Thống kê diện tích các đơn vị đất theo đơn vị hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 56 - 60)

TT Ký hiệu Tên FAO-UNESCO-

WRB Tên Việt Nam

TT. Vương Đức Thắng An Viên Cương Chính Dị Chế Hải Triều Hưng Đạo Hoàng Hanh Lệ Xá

1 FLgl.dy Dystri- Gleyic Fluvisol Đất phù sa glây,

chua 70,26 218,71 331,73 385,81 224,74 307,78 345,09 - 401,45

2 FLst.dy Dystri- Stagnic Fluvisol Đất phù sa đọng

nước, chua 32,64 - - - 84,95 - 9,38 - -

3 FLst.eu Eutri- Stagnic Fluvisol Đất phù sa đọng

nước, ít chua - 19,36 16,22 5,15 3,49 - 79,03 - 8,33

4 FLha.dy Dystri- Haplic Fluvisol Đất phù sa điển

hình, chua 3,90 24,15 9,58 7,86 9,87 13,71 19,09 - 8,02

5 FLha.eu Eutri- Haplic Fluvisol Đất phù sa điển

hình, ít chua - - - - - - 5,89 34,97 -

6 FLha.ar Areni- Haplic Fluvisol Đất phù sa điển

hình cơ giới nhẹ - - - 6,58 - - - 237,34 -

Tổng diện tích đất điều tra: 106,80 262,22 357,53 405,40 323,05 321,49 458,48 272,31 417,80 Tổng diện tích đất không điều tra: 120.89 157.83 197,97 233,34 200,05 193,91 219,64 189,79 216,90 Tổng diện tích đất tự nhiên: 227.69 420.05 555,50 638,74 523,10 515,40 678,12 462,10 634,70

Bảng 4.4. Thống kê diện tích các đơn vị đất theo đơn vị hành chính (Tiếp theo)

TT Ký hiệu

Tên FAO- UNESCO- WRB

Tên Việt Nam Minh Phượng Ngô Quyền Nhật Tân Phương Chiểu Tân Hưng Thiện Phiến Thủ Sỹ Thụy Lôi Trung Dũng Tổng cộng

1 FLgl.dy Dystri- Gleyic

Fluvisol

Đất phù sa glây,

chua 199,73 416,18 245,12 33,42 - 219,37 288,81 230,27 332,09 4,250.56

2 FLst.dy Dystri- Stagnic

Fluvisol

Đất phù sa đọng

nước, chua - 16,29 - - - - - - - 143.26

3 FLst.eu Eutri- Stagnic

Fluvisol

Đất phù sa đọng

nước, ít chua - - 120,01 73,85 24,89 3,60 32,64 73,94 1,60 462.11

4 FLha.dy Dystri- Haplic

Fluvisol

Đất phù sa điển

hình, chua 10,86 25,69 4,35 11,43 - 20,48 16,58 3,77 6,45 195.79

5 FLha.eu Eutri- Haplic

Fluvisol

Đất phù sa điển

hình, ít chua - - 16,71 44,89 77,07 3,73 25,05 - - 208.31

6 FLha.ar Areni- Haplic

Fluvisol

Đất phù sa điển

hình cơ giới nhẹ - - - - 161,85 29,76 3,03 28,35 - 466.91

Tổng diện tích đất điều tra: 210,59 458,16 386,19 163,59 263,81 276,94 366,11 336,33 340,14 5,726,94 Tổng diện tích đất không điều tra: 169,41 175,40 175,42 84,51 480,99 200,36 193,89 201,77 157,49 3,569,56 Tổng diện tích đất tự nhiên: 380,00 633,56 561,61 248,10 744,80 477,30 560,00 538,10 497,63 9,296,50

Hình 4.3. Bản đồ đất vùng sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Lữ * Kết quả về số lượng và chất lượng đất của huyện Tiên Lữ * Kết quả về số lượng và chất lượng đất của huyện Tiên Lữ

- Số lượng đất:

Trong tổng số 5.726,94 ha diện tích đất điều tra (DTĐT) của toàn huyện được chia ra các đơn vị đất phụ sau:

- Đất phù sa glây, chua có d ện tích 4.250,56 ha; ch ếm 74,22% DTĐT; - Đất phù sa đọng nước, chua có diện tích 143,26 ha; chiếm 2,50% DTĐT; - Đất phù sa đọng nước, ít chua có diện tích 462,11 ha; chiếm 8,07% DTĐT; - Đất phù sa đ ển hình, chua có d ện tích 195,79 ha; ch ếm 3,42% DTĐT; - Đất phù sa điển hình, ít chua có 208,31 ha; chiếm 3,64% DTĐT;

- Chất lượng đất:

+ Các loại đất nông nghiệp của huyện Tiên Lữ có thành phần cơ giới biến đổi từ limon, limon pha sét và cát đến thịt pha sét. Hầu hết các loại đất đều có dung trọng ở mức trung bình đến cao, dao động từ 1,20 - 1,57 g/cm3. Trong đó loại đất phù sa glây, chua có dung trọng từ cao đến rất cao và theo xu hướng tăng dần theo độ sâu. Độ xốp dao động từ 42 - 52%.

+ Các loại đất có trị số pHKCl dao động trong khoảng từ 3,43-6,91. Trong đó, đất phù sa glây, chua có phản ứng từ rất chua đến chua vừa, các loại đất phù sa còn lại có phản ứng từ chua nhẹ đến trung tính.

+ Các loại đất đều có dung tích hấp thu (CEC) từ trung bình đến cao, CEC thường dao động từ 8,80-21,64 meq/100g đất. Tổng cation trao đổi thường ở mức thấp đến trung bình, trong khoảng 1,22-9,10 meq/100g đất. Độ no bazơ (BS) biến động lớn trong khoảng 7,62-67,27%, riêng nhóm đất phù sa điển hình, ít chua có giá trị BS từ trung bình đến cao.

+ Hàm lượng cacbon hữu cơ (OC)% tổng số trong đất dao động lớn, từ 0,18 - 2,11 % OC; nhưng tính trung bình chỉ khoảng 1,02 % OC; Đạm tổng số trong đất dao động từ thấp đến trung bình, trong khoảng 0,03 - 0,20 % N.

+ Hàm lượng lân tổng số dao động từ đất nghèo lân đến đất có lân trung bình, trong khoảng 0,02 - 0,14% P2O5; hàm lượng lân tổng số của loại đất phù sa glây, chua thường thấp, đất phù sa điển hình có hàm lượng lân tổng số từ trung bình đến giàu; lân dễ tiêu dao động trong khoảng 0,13-28,3 mg P2O5/100g đất.

+ Kali tổng số trong các loại đất đạt trung bình, trong khoảng từ 1,19 - 2,36 % K2O, riêng đất phù sa đọng nước thường có kali tổng số đạt mức thấp đến trung bình. Kali dễ tiêu nghèo, dao động trong khoảng từ 0,55 - 18,02 mg K2O/100g đất, các mẫu đất tầng mặt có hàm lượng kali dễ tiêu đạt từ trung bình đến giàu. Hàm lượng Kali cao hay thấp còn do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhưng chủ yếu là ảnh hưởng của đá mẹ. (Đánh giá đất đai huyện Tiên lữ tỉnh Hưng Yên năm, 2015). 4.3.2. Xác định các yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) được định nghĩa là một vạt hay một khoanh đất có những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất, có cùng điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi ĐVĐĐ có chất lượng đủ để tạo nên một sự khác biệt với các ĐVĐĐ khác nhằm đảm bảo sự thích hợp của chúng với các loại sử dụng đất khác nhau.

Như vậy, không thể có quy định chung về số lượng các chỉ tiêu cũng như số lượng đơn vị đất đai. Việc xác định hoàn toàn phụ thuộc vào sự vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể. Cần cân nhắc lựa chọn để đảm bảo nguyên tắc: không quá khái quát để chỉ ra sự sai khác giữa các đơn vị đất đai, nhưng cũng không quá chi tiết để thấy rõ sự sai khác đó. Khi lựa chọn các yếu tố cần chú ý ưu tiên:

(i) Là các yếu tố và chỉ tiêu có thể kế thừa trong các tài liệu hiện có hoặc có khả năng bổ sung và dễ dàng quan sát được trên thực tế.

(ii) Có thể gộp thành các nhóm yếu tố, chỉ tiêu có mối quan hệ tương đối giống nhau đối với từng loại sử dụng đất.

(iii) Đó là các yếu tố tương đối bền vững, không có triển vọng thay đổi nhanh do các biện pháp quản lý, trừ khi có những biện pháp cải tạo lớn.

Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ phụ thuộc vào phạm vi chương trình đánh giá đất đai như phạm vi vùng, tỉnh thì lựa chọn theo ranh giới hành chính huyện; phụ thuộc vào mối quan hệ giữa yêu cầu đánh giá đất (chi tiết, bán chi tiết, tổng thể...) với tỷ lệ bản đồ và các loại bản đồ cần có.

4.3.3. Xác định và phân cấp các chỉ tiêu của bản đồ đơn vị đất đai

Việc xác định và phân cấp các chỉ tiêu đất đai để xây dựng lên bản đồ đơn vị đất đai được dựa trên:

- Tổng hợp từ kết quả điều tra và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình địa mạo và điều kiện khí hậu thủy văn trên địa bàn huyện Tiên Lữ.

- Việc lựa chọn các chỉ tiêu để phân cấp phải phù hợp với yêu cầu sử dụng đất của từng loại sử dụng đất chính khi đó đánh giá và đối chiếu với số liệu điều tra về thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất và điều kiện tưới tiêu, cân nhắc và lựa chọn các yếu tố để xác định các đơn vị đất đai cho huyện Tiên Lữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 56 - 60)