Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 75)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện tiên lữ tỉnh Hưng Yên

4.3.5. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Bản đồ ĐVĐĐ là bản đồ tổ hợp của các bản đồ đơn tính. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai chứa đựng đầy đủ các thông tin thể hiện trong các bản đồ đơn lẻ và phân biệt với các đơn vị khác bởi sự sai khác của ít nhất một yếu tố.

Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, sử dụng kỹ thuật Vector để chồng ghép các bản đồ đơn tính. Trong kỹ thuật này, thông tin của các lớp bản đồ đơn tính được lưu giữ trên các công-tua khép kín. Giá trị của các chỉ tiêu gán vào được coi như đồng nhất trên một công-tua có ranh giới xác định rõ ràng.

Sau khi đã hoàn thành các bản đồ đơn tính kể trên, chúng tôi tiến hành chồng ghép các lớp thông tin theo thứ tự bằng một bộ phần mềm GIS. Sau đó hoàn thiện và xử lý hệ thống cơ sở dữ liệu cho bản đồ tổ hợp. Kết quả chồng ghép 6 bản đồ đơn tính trên, chúng tôi xây dựng được bản đồ chất lượng đất đai gồm 17 đơn vị thể hiện trên bản đồ. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai được phân chia ở dạng tổ hợp 6 yếu tố đất đai có liên quan đến khả năng sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.13. Đặc tính của các đơn vị đất đai huyện Tiên Lữ

ĐVĐĐ Đặc tính đơn vị đất đai Diện tích

So To Dr Tx Gl Fe (ha) 1 1 3 1 4 2 2 130,17 2 1 3 2 4 2 2 1.726,00 3 1 4 3 4 2 2 1.935,26 4 1 5 3 4 2 2 459,13 5 2 3 1 4 3 1 105,65 6 2 4 3 4 3 1 37,61 7 3 2 1 4 4 1 239,73 8 3 3 1 4 4 1 78,63 9 3 3 2 4 4 1 112,87 10 3 4 3 4 4 1 30,88 11 4 2 1 8 4 2 20,68 12 4 3 1 8 4 2 175,11 13 5 2 1 8 4 2 51,59 14 5 3 1 8 4 2 125,85 15 5 3 2 8 4 2 30,87 16 6 2 1 10 4 2 33,31 17 6 3 1 10 4 2 433,60

Tổng diện tích điều tra: 5.726,94

Ghi chú:

So: Loại đất;

Tx: Thành phần cơ giới (3: Thịt nặng pha sét; 4: Thịt nặng pha sét và limon; 8: Limon; 10: Limon pha cát);

Gl: Mức độ xuất hiện tầng glây (1: Glây nông; 2: Glây trung bình; 3: Glây sâu; 4: Không glây);

Fe: Độ phì nhiêu của tầng đất mặt (1: Cao; 2: Trung bình; 3: Thấp);

To: Đia hình tương đối (1: Cao; 2: Vàn cao; 3: Vàn; 4: Vàn thấp; 5: Trũng);

Hình 4.10. Bản đồ đơn vị đất đai 4.3.6. Mô tả các đơn vị đất đai 4.3.6. Mô tả các đơn vị đất đai

Theo thống kê diện tích các đơn vị đất đai huyện Tiên Lữ tại bảng 4.13 cho thấy có 17 đơn vị đất đai, mỗi đơn vị đất đai khác nhau thì có một đặc tính, tính chất đất đai riêng biệt được hình thành từ các yêu tố đơn tính hình thành nên chúng. Dưới đây là mô tả các đơn vị đất đia theo các tổ hợp đất.

4.6.6.1. Tổ hợp đất phù sa gley, chua

Tổ hợp đất này gồm có 4 đơn vị đất đai, thể hiện từ số 01 đến số 04, với diện tích là 4.250,56 ha, phân bố nhiều ở các xã: Hưng Đạo, An Viên, Lệ Xá, Thụy Lôi và Cương Chính.

Đơn vị đất đai số 01 và 02 khá giống nhau về các đặc điểm và tính chất đất nó chỉ khác biệt về chế độ tiêu thoát nước, các đơn vị đất đai số 03 và 04 có sự khác biệt về địa hình tương đối.

Đặc điểm tính chất của các đơn vị đất này có thành phần cơ giới thịt nặng pha sét và limon, đất có độ phì trung bình và Tầng glây ở mức trung bình. Dạng địa hình trũng và chế độ tiêu thoát nước chậm. Ở các đơn vị đất đai này chỉ thích hợp cây lúa nước.

4.3.6.2. Tổ hợp đất phù sa đọng nước, chua

Tổ hợp đất này gồm có 2 đơn vị đất đai được đánh số 05 và 06, diện tích nhỏ 143,26 ha, phân bố ở các xã: TT. Vương, Hưng Đạo, Ngô Quyền và Dị Chế.

Sự Khác biệt chính giữa 2 đơn vị đất đai này là ở địa hình tương đối và chế độ tiêu thoát nước cụ thể là: Đơn vị đất đai số 5 có địa hình vàn và có chế độ tiêu thoát là tốt, ở đơn vị số 6 có địa hình thấp hơn và tiêu thoát nước kém hơn.

Đặc điểm tính chất của các đơn vị đất này là có thành phần cơ giới thịt nặng pha sét và limon, độ phì cao và có tầng glây sâu.

4.3.6.3. Tổ hợp đất phù sa đọng nước, ít chua

Tổ hợp đất này có 4 đơn vị đất đai được đánh số từ 07 đến số 10, với diện tích là 462,11 ha, phân bố chính ở các xã: Nhật Tân, Hưng Đạo, Thụy Lôi.

Đơn vị đất đai số 8 và 9 có sự khác biệt duy nhất về chế độ tiêu thoát, còn tại đơn vị đất đai số 7 và số 10 ngoài sự khác biệt về chế độ tiêu thoát còn có yếu tố về địa hình chi phối tới 2 đơn vị đất đai này.

Đặc điểm tính chất đất của tổ hợp đất này là có thành phần cơ giới thịt nặng pha sét và limon, không có tầng glây, đất có độ phì cao.

4.3.6.4. Tổ hợp đất phù sa điển hình, chua

Tổ hợp đất này có 2 đơn vị đất đai số 11 và 12, với diện tích 195,79 ha, phân bố nhiều ở các xã: Đức Thắng, Ngô Quyền và Thủ Sỹ.

Sự khác biệt giữa 2 đơn vị đất đai này nằm ở yếu tố địa hình cụ thể như: tại đơn vị số 11 thì có địa hình tương đối là vàn cao còn ở đơn vị số 12 có địa hình thấp hơn, đây là điểm khác nhau của 2 đơn vị đất đai trong tổ hợp đất này.

Đặc điểm tính chất của tổ hợp đất có thành phần cơ giới limon, độ phì trung bình và tầng đất không bị glây, vùng đất này có chế độ tiêu thoát tốt, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

4.3.6.5. Tổ hợp đất phù sa điển hình, ít chua

Có 2 đơn vị đất đai ở tổ hợp đất này, có số là 14 và số 15, có diện tích 156,72 ha phân bố chính ở các xã: Hoàng Hanh và Phương Chiểu.

Sự khác biệt giữa 2 đơn vị đất đai này là chế độ tiêu thoát nước, ở đơn vị đất đia số 14 có chế độ tiêu thoát tốt còn ở đơn vị số 15 thì có chế độ tiêu thoát ở mức kém hơn.

Đặc điểm tính chất đất ở tổ hợp đất này có thành phần cơ giới limon, độ phì trung bình và tầng đất không bị glây, địa hình vàn cao, ở tổ hợp đất này cũng thích hơp cho cây trồng nông nghiệp, nhất là các cây màu ngắn ngày.

4.3.6.6. Tổ hợp đất phù sa điển hình, cơ giới nhẹ

Có 2 đơn vị đất đai ở tổ hợp đất này, thể hiện ở số 16 và số 17 có diện tích 466,91 ha, phân bố chính ở các xã Hoàng Hanh, và Tân Hưng.

Đặc điểm tính chất của tổ hợp đất đai này là có thành phần cơ giới limon pha cát, đất không bị gley và có độ phì trung bình, chế độ tiêu thoát tố. Riêng có yếu tố về địa hình là khác nhau, đây cũng là sự khác biệt cơ bản của 2 đơn vị đất đai này cụ thể: đơn vị đất đai số 16 thì ở dạng địa hình vàn cao còn đơn vị đất đai số 17 thì ở địa hình thấp hơn.

Do đặc điểm, tính chất đất cũng như địa hình nên các đơn vị đất đai này thường thích hợp với các cây trồng màu trên địa bàn huyện Tiên Lữ.

4.4. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN TIÊN LỮ TIÊN LỮ

Căn cứ vào báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện đến năm 2020 và Quy hoạch sử dụng đất huyện Tiên Lữ đến năm 2020 và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015.

- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tập trung rà soát bổ sung một số vùng quy hoạch chuyên canh có hiệu quả kinh tế cao, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại có quy mô lớn, đầu tư có chiều sâu trên cơ sở của các trang trại hiện có. Duy trì diện tích lúa chất lượng cao, tập trung làm thủy lợi phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất giống cây, con có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao phù hợp với từng địa phương.

- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh nhất là các mặt hàng thiết yếu phù

hợp với từng địa phương. Từng bước quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng thị trấn, thị tứ và nông thôn mới.

- Duy trì và mở rộng sản xuất đối với các làng nghề truyền thống, lập các thủ tục trình công nhận làng nghề mới. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến luật bảo vệ môi trường gắn với việc thực hiện hương ước, quy ước tại địa phương.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phấn đấu đến năm 2015 cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trên 13 km đường huyện, 29 km đường xã, 71 km đường thôn, 43 km đường ra đồng, nâng cấp và xây mới 10 cây cầu trên tuyến đường xã phục vụ cho sản xuất và dân sinh.

4.4.1. Các loại sử dụng đất chủ yếu

Để có đề xuất định hướng sử dụng các LMU hiệu quả nhất đối với một số cây trồng chính của huyện Tiên Lữ, chúng tôi tiến hành tổng hợp và thu thập số liệu hiện trạng đất nông nghiệp của huyện, hiện nay các loại sử dụng đất của huyện khá đa đạng, huyện có 6 loại sử dụng đất với 18 kiểu sử dụng đất khác nhau. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.14.

Bảng 4.14. Các loại sử dụng đất của huyện Tiên Lữ

STT Loại sử dụng đất Các kiểu sử dụng đất

1 2 Lua Lúa xuân-Lúa mùa

2 2lua - 1 màu

Lúa xuân-Lúa mùa-Ngô đông

Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai lang/Khoai tây đông Lúa xuân-Lúa mùa-Đậu tương đông

Lúa xuân-Lúa mùa-Cải bắp/Su hào

Lúa xuân-Lúa mùa-Cà chua/Dưa chuột đông Lúa xuân-Lúa mùa-Dưa hấu/Bí xanh đông Lúa xuân-Lúa mùa-ớt/Đậu xanh đông Lúa xuân-Dưa hấu/Dưa lê hè-Lúa mùa Lúa xuân-Dưa lê hè-Lúa mùa-Dưa hấu đông 3 2 Màu - Luá Bí xanh xuân-Lúa mùa-Cải bắp/Su hào

STT Loại sử dụng đất Các kiểu sử dụng đất

/Dưa chuột đông

4 Chuyên màu. cây CN và CCNNN

Lạc xuân-Lạc mùa

Lạc xuân-Đậu xanh/Đậu tương hè-Ngô đông Ngô xuân-Ngô mùa

Ngô xuân-Đậu xanh/Đậu tương hè-Ngô đông Chuyên rau. hoa các loại

5 Dâu tằm

6 Cây ăn quả Cây ăn quả

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy:

Vùng đất chuyên trồng lúa nước trên địa bàn huyện có diện tích nhiều nhất 3.314,85 ha, các vùng lúa - màu trên địa bàn huyện cũng có diện tích khá nhiều, đặc biệt tại các xã Hưng Đạo, Nhật Tân phía tây bắc huyện, với gần 100 ha đất trồng màu. Ngoài ra còn có một số xã ven đê như: Tân Hưng, Hoàng Hanh, cũng canh tác cây rau màu các loại với diện tích lần lượt là 155,93 ha và 181,14 ha. Do đặc thù về địa hình vàn, đất có thành phần cơ giới Thịt trung bình, chế độ tiêu thoát tốt, khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và cây mầu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.4.2. Yêu cầu sử dụng đất thích hợp với các loại sử dụng đất đã được lựa chọn Đối với mỗi loại cây trồng thì có mức độ thích hợp đất đai khác nhau, các yếu tố được xem xét trước tiên là: yếu tố thổ nhưỡng, địa hình và chế độ canh tác. Sau đó yếu tố khí hậu được đưa vào để xem xét và đánh giá trong mối quan hệ giữa đặc tính đất, khí hậu và loại cây trồng. Yêu cầu sử dụng đất là một trong những thông tin đầu vào không thể thiếu, là căn cứ để so sánh với các đặc điểm và chất lượng đất đai nhằm xác định mức độ thích hợp của đất đai đối với cây trồng.

Qua tổng hợp từ các nghiên cứu đã có sẵn của viện Thổ nhưỡng Nông hóa kết hợp với khảo sát tình hình thực tế huyện Tiên Lữ đã đưa ra mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất đối với các chỉ tiêu đơn tính như sau:

Bảng 4.15. Bảng mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất huyện Tiên Lữ Loại sử dụng đất (LUTs) Chỉ tiêu hiệu Ký Mức độ thích hợp S1 S2 S3 N 2 vụ Lúa Loại đất So 1,2,3 4,5,6

Địa hình tương đối To 3 2,4 1 5

Độ phì nhiêu tầng đất

mặt Fe 1 2 3

Thành phần cơ giới Tx 2 1 3

Mức độ xuất hiện gley Gl 4 3 2

Chế độ tiêu Dr 1 2 3

2 Lúa - rau, mau Loại đất So 1,4 2,3,5,6

Địa hình tương đối To 3 4 1,2 5

Độ phì nhiêu tầng đất

mặt Fe 1 2 3

Thành phần cơ giới Tx 3 2 1

Mức độ xuất hiện gley Gl 4 3 2

Chế độ tiêu Dr 1 2 3

2 Màu - Lúa Loại đất So 4 2,3,5 1,6

Địa hình tương đối To 3 4 1,2 5

Độ phì nhiêu tầng đất

mặt Fe 1 2 3

Thành phần cơ giới Tx 2 1 3

Mức độ xuất hiện gley Gl 4 3 2

Chế độ tiêu Dr 1 2 3

Chuyên rau, màu Loại đất So 4,5,6 2,3 1

Loại sử dụng đất (LUTs) Chỉ tiêu Ký hiệu Mức độ thích hợp S1 S2 S3 N Độ phì nhiêu tầng đất mặt Fe 1 2 3 Thành phần cơ giới Tx 2 1 3

Mức độ xuất hiện gley Gl 4 3 2

Chế độ tiêu Dr 1 2 3

Dâu tằm Loại đất So 6 3,4,5 2 1

Địa hình tương đối To 1,2 3 4 5

Độ phì nhiêu tầng đất

mặt Fe 1 2 3

Thành phần cơ giới Tx 2 1 3

Mức độ xuất hiện gley Gl 4 3 2

Chế độ tiêu Dr 1 2 3

Cây ăn quả Loại đất So 4 2,3 5,6 1

Địa hình tương đối To 1,2 3 4 5

Độ phì nhiêu tầng đất

mặt Fe 1 2 3

Thành phần cơ giới Tx 2 1 3

Mức độ xuất hiện gley Gl 4 2,3

Chế độ tiêu Dr 1 2 3

4.4.3. Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đơn vị đất đai

Để đưa ra định hướng đề xuất vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện làm căn cứ có cơ sở cho các cấp quản lý sử dụng để làm quy hoạch chúng tôi dựa vào tổng hợp các loại sử dụng đất chính của huyện kế hợp với kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai để xác định các đơn vị đất có điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển, chúng tôi đã đưa ra hướng đề xuất theo loại hình sử dụng đất chính như sau:

- Đối với LUT 2 Lúa nước:

Lúa nước được đề xuất ở hầu hết các xã trong địa bàn toàn huyện, được canh tác chủ yếu trên các loại đất phù sa gley, với đặc tính đất có độ phì trung bình đến khá, phân bố trên các dạng địa hình từ vàn đến thấp trũng, đảm bảo được chế độ tưới tiêu. Ngoài ra các LUT cây trồng này có thể bố trí trồng ở các đơn vị đất đai chứa các tổ hợp đất phù sa chua có dạng địa hình từ vàn đến thấp trũng.

- Đối với LUT 2 lúa - màu:

Đối với loại sử dụng đất này được đề xuất trên các tổ hợp đất phù sa đọng nước ít chua, phù sa đọng nước chua và phù sa điển hình ít chua. Nhưng loại địa hình này thường được phân bổ trên dạng địa hình vàn đến vàn cao, đất có độ phì trung bình đến khá và chủ động trong việc tiêu thoát nước. những cây màu được đề xuât trồng trong các LUT này là: Ngô đông, khoai lang đông, khoai tây đông, đậu tương đông... Đối với các kiểu sử dụng đất này được cho là phù hợp với điều kiện đất đai của huyện Tiên Lữ.

Các cây trồng màu được lựa chọn trồng trên các LUT này gồm các cây vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 75)