Kết quả nghiên cứu về đất sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Lữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 53)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện tiên lữ tỉnh Hưng Yên

4.3.1. Kết quả nghiên cứu về đất sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Lữ

4.3.1.1. Quan điểm phân loại của FAO

Trong quá trình thực hiện công tác phân loại đất huyện Tiên Lữ đã sử dụng 3 cấp phân vị chủ yếu của FAO (Áp dụng theo FAO, 1988; WRB, 1998 và WRB, 2001), gồm:

- Nhóm đất chính (Major Soil Groupings); - Đơn vị đất (Soil Units);

- Đơn vị đất phụ (Soil Subunits).

Tên đất được viết từ trái qua phải, từ cấp phân vị thấp đến cấp phân vị cao, dưới dạng liên từ có gạch nối giữa cấp 3 và 2, ví dụ: Dystri- Gleyic Fluvisol.

Căn cứ các đặc tính cơ bản của từng phẫu diện, đối chiếu với các quy định, định nghĩa của FAO-UNESCO-WRB trên cơ sở chú trọng các chỉ tiêu hình thái và tính chất lý, hóa học của đất đã lựa chọn một số chỉ tiêu cơ bản để tiến hành phân loại đất huyện Tiên Lữ như sau:

- Thành phần cơ giới và sự phân bố của chúng theo độ sâu;

- Độ dày tầng đất và màu sắc của tầng đất theo thang màu Munsell; - Độ sâu xuất hiện tầng glây và độ dày của các tầng chẩn đoán; - Dung tích hấp thu hay khả năng trao đổi cation (CEC);

- Các cation kiềm trao đổi; - Độ no bazơ (BS);

- Hàm lượng cacbon hữu cơ (OC); - Các loại độ chua.

Từ các kết quả nghiên cứu về hình thái phẫu diện và các số liệu phân tích về tính chất lý, hóa học của các phẫu diện và đối chiếu với các quy định, định nghĩa của FAO - UNESCO - WRB, đất NN toàn huyện Tiên Lữ chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa.

4.3.1.2. Kết quả về phân loại đất

Từ các kết quả nghiên cứu, đã xây dựng được bản đồ đất (dự thảo) cho vùng sản xuất nông nghiệp toàn huyện tỷ lệ 1/25.000, dựa trên các cơ sở sau:

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng; + Bản đồ địa hình 1/25.000;

+ Kết quả khoanh vẽ ngoài thực địa trong quá trình điều tra đất; + Kết quả phân loại đất theo FAO-UNESCO-WRB.

Để xây dựng bản đồ đất chính thức, đã tiến hành kiểm tra, phúc tra ngoài thực địa để chỉnh lý, xác định lại tên đất và ranh giới các công-tua đất một cách

chính xác nhất. Sau đó, thông qua hệ thống GIS, tiến hành số hóa và hoàn thiện bản đồ đất vùng sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Bản đồ đất vùng sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên thể hiện đầy đủ các khoanh đất trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000. Các khoanh đất thể hiện các đơn vị bản đồ với cấp phân vị thấp nhất là Đơn vị đất phụ và vị trí của các phẫu diện chính có lấy mẫu phân tích.

Từ bản đồ đất, đã thống kê được diện tích các loại đất đến các đơn vị bản đồ Đơn vị đất phụ và diện tích phân theo đơn vị hành chính (các xã), được trình bày ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Bảng phân loại đất và chú dẫn bản đồ đất huyện Tiên Lữ

Ký hiệu

Tên đất Diện

tích (ha) Tỷ lệ (%)

FAO-UNESCO-WRB VIỆT NAM

FL FLUVISOLS ĐẤT PHÙ SA 5.726,94 100,00

FLgl 1.1. Gleyic Fluvisols Đất phù sa glây 4.250,56 74,22

FLgl.dy 1. Dystri- Gleyic Fluvisol Đất phù sa glây, chua 4.250,56 74,22 FLst 1.2. Stagnic Fluvisols Đất phù sa đọng nước 605,37 10,57 FLst.dy 2. Dystri- Stagnic Fluvisol Đất phù sa đọng nước,

chua 143,26 2,50

FLst.eu 3. Eutri- Stagnic Fluvisol Đất phù sa đọng nước, ít

chua 462,11 8,07

FLha 1.3. Haplic Fluvisols Đất phù sa điển hình 871,01 15,21 FLha.dy 4. Dystri- Haplic Fluvisol Đất phù sa điển hình, chua 195,79 3,42 FLha.eu 5. Eutri- Haplic Fluvisol Đất phù sa điển hình, ít

chua 208,31 3,64

FLha.ar 6. Areni- Haplic Fluvisol Đất phù sa điển hình cơ

giới nhẹ 466,91 8,15

Tổng diện tích điều tra: 5.726,94 100,00

Tổng diện tích không điều tra: 3.569,56

Bảng 4.3. Thống kê diện tích các đơn vị đất theo đơn vị hành chính

TT Ký hiệu Tên FAO-UNESCO-

WRB Tên Việt Nam

TT. Vương Đức Thắng An Viên Cương Chính Dị Chế Hải Triều Hưng Đạo Hoàng Hanh Lệ Xá

1 FLgl.dy Dystri- Gleyic Fluvisol Đất phù sa glây,

chua 70,26 218,71 331,73 385,81 224,74 307,78 345,09 - 401,45

2 FLst.dy Dystri- Stagnic Fluvisol Đất phù sa đọng

nước, chua 32,64 - - - 84,95 - 9,38 - -

3 FLst.eu Eutri- Stagnic Fluvisol Đất phù sa đọng

nước, ít chua - 19,36 16,22 5,15 3,49 - 79,03 - 8,33

4 FLha.dy Dystri- Haplic Fluvisol Đất phù sa điển

hình, chua 3,90 24,15 9,58 7,86 9,87 13,71 19,09 - 8,02

5 FLha.eu Eutri- Haplic Fluvisol Đất phù sa điển

hình, ít chua - - - - - - 5,89 34,97 -

6 FLha.ar Areni- Haplic Fluvisol Đất phù sa điển

hình cơ giới nhẹ - - - 6,58 - - - 237,34 -

Tổng diện tích đất điều tra: 106,80 262,22 357,53 405,40 323,05 321,49 458,48 272,31 417,80 Tổng diện tích đất không điều tra: 120.89 157.83 197,97 233,34 200,05 193,91 219,64 189,79 216,90 Tổng diện tích đất tự nhiên: 227.69 420.05 555,50 638,74 523,10 515,40 678,12 462,10 634,70

Bảng 4.4. Thống kê diện tích các đơn vị đất theo đơn vị hành chính (Tiếp theo)

TT Ký hiệu

Tên FAO- UNESCO- WRB

Tên Việt Nam Minh Phượng Ngô Quyền Nhật Tân Phương Chiểu Tân Hưng Thiện Phiến Thủ Sỹ Thụy Lôi Trung Dũng Tổng cộng

1 FLgl.dy Dystri- Gleyic

Fluvisol

Đất phù sa glây,

chua 199,73 416,18 245,12 33,42 - 219,37 288,81 230,27 332,09 4,250.56

2 FLst.dy Dystri- Stagnic

Fluvisol

Đất phù sa đọng

nước, chua - 16,29 - - - - - - - 143.26

3 FLst.eu Eutri- Stagnic

Fluvisol

Đất phù sa đọng

nước, ít chua - - 120,01 73,85 24,89 3,60 32,64 73,94 1,60 462.11

4 FLha.dy Dystri- Haplic

Fluvisol

Đất phù sa điển

hình, chua 10,86 25,69 4,35 11,43 - 20,48 16,58 3,77 6,45 195.79

5 FLha.eu Eutri- Haplic

Fluvisol

Đất phù sa điển

hình, ít chua - - 16,71 44,89 77,07 3,73 25,05 - - 208.31

6 FLha.ar Areni- Haplic

Fluvisol

Đất phù sa điển

hình cơ giới nhẹ - - - - 161,85 29,76 3,03 28,35 - 466.91

Tổng diện tích đất điều tra: 210,59 458,16 386,19 163,59 263,81 276,94 366,11 336,33 340,14 5,726,94 Tổng diện tích đất không điều tra: 169,41 175,40 175,42 84,51 480,99 200,36 193,89 201,77 157,49 3,569,56 Tổng diện tích đất tự nhiên: 380,00 633,56 561,61 248,10 744,80 477,30 560,00 538,10 497,63 9,296,50

Hình 4.3. Bản đồ đất vùng sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Lữ * Kết quả về số lượng và chất lượng đất của huyện Tiên Lữ * Kết quả về số lượng và chất lượng đất của huyện Tiên Lữ

- Số lượng đất:

Trong tổng số 5.726,94 ha diện tích đất điều tra (DTĐT) của toàn huyện được chia ra các đơn vị đất phụ sau:

- Đất phù sa glây, chua có d ện tích 4.250,56 ha; ch ếm 74,22% DTĐT; - Đất phù sa đọng nước, chua có diện tích 143,26 ha; chiếm 2,50% DTĐT; - Đất phù sa đọng nước, ít chua có diện tích 462,11 ha; chiếm 8,07% DTĐT; - Đất phù sa đ ển hình, chua có d ện tích 195,79 ha; ch ếm 3,42% DTĐT; - Đất phù sa điển hình, ít chua có 208,31 ha; chiếm 3,64% DTĐT;

- Chất lượng đất:

+ Các loại đất nông nghiệp của huyện Tiên Lữ có thành phần cơ giới biến đổi từ limon, limon pha sét và cát đến thịt pha sét. Hầu hết các loại đất đều có dung trọng ở mức trung bình đến cao, dao động từ 1,20 - 1,57 g/cm3. Trong đó loại đất phù sa glây, chua có dung trọng từ cao đến rất cao và theo xu hướng tăng dần theo độ sâu. Độ xốp dao động từ 42 - 52%.

+ Các loại đất có trị số pHKCl dao động trong khoảng từ 3,43-6,91. Trong đó, đất phù sa glây, chua có phản ứng từ rất chua đến chua vừa, các loại đất phù sa còn lại có phản ứng từ chua nhẹ đến trung tính.

+ Các loại đất đều có dung tích hấp thu (CEC) từ trung bình đến cao, CEC thường dao động từ 8,80-21,64 meq/100g đất. Tổng cation trao đổi thường ở mức thấp đến trung bình, trong khoảng 1,22-9,10 meq/100g đất. Độ no bazơ (BS) biến động lớn trong khoảng 7,62-67,27%, riêng nhóm đất phù sa điển hình, ít chua có giá trị BS từ trung bình đến cao.

+ Hàm lượng cacbon hữu cơ (OC)% tổng số trong đất dao động lớn, từ 0,18 - 2,11 % OC; nhưng tính trung bình chỉ khoảng 1,02 % OC; Đạm tổng số trong đất dao động từ thấp đến trung bình, trong khoảng 0,03 - 0,20 % N.

+ Hàm lượng lân tổng số dao động từ đất nghèo lân đến đất có lân trung bình, trong khoảng 0,02 - 0,14% P2O5; hàm lượng lân tổng số của loại đất phù sa glây, chua thường thấp, đất phù sa điển hình có hàm lượng lân tổng số từ trung bình đến giàu; lân dễ tiêu dao động trong khoảng 0,13-28,3 mg P2O5/100g đất.

+ Kali tổng số trong các loại đất đạt trung bình, trong khoảng từ 1,19 - 2,36 % K2O, riêng đất phù sa đọng nước thường có kali tổng số đạt mức thấp đến trung bình. Kali dễ tiêu nghèo, dao động trong khoảng từ 0,55 - 18,02 mg K2O/100g đất, các mẫu đất tầng mặt có hàm lượng kali dễ tiêu đạt từ trung bình đến giàu. Hàm lượng Kali cao hay thấp còn do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhưng chủ yếu là ảnh hưởng của đá mẹ. (Đánh giá đất đai huyện Tiên lữ tỉnh Hưng Yên năm, 2015). 4.3.2. Xác định các yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) được định nghĩa là một vạt hay một khoanh đất có những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất, có cùng điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi ĐVĐĐ có chất lượng đủ để tạo nên một sự khác biệt với các ĐVĐĐ khác nhằm đảm bảo sự thích hợp của chúng với các loại sử dụng đất khác nhau.

Như vậy, không thể có quy định chung về số lượng các chỉ tiêu cũng như số lượng đơn vị đất đai. Việc xác định hoàn toàn phụ thuộc vào sự vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể. Cần cân nhắc lựa chọn để đảm bảo nguyên tắc: không quá khái quát để chỉ ra sự sai khác giữa các đơn vị đất đai, nhưng cũng không quá chi tiết để thấy rõ sự sai khác đó. Khi lựa chọn các yếu tố cần chú ý ưu tiên:

(i) Là các yếu tố và chỉ tiêu có thể kế thừa trong các tài liệu hiện có hoặc có khả năng bổ sung và dễ dàng quan sát được trên thực tế.

(ii) Có thể gộp thành các nhóm yếu tố, chỉ tiêu có mối quan hệ tương đối giống nhau đối với từng loại sử dụng đất.

(iii) Đó là các yếu tố tương đối bền vững, không có triển vọng thay đổi nhanh do các biện pháp quản lý, trừ khi có những biện pháp cải tạo lớn.

Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ phụ thuộc vào phạm vi chương trình đánh giá đất đai như phạm vi vùng, tỉnh thì lựa chọn theo ranh giới hành chính huyện; phụ thuộc vào mối quan hệ giữa yêu cầu đánh giá đất (chi tiết, bán chi tiết, tổng thể...) với tỷ lệ bản đồ và các loại bản đồ cần có.

4.3.3. Xác định và phân cấp các chỉ tiêu của bản đồ đơn vị đất đai

Việc xác định và phân cấp các chỉ tiêu đất đai để xây dựng lên bản đồ đơn vị đất đai được dựa trên:

- Tổng hợp từ kết quả điều tra và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình địa mạo và điều kiện khí hậu thủy văn trên địa bàn huyện Tiên Lữ.

- Việc lựa chọn các chỉ tiêu để phân cấp phải phù hợp với yêu cầu sử dụng đất của từng loại sử dụng đất chính khi đó đánh giá và đối chiếu với số liệu điều tra về thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất và điều kiện tưới tiêu, cân nhắc và lựa chọn các yếu tố để xác định các đơn vị đất đai cho huyện Tiên Lữ.

Bảng 4.5. Các yếu tố đơn tính xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Nhóm yếu tố Yếu tố lựa chọn Ký hiệu

Yếu tố thổ nhưỡng

1. Loại đất So

2. Thành phần cơ giới Tx

3. Mức độ xuất hiện tầng glây Gl

4. Độ phì nhiêu tầng đất mặt Fe

Yếu tố địa hình 5. Địa hình tương đối To

4.3.4. Xây dựng bản đồ đơn tính

4.3.4.1. Xác định và phân cấp các chỉ tiêu của bản đồ đơn tính

Bản đồ đơn tính là bản đồ thể hiện các đặc tính, tính chất khác nhau của đất, chúng được mã hóa và phân cấp căn cứ vào hướng của FAO, áp dụng phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn huyện Tiên Lữ Tỉnh Hưng Yên.

Bảng 4.6. Bảng phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Chi tiêu Phân cấp Ký hiệu

Loại đất

Đất phù sa glây, chua So1

Đất phù sa đọng nước, chua So2

Đất phù sa đọng nước, ít chua So3

Đất phù sa điển hình, chua So4

Đất phù sa điển hình, ít chua So5

Đất phù sa điển hình, cơ giới nhẹ So6 Thành phần cơ giới

Thịt nặng Tx1

Thịt trung bình Tx2

Thịt nhẹ Tx3

Mức độ xuất hiện tầng gley

Glây nông (0 - 30 cm) Gl1 Glây trung bình (30 - 70 cm) Gl2 Glây sâu (>70 cm ) Gl3 Không glây N Độ phì nhiêu tầng đất mặt Cao Fe1 Trung Bình Fe2 Thấp Fe3

Địa hình tương đối

Cao To1

Vàn cao To2

Vàn To3

Vàn thấp To4

Trũng To5

Khả năng tiêu thoát nước

Tiêu thoát tốt Dr1

Tiêu trung bình Dr2

Tiêu chậm Dr3

Kết quả lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được tổng hợp từ các chỉ tiêu đơn tính như trên sẽ được làm rõ lý do lựa chọn các chỉ tiêu nói trên phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.

a. Loại đất

Loại đất là một yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của một vạt đất. Loại đất đã chứa hàng loạt chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của đất. Loại

đất còn cho ta khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng với mức độ tốt, xấu tương đối. Mỗi loại đất được xác định và hành thành nên là do tác động của quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng nghiên cứu do đó nó có tính đặc trưng riêng biệt.

Trong nghiên cứu này, bản đồ đất huyện Tiên Lữ được phân loại chi tiết tới cấp phân vị thứ 3 (Đơn vị đất phụ) theo FAO-UNESCO-WRB trong hệ thống phân loại. Kết quả có 06 đơn vị đất phụ đã được sử dụng trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Tiên Lữ ở tỷ lệ 1/25.000 (Bảng 4.6).

b. Thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho cây trồng phát triển bộ rễ, có liên quan đến mức độ thoáng khí, tốc độ thấm và ảnh hưởng trực tiếp đến khâu làm đất. tiêu thoát nước là cơ sở để đánh giá xem đất có phù hợp và sử dụng tốt đối với 2 nhóm cây chính là lúa nước và cây trồng cạn trên địa bàn huyên Tiên Lữ.

Trên cơ sở điều tra khảo sát lấy mẫu ngoài thực địa về phân tích, từ số liệu phân tích về thành phần cấp hạt cát, limon, sét, đối chiếu với tiêu bản chúng tôi đã xây dựng bản đồ đơn tính cho huyện Tiên Lữ, thành phần cơ giới được chưa làm 3 cấp ở tỷ lệ bản đồ 1/25.000 dựa theo bảng phân cấp thành phần cơ giới của FAO và tổng hợp thể hiện theo ở (Bảng 4.6).

c. Mức độ xuất hiện gley

Liên quan đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ cây trồng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo thành năng suất cho cây, đặc biệt là những loại cây rau màu lấy củ trên địa bàn huyện Tiên Lữ như: khoai lang, khoai tây và cây lâu năm,...

Dựa vào kết quả của bản đồ đất, với diện tích tổ hợp đất phù sa glây của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 53)