Một số kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho quy hoạch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 30 - 33)

sử dụng đất ở Việt Nam

Đánh giá đất đai của FAO đang được các nhà khoa học đất triển khai và áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, các nghiên cứu này đã cho thấy tính khả thi cao, vận

dụng phương pháp này được coi là một tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa và mang lại giá trị cao. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá đất đai theo FAO để đánh giá tài nguyên đất ở các cấp khác nhau:

* Cấp Quốc gia

Theo công trình Đánh giá đất đai toàn quốc ở tỷ lệ 1/1000.000 của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (1993 - 1994) đã lựa chọn 7 chỉ tiêu để phân cấp bản đồ đơn vị đất đai gồm có: Thổ nhưỡng (13 loại đất), tầng dày của đấy (3 cấp); Độ dốc (3 cấp); Lượng mưa TB năm (3 cấp); thủy văn nước mặt trong đó có chế độ ngập lụt ( 4 cấp) và xâm nhập mặn (4 cấp); Tưới tiêu (2 cấp); tổng tích ôn (3 cấp). Các tác giả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai riêng cho từng vùng sinh thái ở tỷ lệ 1/250.000, sau đó tổng hợp lên cấp miền ở tỷ lệ 1/500.000. kết quả đã xây dựng được 270 ĐVĐĐ ở Miền Bắc và 196 ĐVĐĐ ở Miền Nam, nhưng do tổng hợp lên toàn quốc thì chỉ còn 373 ĐVĐĐ do sự đồng nhất của một số yếu tố tự nhiên như lượng mưa, chệ độ thủy văn... (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).

* Cấp vùng lãnh thổ

Chương trình đánh giá và đề xuất sử dụng đất đai vùng Tây Bắc đã xây dựng được 230 ĐVĐĐ. Các tác giả thống kê được 157 ĐVĐĐ trên đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng với diện tích 3.246.395 ha. ĐVĐĐ có diện tích nhỏ nhất là 164 ha, lớn nhất là 264.068 ha. Bản đồ ĐVĐĐ vùng Tây Nguyên tỷ lệ 1/250.000 được xây dựng từ 7 chỉ tiêu, gồm: Đất và địa chất, địa mạo, độ dốc, độ dày tầng đất, khả năng tiêu thoát nước, lượng mưa trung bình năm, tổng nhiệt độ (Lê Quang Vịnh, 1998).

* Cấp tỉnh

Vũ Cao Thái (1996), đã đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai xây dựng bản đồ ĐVĐĐ ở tỷ lê 1/50.000 gồm 66 đơn vị bản đồ đất đai dự trên 6 chỉ tiêu (loại hình thổ nhưỡng, khả năng tưới, độ dày tầng đất, độ dốc, xâm nhập mặn, lượng mưa). Các tác giả đã mô tả chi tiết đặc tính của các ĐVĐĐ theo 15 nhóm đất và thống kê diện tích của chúng theo các đơn vị hành chính.

Nguyễn Đình Bồng (1995), đã vận dụng phương pháp đánh giá đất thích hợp của FAO để đánh giá tiềm năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho đất đồi núi trọc Tuyên Quang tỷ lệ 1/50.000 kết quả đánh giá đã xác định và đề xuất

153.172 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đối với đất trống, đồi núi trọc của tỉnh được phân thành 125 ĐVĐĐ trên cơ sở xác định 5 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là: tổ hợp đất, địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, tổng lượng mưa và tổng nhiệt độ/năm. Trong 125 ĐVĐĐ được đưa ra, thì có 70 đơn vị đất đai có nhiều hạn chế đố với sản xuất nông lâm nghiệp, về độ dốc và tầng dày còn lại 55 đơn vị đất đai ít bị hạn chế. Việc khai thác và sử dụng diện tích đất trống đồi núi trọc có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường.

* Cấp huyện

Các chi tiêu phân cấp xây dựng bản đồ ĐVĐĐ huyện Ô Môn - Cần Thơ ở tỷ lệ 1/25.000 được Đặng Kim Sơn (1995), xác định gồm có: Độ sâu tầng đất phèn (4 cấp), độ dày tầng đất mùn (2 cấp), độ sâu ngập nước lũ (3 cấp), thời gian ngập lụt (5 cấp), thời gian kênh nước nhiễm chua (2 cấp).

Theo nghiên cứu của Đoàn Công Quỳ (2000), tổng diện tích đất điều tra của huyện đại từ - Thái Nguyên là 48.801,20 ha bao bồm 680 khoanh và 52 đơn vị đất đai trên cơ sở xác định 8 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm có: nhóm đất, thành phần cơ giới, địa hình tương đối, độ dốc, độ cao, độ dày tầng đất, chế độ tưới tiêu.

Theo nghiên cứu của Đỗ Nguyên Hải (2000), đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh” nghiên cứu đã xác định được 25 ĐVĐĐ trên cơ sở xác định 6 chỉ tiêu phân cấp: Loại đất, thành phần cơ giới, địa hình, độ phì, chế độ tưới và ngập úng.

Từ năm 1998 đến 2008, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tiến hành xây dựng bản đồ ĐVĐĐ ở các tỷ lệ 1/10.000 và 1/25.000 cho nhiều huyện thuộc các tiểu vùng khác trong chương trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã xác định một số các chỉ tiêu chính như sau: loại hình thổ nhưỡng, độ dốc (đối với vùng đồi núi), địa hình tương đối, độ sâu xuất hiện tầng gley (đối với vùng đồng bằng), thành phần cơ giới, khả năng tưới, tiêu, độ phì của đất...(Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2003).

Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả tiền hành trên nhiều đối tượng và phạm vi nghiên ứu khác nhau đã chứng tỏ việc xác định các chỉ tiêu xây dựng ban đồ ĐVĐĐ phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng. Các vùng khác

nhau có số lượng cũng như loại chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ cũng khác nhau. Các chỉ tiêu được lựa chọn phản ánh đặc thù của vùng nghiên cứu đồng thời cũng phản ánh mức độ và phạm vi nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 30 - 33)