ phì nhiêu tầng mặt được lựa chọn gồm có: độ chua (pHKCl),

hàm lượng hữu cơ (OM %), đạm tổng số (N, %), lân tổng số (P2O5, %), lân dễ tiêu (P2O5, mg/100g đất), kali tổng số (K2O, %), kali dễ tiêu (K2O, mg/100g đất), tổng cation kiềm trao đổi (TBS, %) và một số chỉ tiêu khác mã hóa theo ký hiệu bản đồ, và phương pháp phân cấp dựa vào thang đánh giá của viện Thổ nhưỡng Nông hóa và kết hợp phương pháp trọng số để đánh giá mức độ cao, thấp, trung bình của bản đồ độ phì. thể hiện tại bảng 4.10 và trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được thu từ tỷ lệ 1/25000.

Bảng 4.10. Bảng thống kê diện tích độ phì nhiêu tầng đất mặt huyện Tiên Lữ

STT Phân cấp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Cao 605,37 10,57

2 Trung bình 5.121,57 89,43

3 Thấp - -

Tổng diện tích điều tra: 5.726,94 100,00

Trong vùng nghiện cứu, đất có độ phì cao với diện tích 605,37 ha, chiếm 10,57% diện tích đất điều tra. Phân bố nhiêu ở các xã: Nhật Anh, Dị Chế, Thụy Lôi.

Vùng có độ phì trung bình với diện tích 5.121,57 ha, chiếm 89,43% diện tích điều tra. Diện tích này phân bổ tập trung nhiều ở các xã: Ngô Quyền, Hưng Đạo, An Viên, Lệ Xá, Cương Chính.

Hình 4.7. Bản đồ độ phì nhiêu

e. Bản đồ địa hình tương đối

Địa hình tương đối huyện Tiên Lữ được chia 5 cấp được mã hóa theo ký hiệu bản đồ thể hiện tại bảng 4.11 và trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được thu từ tỷ lệ 1/25000.

Bảng 4.11. Bảng thống kê diện tích địa hình tương đối huyện Tiên Lữ

STT Phân cấp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Cao - -

2 Vàn cao 345,31 6,03

3 Vàn 2.918,75 50,96

4 Vàn thấp 2.003,75 34,99

5 Trũng 459,13 8,01

Tổng diện tích điều tra: 5.726,94 100,00

Vùng diện tích vàn (địa hình bằng phẳng) chiếm diện tích nhiều nhất 2.918,75 ha chiếm 50,96% diện tích điều tra, cây trồng chủ đạo là lúa, một số vùng có trồng cây ăn quả ở các xã: Phương Chiểu Thủ Sỹ và Trung Dũng. Dạng địa hình này diện tích nhiều ở các xã: Lệ Xá, Ngô Quyền, Nhật Tân, Tân Hưng và Hoàng Hanh.

Những vùng địa hình vàn thấp cũng có diện tích khá lớn 2.003,75 ha chiếm 34,99% diện tích điều tra. Cây trồng chủ đạo trên vùng diện tích này là lúa, ngoài ra có một số xã trồng cây bằng hàng năm. Dạng địa hình nay có nhiều ở các xã: Hải Triều, Trung Dũng, Dị Chế, và Ngô Quyền. Những vùng Trũng với diện tích hơn 400 ha. Cây trồng canh tác là lúa.

Hình 4.8. Bản đồ địa hình tương đối

f. Bản đồ khả năng tiêu thoát nước

Dựa vào tổng hợp phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn tính các chỉ tiêu của bản đồ khả năng tiêu thoát nước được mã hóa theo ký hiệu bản đồ thể hiện tại bảng 4.12 và trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được thu từ tỷ lệ 1/25000.

Bảng 4.12. Bảng thống kê diện tích chế độ tiêu nước huyện Tiên Lữ

STT Phân cấp Diện tích (ha) Tỷ lệ

(%)

1 Tiêu thoát tốt 1.394,32 24,35

2 Tiêu trung bình 1.869,74 32,65

3 Tiêu chậm 2.462,88 43,00

Tổng diện tích điều tra: 5.726,94 100,00

Chế độ tiêu thoát nước có vai trò hết sức đối với sự phát triển của cây trồng. Trên địa bàn huyện Tiên Lữ diện tích vùng chưa được đầu tư về hệ thống kênh mương để dẫn nước cho đồng ruộng còn khá nhiều, với diện tích 2.462,88 ha chiếm 43% diện tích toàn vùng điều tra. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vùng đất bị glây. Các xã có hệ thống tiêu thoát chậm như: Thủ Sỹ, An Viện, Dị Chế, Thụy Lôi...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)